Nữ sinh cắt tay vì áp lực học trực tuyến, sợ hãi vì kỳ vọng

Học trực tuyến kéo dài, áp lực dồn nén học sinh khi cùng lúc phải dùng nhiều phần mềm, làm bài tập, kiểm tra dồn dập khiến nhiều em rơi vào tình trạng bất thường, một nữ sinh lớp 12 đã tự cắt tay mình

Mới đây, trên các diễn đàn phụ huynh học online, các phụ huynh được phen hoảng hồn trước câu chuyện một nữ sinh lớp 12 đã tự làm thương bản thân bằng cách cắt tay mình.

Khi được hỏi lý do nữ sinh này cho rằng mong muốn được quan tâm nhiều hơn và việc em tự làm thương bản thân là vì quá buồn chán, lo âu kéo dài khi học trực tuyến mà không đáp ứng được yêu cầu của các giáo viên.

Sau câu chuyện trên, nhiều phụ huynh đã tự nhìn nhận lại và nhận ra mình cần thường xuyên hỏi han, chia sẻ và không gây áp lực, không giao mục tiêu, đặt kỳ vọng quá lớn với con trẻ.

Nữ sinh cắt tay vì áp lực học trực tuyến, sợ hãi vì kỳ vọng-1

Ảnh minh họa

Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết, dịch Covid-19 khiến các em phải ở nhà học online trong một thời gian dài nên sẽ có nhiều diễn biến tâm lý phức tạp hơn, đa dạng hơn, tập trung ở các biểu hiện như: buồn bã, lo âu, căng thẳng và ngại tiếp xúc với mọi người, thiếu cởi mở.

Học online không được giao tiếp với bạn bè, ngày nào cũng ngồi học một mình trước máy tính khiến các em cảm thấy cô đơn, tẻ nhạt. Đáng nói là, học online phải giảm yêu cầu về kiến thức nhưng nhiều thầy cô, bố mẹ lại vẫn đặt nhiều kỳ vọng như khi các em đang học trực tiếp.

Trong khi đó, nhiều em gặp khó khăn trong việc tiếp thu, nhất là những em chưa tìm được phương pháp học hiệu quả nên càng lo lắng. Đặc biệt, với học sinh cuối cấp, những thông tin về thi cử như: đạt điểm cao vẫn trượt đại học, hay thay đổi trong phương án tuyển sinh của các trường đại học… cũng khiến các em thêm áp lực.

'Thời gian này chúng tôi nhận thấy nhiều em rơi vào trạng thái lo âu, buồn bã… khiến việc học bị giảm sút. Đối diện với những khó khăn đó, nếu em nào không tự giải quyết được thì có thể sẽ tìm cách giải tỏa bằng việc tự hủy hoại cơ thể của mình như em nữ sinh nói trên', thầy Bình cho biết.

Trong quá trình dạy học trực tuyến, không chỉ phụ huynh, học sinh mệt mỏi mà chính các thầy cô cũng cảm thấy kiệt sức vì phải đối diện với vô vàn áp lực từ nhiều phía.

Sau hơn 1 tháng kể từ ngày bắt đầu năm học mới, phụ huynh khắp nơi đều than con học online 'mệt phờ'. Nhưng kỳ thực, giáo viên cũng vất vả và áp lực không kém, nhiều nhất là áp lực về tốc độ bài giảng.

Rồi thao tác chuẩn bị giáo án để phục vụ việc dạy học trực tuyến. Khi học theo hình thức này, cô giáo sẽ phải mất từ 2-3 tiếng để thực hiện một bài giảng PowerPoint.

Việc học chỉ xoay quanh màn hình máy tính, do đó, yêu cầu đặt lên hàng đầu của một bài giảng điện tử chính là hình thức bắt mắt, hiệu ứng hay; đặc biệt phải cô đọng, ngắn gọn để phù hợp với thời gian quy định trong mỗi tiết học. Điều này vô tình tạo áp lực cho cả giáo viên.

Tại buổi hội thảo trực tuyến cho cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhắc tới và nhấn mạnh những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến tâm lý của các em học sinh trong thời gian không thể đến trường. 

'Các em vừa phải trải qua thời gian biến chuyển tâm sinh lý lại vừa phải làm quen với việc chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp sang gián tiếp, nhiều em điều kiện kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn, thậm chí có em còn mất cha mất mẹ do dịch bệnh, những sang chấn tâm lý là điều không thể tránh khỏi. Từ đó, khẳng định sự cần thiết của việc tổ chức tập huấn tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh', Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh nói.

Bà Minh cho rằng, tư vấn tâm lý cho học sinh là vấn đề quan trọng để giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng môi trường trường học an toàn thân thiện. Việc tư vấn tâm lý cho các em cần quan tâm cả đến giáo dục kỹ năng sống, nhằm tăng ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử, hoàn thiện nhân cách cho các em.

Đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến các em mà còn ảnh hưởng đến các thầy cô. Do đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh, các thầy cô cần cân bằng công việc, gia đình để làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho các em trong khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình.

Theo Infonet


học online


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.