- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ đưa cho con gái 2 tuổi nghịch điện thoại và cái kết khiến mẹ phải "cười ra nước mắt"
Người mẹ không ngờ được việc mình đưa điện thoại cho con gái 2 tuổi nghịch đã khiến cô rơi vào tình huống dở khóc dở cười.
- Phụ huynh và GVCN trường Gateway không có số điện thoại của nhau, mọi phản hồi đều thực hiện thông qua MXH của trường
- Loạt tuyệt chiêu cai nghiện điện thoại hay ho của các phụ huynh Tây, cha mẹ Việt rất nên tham khảo
- Những hậu quả đau lòng khi cho trẻ sử dụng điện thoại: 2 tuổi cận 9 độ rưỡi, 13 tuổi phát điên vì chơi điện thoại quá nhiều
Người mẹ không ngờ được việc mình đưa điện thoại cho con gái 2 tuổi nghịch đã khiến cô rơi vào tình huống dở khóc dở cười.
Đó là câu chuyện "đắng lòng" của cô Isabella, người Mỹ. Trước khi đưa điện thoại cho con gái chơi, Isabella đang mở mục nội thất trong Amazon để xem. Khi cô con gái Rayna liên tục: "Mẹ ơi, điện thoại. Mẹ ơi, điện thoại", Isabella đưa luôn cho con.
Bé Rayna vô tình đặt hàng trên Amazon khi nghịch điện thoại của mẹ.
Bà mẹ hai con không hề hay biết gì cho tới khi nhân viên của hãng Amazon thông báo món đồ đang trên đường về nhà cô. Khi nhận được tin báo chiếc ghế sofa mà cô đặt đang trên đường tới nhà, Isabella sốc vì tưởng mình mua đồ trong khi ngủ.
Isabella nhớ trước khi đưa điện thoại cho con cô không hề nhấp vào nút mua sản phẩm nào vậy thì "thủ phạm" chỉ có thể là cô con gái 2 tuổi Rayna khi nghịch điện thoại của mẹ.
Isabella ngay lập tức tìm cách hủy đơn hàng, nhưng đã muộn bởi ghế đã được chở tới ngay cổng nhà cô lúc đó. Không còn cách nào khác, cô đành phải rao bán lại và chấp nhận lỗ.
Cô bé háo hức chạy ra xem món hàng mình đặt trên mạng đã được đem tới nhà.
May mắn là khi biết sự việc, Amazon đã cho cô hoàn lại tiền đầy đủ thậm chí còn cho phép cô giữ lại món hàng hoặc tặng nó cho bất kỳ ai. Hãng này cũng thông báo để đảm bảo không có lần đặt hàng dở khóc dở cười tái diễn một lần nữa, họ đã vô hiệu hóa tính năng nhấp 1 lần khi mua hàng trên tài khoản của cô.
Câu chuyện của Isabella nhằm cảnh tỉnh cho những ông bố bà mẹ hay đưa điện thoại cho con dùng: "Hãy chắc chắn tất cả các ứng dụng trên điện thoại được đóng trước khi đưa cho con, mật khẩu mở bất kỳ ứng dụng nào cũng nên dùng vân tay bởi vì trẻ em thông minh hơn bạn tưởng" – Isabella nói.
Hơn nữa đây cũng là bài học cho bố mẹ về tác hại của điện thoại khi cho con trẻ sử dụng. Ngoài những tác động không tốt tới mắt, thì nó còn có thể gây ra thiệt hại tài chính như trên.
Tốt hơn hết, với trẻ em lứa tuổi nhi đồng không nên dùng điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử khác như ipad, máy tính, tivi. Thậm chí cả các bạn ở tuổi thiếu niên cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị nói trên. Ở lứa tuổi từ 2-6, dùng điện thoại thông minh nhiều sẽ khiến bé coi đó là một thói quen không thể thiếu, gây ra chứng nghiện điện thoại, ảnh hưởng xấu tới thị lực của bé.
Ở tuổi đi học từ 6 tuổi đến thiếu niên, dùng smart phone còn làm chúng mất tập trung, không còn thời gian học tập. Dùng điện thoại nhiều cũng khiến con bị căng thẳng và dễ gây ra mệt mỏi, không còn sức để vui chơi, học tập nữa… Chưa kể, khi dùng smart phone, con bạn sẽ rơi vào một thế giới ảo đầy hỗn loạn và khó kiểm soát với vô số những nguy hiểm khó lường.
Tác hại của smart phone là vô cùng to lớn, vậy nên khi trẻ còn nhỏ, nhất định bố mẹ không cho con chạm tới điện thoại, máy tính. Khi con ở tuổi đi học, càng hạn chế được bao nhiêu càng tốt.
Bố mẹ nên tâm sự giảng giải cho con về tác hại của điện thoại cũng như có biện pháp hợp lý trong việc sử dụng điện thoại như khống chế thời gian sử dụng 1 ngày (tối đa 1 tiếng), giúp con hứng thú với những hoạt động thể thao vào những lúc rảnh rỗi để vừa nâng cao sức khỏe thể chất vừa không trở thành nô lệ của điện thoại.
Theo Helino
- Giáo dục2 giờ trướcHầu hết các trường học viện, đại học trên địa bàn TP. Hà Nội đã tiến hành dọn dẹp vệ sinh, phun khử khuẩn lớp học, ký túc xá để đón sinh viên quay trở lại học tập bình trường vào ngày 8/3 tới.
- Giáo dục3 giờ trước Nếu tiếng Anh không còn là môn học chính, học sinh có thể dành thời gian cho các lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao, mỹ thuật...
- Giáo dục22 giờ trướcCô giáo chủ nhiệm đăng clip cảnh hàng chục học sinh lớp 9 cầm lon bia hô “1, 2, 3, zô” chúc tụng nhau. Cô giáo không ngăn cản mà còn cổ vũ, kích động chúng uống bia.
- Giáo dục1 ngày trướcMột học sinh trường THPT Nguyễn Văn Linh (TP.HCM) phát hiện gián trong phần cơm trưa. Nhà trường đã kiểm tra nhưng không biết nguyên nhân từ đâu.
- Giáo dục2 ngày trướcNgày 3/3, đoạn clip ghi lại cảnh một nam sinh bị 3 học sinh khác đấm đá túi bụi trong khu nhà vệ sinh khiến cộng đồng mạng xôn xao.
- Giáo dục3 ngày trướcĐại diện Bộ GD-ĐT vừa lý giải về nghĩa của từ “bắt buộc” trong quyết định thí điểm đưa môn Tiếng Hàn trở thành một trong các môn Ngoại ngữ 1.
- Giáo dục3 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/2/2021.
- Giáo dục3 ngày trướcCứ ngỡ "drama" này chỉ có 2 nhân vật tham gia nhưng dần dần, nhiều tên tuổi lớn trong làng Vật Lý cũng góp mặt, tranh cãi sôi nổi.
- Giáo dục4 ngày trướcSở GD-ĐT Hải Dương vừa có công văn về việc tổ chức dạy và học sau cách ly xã hội toàn tỉnh.