- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nam sinh gây phẫn nộ khi đuổi bố về khi ông lặn lội lên thành phố thăm: Lên làm gì, học đại học bận lắm, đi đi về về phiền chết đi được
Ngay sau khi bài đăng được đăng tải, cư dân mạng đã phẫn nộ trước hành động không hay ho của cậu con trai đang học Đại học này.
Ngay sau khi bài đăng được đăng tải, cư dân mạng đã phẫn nộ trước hành động không hay ho của cậu con trai đang học Đại học này.
Ngày con cái đỗ đại học, người bố người mẹ nào cũng mừng rơi nước mắt. Nhưng việc con cái lên thành phố đi học đồng nghĩa với việc thời gian bố mẹ ngoài đồng ruộng nhiều hơn. Cái lưng bố còng hơn, dáng mẹ gầy hơn, nhưng họ chưa từng một lời kêu ca, than thở.
Con cái lên đại học, xa nhà có khi cả năm mới về một hai lần, người bố người mẹ nào mà chẳng nhớ. Chắt chiu từng đồng gửi hằng tháng lên cho con, rồi gửi nào gạo, thức ăn sạch từ quê lên cho con đỡ tiền chợ búa đắt đỏ trên thành phố.
Ấy vậy mà mới đây câu chuyện của anh chàng sinh viên này lại đi ngược với tất cả điều đó, tình thương của bố mẹ dành cho cậu bạn chỉ là những đồng tiền chu cấp hằng tháng, còn muốn lên thăm con cái "còn khó hơn cả hái sao trên trời".
Câu chuyện cụ thể được đăng tải trên trang Bách Kinh Xây confession như sau:
"Thằng bạn cùng phòng tôi nghe điện thoại của bố - Thôi bố đừng lên nữa. Con không có nhà đâu. Lạ thật! Cứ đòi lên. Con bận lắm, học hành thi cử rồi đi làm! Bố lên đây con không đi đón được đâu! Nghe đâu bố nó muốn lên thăm. Tôi không học cùng nó nhưng nhà ngay sát nhau. Bố mẹ nó đi làm thuê quanh năm bươn trải kiếm tiền nuôi một đứa con trai duy nhất. Lên Đại học nó lười biếng, nợ môn như chúa chổm rồi còn đi nuôi người yêu. Con người yêu nó xinh lắm nhưng thích đào mỏ. Thằng này có bao nhiêu tiền thì đổ hết vào người yêu, bị cắm sừng bao nhiêu lần vẫn tha thứ rồi hứa sẽ bỏ học đi làm nuôi người yêu. Bố mẹ nó có mỗi thằng con trai nên thương lắm, tuần nào cũng gửi đồ ăn từ quê lên nuôi con, tháng gửi cho nó 5-6 triệu gọi là tiêu vặt. Bố mẹ tôi kể là hai bác vất vả lắm, bữa cơm chỉ ăn rau với cua ốc mò sông… Nghĩ mà thương! Trưa hôm qua bác lặn lội lên Hà Nội, bác đi xe ôm còn bị lừa mất 100k. Lên đến nơi mặt bác đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại còn tha thêm một bao gạo to. Vừa lên đến nơi bác đã vội hỏi: - "Thằng P nhà bác đâu cháu? Dạo này nó chểnh mảng chơi bời không?" Tôi rót nước cho bác rồi nói dối để an ủi. Đến chiều thì nó về, vừa nhìn thấy bố nó đã nhăn nhó: - "Con bảo bố rồi, lên làm gì? Con bận lắm đi đi về về phiền chết đi được". Xong, nó nghe điện thoại của người yêu: - "Em à, ừ, anh đây, chờ anh một chút nhé, anh đến ngay đây!". Rồi không nói không rằng nó bỏ đi theo người yêu. Tôi nấu cơm chiều cho bác nhưng bác không muốn ăn, bác lủi thủi lên gác xép - chỗ thằng P. ngủ rồi nghe tiếng bác thổn thức trên đó cả đêm… Tội nghiệp bác! Cả đời hi sinh vì con mà giờ bị nó bỏ mặc không thương tiếc…". |
Ngay sau khi bài đăng được đăng tải đã gây ra một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ từ cư dân mạng dành cho nam sinh khi không biết yêu thương bố mẹ. Với những ông bố bà mẹ, ngày con đỗ đại học, mỉm cười tự hào nhưng thoáng trên gương mặt hốc hác là nỗi lo tiền đóng học cho con. Là đôi mắt thâm quầng của mẹ chuẩn bị cho ngày con trai lên đường nhập trường. Ông bố ở quê vẫn thường hay giật mình mỗi khi nhìn tờ lịch trên tường gần hết tháng.
Có những người bố chỉ mong mỗi tháng có thêm một ngày ít ỏi để có thêm thời gian làm lụng dành dụm tiền gửi cho con. Ngay cả trong giấc mơ họ vẫn đau đáu với những khoản học phí, khoản chi tiêu đắt đỏ nơi phố xá thị thành của con cái. Kề cận ngày gửi lên mà chưa đủ tiền kiểu gì bố mẹ cũng mất ăn mất ngủ, chạy vạy vay mượn để gửi lên.
Vậy mà nam sinh này lại đối xử với bố mình như vậy. Bạn nghĩ sao về hành động này của nam sinh?
Theo Helino
- Giáo dục9 giờ trướcĐề thi tham khảo đang được rà soát để công bố trong tháng 3-2021 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Giáo dục12 giờ trướcHọc viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân dạy học online thêm một tuần trong khi một số trường sẽ đón sinh viên trở lại từ ngày 8/3.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuGiáo dục1 ngày trướcUBND thành phố Hải Phòng vừa ra công văn hỏa tốc về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh do dịch Covid-19.
- Giáo dục1 ngày trướcHầu hết các trường học viện, đại học trên địa bàn TP. Hà Nội đã tiến hành dọn dẹp vệ sinh, phun khử khuẩn lớp học, ký túc xá để đón sinh viên quay trở lại học tập bình trường vào ngày 8/3 tới.
- Giáo dục1 ngày trước Nếu tiếng Anh không còn là môn học chính, học sinh có thể dành thời gian cho các lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao, mỹ thuật...
- Giáo dục2 ngày trướcCô giáo chủ nhiệm đăng clip cảnh hàng chục học sinh lớp 9 cầm lon bia hô “1, 2, 3, zô” chúc tụng nhau. Cô giáo không ngăn cản mà còn cổ vũ, kích động chúng uống bia.
- Giáo dục2 ngày trướcMột học sinh trường THPT Nguyễn Văn Linh (TP.HCM) phát hiện gián trong phần cơm trưa. Nhà trường đã kiểm tra nhưng không biết nguyên nhân từ đâu.
- Giáo dục3 ngày trướcNgày 3/3, đoạn clip ghi lại cảnh một nam sinh bị 3 học sinh khác đấm đá túi bụi trong khu nhà vệ sinh khiến cộng đồng mạng xôn xao.
- Giáo dục4 ngày trướcĐại diện Bộ GD-ĐT vừa lý giải về nghĩa của từ “bắt buộc” trong quyết định thí điểm đưa môn Tiếng Hàn trở thành một trong các môn Ngoại ngữ 1.