- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những gương mặt đi vào huyền thoại của Đường lên đỉnh Olympia, ai cũng nhớ mặt đặt tên
Dù về nước cống hiến hay ở lại nước ngoài, sau nhiều năm, mỗi khi nhắc đến những nhân vật Đường lên đỉnh Olympia này ai cũng nhớ.
- Nam sinh đẹp trai như soái ca, chiến thắng liên tiếp tại Đường lên đỉnh Olympia gây bão mạng, liên tục được xin info
- Câu hỏi khó nhất Đường lên đỉnh Olympia "hạ gục" các thí sinh, đáp án đưa ra khiến tất cả vỡ òa
- Nam sinh Trần Phú lập kỷ lục điểm số chung cuộc cao ngất ngưởng ở Đường lên đỉnh Olympia
Dù về nước cống hiến hay ở lại nước ngoài, sau nhiều năm, mỗi khi nhắc đến những nhân vật Đường lên đỉnh Olympia này ai cũng nhớ, vì họ là một phần tuổi thơ, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng bao thế hệ khán giả.
Với học sinh, Đường lên đỉnh Olympia là chương trình gắn bó nhất, là cuộc chơi tri thức đỉnh cao mà ai cũng khao khát. Thời đi học, những nhân vật được dự thi Olympia đã là một tấm gương sáng ngời ngời, ai mà nhận được vòng nguyệt thì được xếp vào hàng huyền thoại của trường, của tỉnh, của thành phố. Olympia giống như một đỉnh núi nhiều người muốn chinh phục, trải qua gần 20 năm, sức nóng của chương trình vẫn không hề thuyên giảm. Tuy nhiên, không phải nhân vật nào tham gia chương trình cũng để lại dấu ấn sâu đậm, trong ký ức của thế hệ 8x, 9x chỉ có vài ba nhân vật ảnh hưởng sâu sắc nhất.
Khi ấy Facebook chưa phát triển như bây giờ nhưng chỉ qua 60 phút phát sóng trên tivi, những cái tên như Phan Mạnh Tân, Nguyễn Thành Vinh, Trần Ngọc Minh, Lương Phương Thảo, Võ Văn Dũng, Đỗ Lâm Hoàng, Lê Vũ Hoàng, Lê Viết Hà, Hồ Ngọc Hân, Phan Minh Đức, Đặng Thái Hoàng... vẫn để lại trong lòng người xem những ấn tượng đẹp về sự thông minh, tài năng, giỏi giang.
Tính đến hết năm thứ 18, có tất cả 52 trường trên toàn quốc đã có thí sinh tham dự trận chung kết năm, trong đó có 15 trường có thí sinh vô địch, 16 trường có thí sinh á quân và 31 trường có thí sinh giành hạng ba. Có 11 trường đã có nhiều hơn một thí sinh tham dự trận chung kết, và có 3 trường có nhiều hơn một thí sinh vô địch, đó là Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học - Huế (Thừa Thiên - Huế), Trung học Phổ thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long) và Trung học Phổ thông Hòn Gai (Quảng Ninh).
Trần Ngọc Minh - Quán quân năm đầu tiên
Chị Trần Ngọc Minh là nhà vô địch đầu tiên của chương trình Đường lên đỉnh Olympia vào năm 2000. Khi đó, chị Minh là một học sinh ưu tú của trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long.
Chị Ngọc Minh sau đó du học tại trường ĐH Swinburne, Australia với học bổng 35.000$ của nhà tài trợ. Tại đây, chị Ngọc Minh cũng đã làm rạng danh Việt Nam khi hoàn thành xuất sắc Chương trình Kỹ sư chuyên ngành Viễn thông và Công nghệ Thông tin và là một trong số ít những người tiếp tục nhận được học bổng toàn phần cho Chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ chuyên ngành Mạng Thông tin của ĐH Kỹ thuật Swinburne.
Nguyễn Thành Vinh - Á quân năm đầu tiên
Anh Nguyễn Thành Vinh về nhì đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc cho khán giả khi làm tốt vai diễn Nam thư sinh trong Phía trước là bầu trời.
Sau Olympia năm ấy, chàng trai chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa tự xin học bổng của chính phủ Úc và bắt đầu còn đường du học, trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam ở nước ngoài.
Thành Vinh được đạo diễn Đỗ Thanh Hải mời vào vai Nam trong thời gian anh đang rảnh rỗi chờ thủ tục qua Úc du học. Anh từng nói: "Đóng phim khó hơn leo lên đỉnh Olympia".
Phan Mạnh Tân - Quán quân năm thứ 2
Phan Mạnh Tân - anh chàng điển trai của trường THPT Chuyên Hà Tĩnh (thời đó là THPT Năng Khiếu Hà Tĩnh) là nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 2. Cũng như chị Minh, anh Phan Mạnh Tân du học ngay sau đó tại trường ĐH Swinburne.
Sau 12 năm học tập và làm việc tại Úc, hiện tại, anh Phan Mạnh Tân đã lập gia đình và ổn định cuộc sống. Anh cũng đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sỹ và đã đi làm ở công ty IBM, Melbourne, Australia.
Nguyễn Thái Bảo - giải Nhì năm 2005
Anh Nguyễn Thái Bảo là người về Nhì năm thứ 5 (2005). Anh cũng thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình trực tiếp về cho Quốc học Huế là Thái Bảo. Đến năm 2009, Thái Bảo trở thành Quán quân cuộc thi Rung chuông vàng. Anh tốt nghiệp loại giỏi ngành Bác sĩ Đa Khoa. Hiện tại, anh đang là bác sĩ kiêm giảng viên của ĐH Y Dược Huế.
Anh Thái Bảo không phải là người chiến thắng và chỉ về đích ở vị trí thứ 2, nhưng ấn tượng về cậu học trò tới từ chuyên Quốc học Huế lúc đó để lại rất sâu sắc.
Lê Vũ Hoàng - Quán quân năm thứ 6
Anh Lê Vũ Hoàng - Trung học Phổ thông Số 1 Bố Trạch, Quảng Bình cũng là một trong những nhà vô địch để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Hoàng tham dự cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" trong hoàn cảnh hết sức éo le khi mẹ liên tục bị ốm phải nằm viện, nhà lại nghèo, tiền chữa chạy không có. Gạt nước mắt, cậu học trò Lê Vũ Hoàng đã lần lượt chinh phục hết các cuộc thi Tuần, Tháng, Quý và trở thành Nhà vô địch, mang vòng nguyệt quế vinh quang về làm món quà quý giá nhất tặng cho mẹ. Rất may, sau cuộc thi chung kết năm, mẹ của Hoàng đã được phẫu thuật thành công.
Anh Hoàng cũng du học ĐH Swinburne, Australia, đã hoàn thành nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ và hiện đã kết hôn và sinh sống tại Úc.
Huỳnh Anh Vũ - Quán quân năm thứ 8
Năm 2008, Huỳnh Anh Vũ giành vòng nguyệt quế chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 8, được học bổng vào học tại ĐH Swinburne, Úc. Tháng 6/2012, Vũ tốt nghiệp loại giỏi. Tháng 8/2012, Vũ là 1 trong 2 sinh viên hiếm hoi được giữ lại trường và chính thức tham gia giảng dạy 2 môn kinh tế vĩ mô và kế toán doanh nghiệp.
Hồ Ngọc Hân - Quán quân năm thứ 9
Chàng trai với "Nụ cười thiên thần" Hồ Ngọc Hân (trường THPT Quốc học Huế) giành Vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 với số điểm 245.
Anh Ngọc Hân là thủ khoa khối B, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM. Sau khi nhận được suất học bổng du học, anh Hân trở thành sinh viên ĐH Swinburne, Australia và học lên tiến sĩ để theo đuổi giấc mơ nghiên cứu khoa học.
Bùi Tứ Quý - giải III năm thứ 9
Anh Bùi Tứ Quý thi cùng năm với anh Hồ Ngọc Hân và giành giải 3. Sau đó anh Quý theo học tại ĐH Ngoại thương, từng giành Giải I Cuộc thi Bản lĩnh sinh viên Ngoại Thương 2009; Giải II Tiếng hát Sinh viên Ngoại Thương 2013; Sáng lập, Trưởng BTC cuộc thi Thách thức Entropy; IELTS 8.5...
Ngày 25/10/2016, anh Bùi Tứ Quý cùng 27 đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam đã tham gia hành trình tàu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Giáo dục1 giờ trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục6 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục7 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục10 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục11 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục13 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.