Những bài toán Tiểu học tưởng dễ nhưng lại khiến cả cộng đồng mạng thế giới bó tay chịu thua

Bạn có chắc là mình thông minh bằng học sinh Tiểu học chứ?

Bạn có chắc là mình thông minh bằng học sinh Tiểu học chứ?

Toán học thú vị lắm. Không đơn thuần chỉ là 1+1=2, Toán còn có những bí ẩn buộc người đọc phải cực kỳ thông minh và vận dụng óc tư duy cao độ mới có thể giải được.

Nếu bạn nghĩ Toán bậc Tiểu học đơn giản chỉ có cộng trừ nhân dễ như ăn kẹo chia thì bạn đã lầm. Nhiều trường hợp đã chứng minh rằng bạn không minh bằng học sinh lớp 5 đâu nhé.

Tờ The Guardian của Anh từng đăng tải 2 bài toán trong chương trình học của học sinh lớp 1 tại Hong Kong để thách đố mọi người giải được trong thời gian cho phép là 20 giây.

Bài toán 1: Bạn hãy tìm ra hình khác biệt với những hình còn lại trong bức ảnh dưới đây? Giải thích vì sao?

Bài toán 2: Chiếc ô tô đang đỗ ở số bao nhiêu? Bạn có 20 giây để giải bài toán này!

Biên tập viên Alex Bellos cho biết đây là bài toán nằm trong đề thi tuyển sinh vào lớp 1 của trường tiểu học Hong Kong.

Tạp chí The Guardian sau đó đã phải đăng tải lời giải cho 2 câu đố hóc búa này như sau:

Câu trả lời của cô Tanya, tác giả câu đố là hình nào ít các yếu tố nhất sẽ là hình đặc biệt nhất, đó là hình vuông đỏ có viền ở ngoài cùng bên trái, nó khác biệt vì nó quá bình thường khi đứng cạnh những hình còn lại.

Tuy nhiên, The Guardian cũng phân tích rằng với những câu đố dạng "Cái gì khác biệt" được đưa ra với mục đích dùng để trau dồi tư duy sáng tạo của mỗi người. Kết quả mỗi người đưa ra sẽ khác nhau dựa trên sự phân tích lập luận. Bài Toán trên cũng không có câu trả lời đúng duy nhất, miễn là học sinh có lập luận, giải thích phù hợp.

Câu thứ 2 cực đơn giản, lật ngược hình lại bạn sẽ thấy ngay câu trả lời là 87.

Mới đây, tài khoản Reddit Dusty Sappington cũng đã đăng tải đề bài của một học sinh 8 tuổi lên diễn đàn Reddit:

Mất đi VÀI viên từ 15 viên bi sẽ còn mấy viên? Bạn biết không?

Hàng trăm dân mạng đã đua nhau vào trả lời rằng mất Vài viên thì sẽ còn Vài viên, hay số viên bi còn lại ít hơn 15 hoặc đưa ra 15 trường hợp khác nhau để có kết quả. 

Mẹ của bé gái có bài tập về nhà hết sức khó hiểu này cũng băn khoăn không biết liệu đây có phải là lỗi in ấn không?

The Guardian cũng từng đăng bài toán của 1 học sinh Việt Nam 8 tuổi lên để đánh đố độc giả.

Theo bài toán, người giải cần phải điền vào khoảng trống các số từ 1 tới 9 để hoàn thiện phép toán có kết quả bằng 66.

"Bài toán con rắn" là biệt danh mà các biên tập viên của Guardian đặt tên cho câu đố về toán học này, đây là bài toán trong đề ôn tập thi cuối kỳ của một em học sinh lớp 3 sống ở Lâm Đồng, Việt Nam.

Tiêu đề bài báo trên tạp chí The Guardian

Lời giải của tác giả Alex Bellos trên tờ The Guardian

Bài toán được đưa về dưới dạng phương trình như sau:

a + (13b/c) + d + 12e – f – 11 + (gh/i) – 10 = 66

Yêu cầu phải tìm đủ các số a, b, c, d, e, f, g, h, i chỉ dựa trên gợi ý duy nhất là chúng là các số từ 1 đến 9.

Rút gọn phương trình như sau:

a + (13b/c) + d +12e – f + (gh/i) = 66 + 11 + 10 = 87

hay

a + d – f + (13b/c) + 12e + (gh/i) = 87

Giả định rằng b/c và gh/i là số nguyên và chúng ta không muốn 13b/c quá lớn.

Để 13b/c nhỏ nhất có thể, 1 độc giả đã cho b = 2, c = 1.

Từ đó, ta được:

a + d – f + 26 +12e + (gh/i) = 87

hay

a + d – f + 12e + (gh/i) = 61

Vậy các ẩn số còn lại sẽ từ 3 tới 9, trong đó có 3, 5, 7 là các số nguyên tố.

Cho a = 3, d = 5 và f = 7.

Ta có:

3 + 5 – 7 + 12e + (gh/i) = 61

Hay

12e + (gh/i) = 60

Các số còn lại là 4, 6, 8, 9.

Lúc này, ta thử các ẩn số vào các số còn lại 4, 6, 8, 9 thì được một kết quả hợp lý là:

e = 4

g = 9

h = 8

i = 6

48 + (72/6) = 48 + 12 = e + (gh/i) = 60.

(Nguồn: Diễn đàn Dạy Toán học - Vietnammaths)


Theo Zing


bài toán hay

toán học

bài toán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.