PGS. Văn Như Cương nói về việc "cộng điểm" trong kỳ thi THPT QG

"Việc cộng điểm cho thí sinh miền núi là việc đúng, nhưng cũng phải có giới hạn chỉ tiêu..." - PGS. Văn Như Cương.

"Việc cộng điểm cho thí sinh miền núi là việc đúng, nhưng cũng phải có giới hạn chỉ tiêu..." - PGS. Văn Như Cương.

Hiện nay, dư luận đang "dậy sóng" việc thí sinh miền núi được cộng 3-4 điểm là quá nhiều. Cùng với lời đồn "không công bằng giữa 2 cụm thi do trường ĐH ở Hà Nội tổ chức và các cụm do địa phương tổ chức".

Để giúp bạn đọc hiểu thấu đáo hơn về vấn đề này, sáng 14/8/2015 PGS. Văn Như Cương đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

PGS. Van Nhu Cuong noi ve viec
PGS. Văn Như Cương

Thưa thầy, hơn 10 ngày nay, đang có những dư luận trái chiều xung quanh việc cộng điểm cho thí sinh miền núi, vùng sâu vùng xa. Ý kiến của thầy về việc cộng điểm này như thế nào?

Tôi có đọc báo và có nghe dư luận phàn nàn về việc năm nay "thí sinh miền núi được cộng điểm quá nhiều". Việc cộng điểm cho thí sinh miền núi năm nào cũng thực hiện không phải riêng năm nay. Và theo tôi, việc này đúng đắn, rất nhân văn. Tôi hoàn toàn ủng hộ.

Thầy có thể phân tích rõ tính đúng đắn của việc “cộng điểm cho thí sinh miền núi” không?

Thứ nhất, thí sinh miền núi vốn được sinh ra và lớn lên tại môi trường sống và học tập có nhiều khó khăn, thiếu thốn, khắc nghiệt hơn rất nhiều điều kiện sống của các thí sinh ở miền xuôi.

Cụ thể những khó khăn ấy có thể thấy rõ: Các em không có điều kiện học tập tốt như thí sinh miền xuôi.

Chất lượng giáo viên miền núi không được cao; cơ sở vật chất trường lớp phục vụ học tập yếu kém; đường xá xa xôi...

Về kiến thức, học sinh miền núi không được đi học thêm, không được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về nhiều như việc các thí sinh miền xuôi đang được hưởng.

Điều kiện đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng là một vấn đề cần nói đến. Hằng ngày các em phải làm việc, lên rẫy, lên nương làm việc cùng cha mẹ. Việc ra tận Hà Nội thi cử, xét chọn hồ sơ hay học tập cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nên việc ưu tiên, khuyến khích là một việc làm rất đúng và nhân văn.

Thứ hai, việc cộng điểm cho thí sinh vùng sâu vùng xa nằm trong chính sách “Đại đoàn kết dân tộc” của Đảng và Nhà nước.

Mục đích của việc cộng điểm cho thí sinh miền núi, vùng sâu vùng xa nhằm đưa các em vào học môi trường trung tâm đất nước để đào tạo. Sau đó các em sẽ về các địa phương của mình phục vụ và xây dựng. Việc đó giúp nâng cao chất lượng sống đồng đều giữa các vùng miền, các dân tộc thiểu số trong Tổ quốc.

Từ 2 lý do đó, việc cộng điểm cho thí sinh miền núi, vùng sâu vùng xa là hoàn toàn hợp lý, đúng đắn về cả lý lẫn tình. Vì vậy thí sinh miền xuôi có đầy đủ những điều kiện tốt hơn không nên ghen tị (PGS cười).

Như mọi năm thì việc cộng điểm vẫn diễn ra bình thường không một ai phản ứng. Nhưng tại sao năm nay việc cộng điểm cho các thí sinh miền núi và vùng sâu vùng sâu vùng xa lại lại gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Thầy có thể giải thích hiện tượng này không?

Việc năm nay thí sinh, phụ huynh học sinh và rất nhiều thầy cô, độc giả phản ứng trước việc cộng điểm cho thí sinh miền núi vùng sâu vùng xa có thể do: Thời gian xét tuyển hồ sơ kéo dài, tâm lý mọi người chờ đợi, xót ruột và lo lắng nên quay sang phân tích vấn đề điểm trác.

Từ một bài báo nói về điểm cộng của thí sinh miền núi khiến người ta đổ xô quan tâm và mổ xẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tranh cãi về vấn đề này trong mấy ngày nay.

PGS. Van Nhu Cuong noi ve viec
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học

Thi đại học hơn thua nhau 0,5 cũng là vấn đề nữa là 3,5 điểm. Điều ấy về mặt tâm lý khiến người ta không yên tâm và không muốn đồng tình vì ai cũng muốn con em mình được “công bằng”.

Nhưng nếu làm theo hướng dư luận là “không nên cộng điểm” thì chắc chắn là không thể công bằng được vì 2 lý tôi đã nêu ở trên.

Song tôi nghĩ về vấn đề này, Bộ Giáo dục cần có giới hạn số lượng ưu tiên các em miền núi và vùng sâu vùng xa. Việc giới hạn này, Bộ đã có hay chưa thì tôi chưa rõ.

Bên cạnh việc cộng điểm cho thí sinh vùng sâu vùng xa, nhiều người còn cho rằng việc tổ chức thi ở các cụm thi thuộc địa phương và các cụm thi do các trường đại học chủ trì có sự chênh lệch điểm lớn. Thầy nghĩ sao về điều này?

Theo tôi, cái đó có thể xảy ra. Vì ngay từ đầu với việc tách ra 2 cụm thi, 1 cụm dành cho những thí sinh muốn tham gia xét tuyển đại học và 1 cụm dành cho những thí sinh không có ý định xét tuyển đại học. Phần nào ta có thể ngầm hiểu chủ trương của Bộ.

Các em sức học kém thi tại các cụm thi ở địa phương sẽ có cơ hội đỗ tốt nghiệp THPT cao hơn. Tuy nhiên những thí sinh này sẽ không được dùng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để tham gia xét tuyển vào các trường đại học, nhưng vẫn được tham dự các kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ ở các trường có phương án tuyển sinh riêng. Điều này có thể hiểu được.

Còn việc cả nước có nhiều cụm thi (38 cụm thi) do các trường Đại học coi thi và chấm thi, nhưng không phải do trường Đại học trực tiếp đứng ra tuyển sinh cho chính mình.

Xin cám ơn thầy về cuộc trò chuyện này!

Theo Phụ Nữ Online





Bộ xương khủng long dài bằng 2 xe buýt được bán đấu giá hơn 6 triệu USD
Một bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.