“Nội dung độc trên Youtube đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các định hướng giá trị sống và làm lệch lạc nhân cách của trẻ!”

Thử thách Momo, lợn Peppa bạo lực... đang lan truyền rất nhiều trên Youtube và nếu không ngăn chặn sớm thì hậu quả này chắc chắn sẽ xảy đến với trẻ.

Thử thách Momo, lợn Peppa bạo lực... đang lan truyền rất nhiều trên Youtube và nếu không ngăn chặn sớm thì hậu quả này chắc chắn sẽ xảy đến với trẻ.
 

Trào lưu thử thách Momo sau một thời gian vắng lặng thì hiện đã quay lại, trên thế giới đã ghi nhận hàng loạt trẻ em bị cuốn vào thử thách ghê rợn, bệnh hoạn này. Nhân vật kinh dị Momo thường ra lệnh cho những đứa trẻ tự làm hại bản thân và những người khác, thậm chí là phải tự tử. Nếu như những ai không tuân theo mệnh lệnh của nhân vật này thì sẽ bị đe dọa bị giết hoặc cả gia đình sẽ bị hại.

Điều đáng nói là nhân vật kinh dị này thường xuất hiện trên những video của trẻ em và những trò chơi trực tuyến khác, những đứa trẻ sau khi bắt gặp phải hình ảnh Momo thường bị ám ảnh nặng nề và sợ hãi. Không chỉ riêng Momo mà những nhân vật hoạt hình như lợn Peppa cũng bị biến tướng thành chiều hướng kinh dị, đầy máu me; những video giải trí cho trẻ thì lại có những thông điệp đầy bạo lực và thậm chí là dạy cách tự sát xuất hiện chớp nhoáng.

Nội dung độc trên Youtube đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các định hướng giá trị sống và làm lệch lạc nhân cách của trẻ!”-1

Thử thách Momo đang đe dọa đến tính mạng của rất nhiều đứa trẻ

Những điều này về lâu về dài sẽ có những tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của trẻ. Chị Lưu Minh Hường – Giám đốc chuyên môn Merbaby Eduspa & Nursery, trưởng phòng giáo dục sớm nhà trường viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người IPD, nguyên viện phó viện giáo dục trẻ thông minh sớm VSK đã có những trao đổi thẳng thắn về trường hợp này.

Gần đây cộng đồng các bố mẹ đang lan truyền tin tức về những video clip trên YouTube có nội dung xấu, trong đó các nhân vật hoạt hình quen thuộc bị xuyên tạc thành các nhân vật có hành động lệch lạc, bạo lực... chị nghĩ vì sao lại có những clip này?

Những clip cho trẻ con có nội dung xấu, những người sản xuất sử dụng các nhân vật hoạt hình quen thuộc để đưa các nội dung không tốt vào chắc là để nhằm mục đích lợi nhuận. Họ muốn thu hút nhiều sự chú ý của nhiều người trong đó có cả trẻ em. Còn sâu xa hơn, chúng ta cũng chưa biết chính xác họ còn ý đồ gì nữa không.

Theo chị, đối với một đứa trẻ, việc xem các clip có nội dung lệch lạc ấy sẽ bị tác động trầm trọng như thế nào?

Những nội dung này thực sự sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các định hướng giá trị sống và làm lệch lạc nhân cách của trẻ. Trong giai đoạn thơ ấu, nhất là giai đoạn dưới 6 tuổi, mọi kinh nghiệm và thông tin bên ngoài sẽ là các dữ liệu giúp não bộ hình thành các liên kết thần kinh và góp phần định hình nên cấu trúc của não bộ. Trẻ em như một tờ giấy trắng. Chúng học và đón nhận mọi thứ trong môi trường của mình và sẽ bắt chước cách cư xử, cách tương tác của mọi người xung quanh cũng như những gì chúng nhìn thấy. Nếu chúng ta ngay từ đầu chỉ con mèo và bảo đó là con chó, trẻ cũng đón nhận con mèo là con chó và ngược lại. Chính vì vậy, chúng ta cho trẻ ở môi trường tích cực thì trẻ đón nhận những thứ tích cực còn cho trẻ môi trường tiêu cực, trẻ cũng sẽ đón nhận những điều tiêu cực mà không có một hàng rào sàng lọc nào.
Nội dung độc trên Youtube đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các định hướng giá trị sống và làm lệch lạc nhân cách của trẻ!”-2

Theo chị Lưu Minh Hường - những nội dung như "thử thách Momo" thực sự sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các định hướng giá trị sống và làm lệch lạc nhân cách của trẻ.

Nếu như người lớn khi xem các clip như vậy sẽ biết đâu là điều đúng và đâu là sai, bởi chúng ta đã được tiếp xúc với những điều đúng đắn và dần dần hình thành nên cái gốc các giá trị sống đúng đắn. Đây chính là một bộ lọc để chúng ta phân biệt điều đúng sai, hay dở. Với trẻ em, các con chưa hình thành bộ lọc này và vì vậy, những điều xấu có thể trở thành cái gốc giá trị sống của các con. Nó sẽ ảnh hưởng đến sở thích, sự lựa chọn và các quyết định của trẻ trong cuộc sống về sau này. 

Chính vì vậy, nếu đưa các hình ảnh và các cách cư xử lệch lạc đó vào cuộc sống của trẻ em một cách thường xuyên, các con sẽ chấp nhận đó là cách cư xử đúng. Dần dần các giá trị sống được định hình sai lệch. Ngoài lí do về kinh tế, chúng ta chưa thực sự hiểu lí do sâu xa của những kẻ tạo ra các video clip này tại sao lại hướng vào đối tượng trẻ em như vậy. Nhưng thực sự, đây là một điều ghê tởm mà những kẻ đó đang làm với trẻ em. Chúng đang hủy hoại đạo đức của cả một thế hệ theo cách truyền bá những điều sai lệch này, lợi dụng những nhân vật yêu thích của trẻ em để dẫn dụ trẻ.

Trên cương vị của một chuyên gia giáo dục và cũng là một người mẹ, chị nghĩ làm thế nào để con cái có thể tránh xa những nội dung phản cảm ấy?

Thực sự thì phụ huynh phải kiểm soát được việc sử dụng công nghệ và các thiết bị điện tử của con. Nếu trẻ không xem ti vi, ipad, Iphone nhiều trong giai đoạn nhỏ, chúng sẽ đỡ bị ảnh hưởng hơn. Khi đưa các thiết bị công nghệ này vào cho trẻ từ bé, cũng giống như trên mình phân tích, bọn trẻ dần chấp nhận công nghệ giống như một phần của cuộc sống. Những gì đưa vào cuộc sống của trẻ từ sớm một cách thường xuyên, đều đặn và thích thú, nó sẽ làm trẻ mẫn cảm và say mê.

Trẻ sẽ sớm bị nghiện công nghệ một cách không sàng lọc và chúng cũng sẽ dần phát triển theo hướng trở thành cái máy nhiều hơn. Chúng sẽ ít giao tiếp xã hội, hạn chế ngôn ngữ, tính động sẽ lớn hơn. Rất nhiều nghiên cứu đã nói về tác hại của công nghệ với cuộc sống của trẻ nên mình cũng không đi sâu phân tích. Trong trường hợp gia đình cho phép trẻ sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thì cũng cần kiểm soát những gì trẻ xem.

Cách tốt nhất là hãy dành thời gian cho con, chơi với chúng, đưa chúng ra ngoài thiên nhiên, gặp gỡ mọi người thường xuyên và luôn giảng cho con những bài học về giá trị sống đúng đắn. Điều này sẽ giúp trẻ được định hình các bộ lọc trước khi những điều xấu xâm chiếm các con. Điều mà mình cảm thấy hối tiếc đó là những kho tàng tục ngữ, ca dao của các cụ ngày xưa không còn được truyền lại nhiều cho bọn trẻ bởi cả người lớn và bọn trẻ đều không có thời gian. Người lớn bận công việc, trẻ em bận chơi công nghệ. Những câu ca dao, tục ngữ đã được đúc kết các bài học về giá trị một cách rất cô đọng, súc tích, giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ giống kiểu: Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão; ăn quả nhớ kẻ trồng cây.... Những câu ca dao này góp phần định hướng các gốc giá trị sống của chúng ta một cách từ từ nhưng hiệu quả. Cuộc sống càng hiện đại, con người ta càng bị thiếu đi những điều để giúp chúng ta thực sự là con người, khác các con vật và những cỗ máy.

Xã hội càng phát triển, người ta lại càng mong muốn quay về thời nguyên thủy hơn nơi mà mọi người gắn kết, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia. Các CEO của thung lũng công nghệ Silicon lại muốn gửi con vào trường ở trong rừng nơi chúng không có công nghệ, không có cả đồ chơi để học kết nối với thiên nhiên, với con người. Trường học đắt nhất của Hàn Quốc là trường mà ở đó trẻ phải tự học làm mọi thứ từ tự cắt tóc bằng kéo, soi gương xuống mặt nước đến vác củi về tự chẻ để làm hàng rào trồng cây... Sự yêu thương, gắn kết, tôn trọng của người lớn với trẻ con luôn là điều quan trọng nhất để giúp trẻ trở thành con người chứ không phải con vật và chiếc máy.
 


Theo Helino


Thử thách Momo

điện thoại thông minh

YouTube

Thiết bị thông minh

Nuôi Dạy Con


Bộ xương khủng long dài bằng 2 xe buýt được bán đấu giá hơn 6 triệu USD
Một bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.