- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Pháp vừa ra lệnh cấm mang điện thoại đến trường: Cha mẹ Việt nên biết rõ 8 tác hại cho trẻ
Điện thoại thông minh và mạng xã hội đã trở thành "món" không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó cũng đang để lại hệ luỵ tới sức khoẻ đối với mỗi người nhất là trẻ nhỏ.
Điện thoại thông minh và mạng xã hội đã trở thành "món" không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó cũng đang để lại hệ luỵ tới sức khoẻ đối với mỗi người nhất là trẻ nhỏ.
Hội chứng nghiện điện thoại
Tại các bệnh viện tâm thần, các bác sĩ ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân trẻ nhập viện vì hội chứng nghiện điện thoại và mạng xã hội đang tăng cao. Các cháu vào viện với những triệu chứng như bỏ học, cáu gắt, tự kỷ, trầm cảm, co giật... khi bị cha mẹ cắt điện thoại thông minh hoặc mạng internet.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chia sẻ câu chuyện tác hại của điện thoại thông minh gây nên các chứng "nghiện". Hiện tượng này không chỉ ở Việt Nam mà đang là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đặc biệt là thế hệ trẻ ở hầu hết các quốc gia.
Nhiều trẻ "phát điên" khi không có điện thoại thông minh
Theo bác sĩ Khánh tìm hiểu, hiện nay còn có khái niệm Nomophobia - gọi là hội chứng sợ hãi khi thiếu vắng điện thoại thông minh, chỉ những người có cuộc sống quá phụ thuộc vào những thiết bị công nghệ thông minh.
Thậm chí ở Pháp, chính phủ vừa ra đạo luật nghiêm cấm tất cả các trường tiểu học và trung học cho học sinh mang theo điện thoại cũng như các thiết bị công nghệ thông minh khi đến trường. Với độ tuổi từ 3 đến 15 tuổi và đạo luật này được hầu hết mọi người ủng hộ.
Nhiều nguy hiểm đang chờ
Bác sĩ Khánh cho biết, với trẻ nhở sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội quá nhiều gây ra rất nhiều những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều lo lắng hơn đó là có những tổn thương rất khó hồi phục, ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.
Những biến chứng có thể gây ra bao gồm:
Thứ nhất: Tổn thương vĩnh viễn hoặc khó điều trị các bệnh lý liên quan đến mắt, bao gồm: Mắt nháy, ngứa và đỏ, khó tập trung vào một vật gì đó, mỏi mắt hoặc mờ. Những tổn thương này đặc biệt dễ xảy ra ở trẻ em.
Thứ hai: Các vấn đề về cổ: đau cổ, thoái hoá cột sống cổ, hội chứng co cứng cơ cột sống cổ do nhìn xuống điện thoại di động hoặc máy tính bảng liên tục, kéo dài. Ở trẻ em, khi trẻ ngồi xem một tư thế quá lâu góp phần làm tăng tỷ lệ gù, vẹo cột sống học đường.
Nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ từ điện thoại thông minh và mạng xã hội
Thứ ba: Tổn thương khớp ngón cái. Việc sử dụng ngón tay cái để cầm, điện thoại, nhắn tin, lướt mạng kéo dài thường dẫn đến tình trạng đau, tê, hạn chế độ linh hoạt của ngón tay cái, là ngón tay đối của bàn tay và cũng là ngón tay đóng vai trò quan trọng nhất của bàn tay.
Thứ tư: Tăng nguy cơ nhiễm bệnh do vi khuẩn trên điện thoại: Vi khuẩn E. coli, có thể gây sốt, nôn mửa và tiêu chảy, được tìm thấy trên rất nhiều điện thoại. Người ta cũng đã nghiên cứu và chỉ ra, cứ 6 điện thoại thì có 1 điện thoại dính…phân ở trên đó và điện thoại cùng với chùm chìa khoá được xếp vào nhóm những vật dụng… bẩn nhất trong nhà.
Ngoài ra các chuyên gia y tế cũng cảnh báo sử dụng điện thoại thường xuyên góp phần gây nên tình trạng nhiễm MRSA-Tụ cầu vàng kháng methicillin. Đây là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng & chúng kháng Methicillin.
MRSA thường lây lân và gây ra những tổn thương ban đầu ở da như mụn nhọt-apxe gây đau, bỏng rát. Rồi chúng có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây nên các bệnh như nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thứ 5: Những vụ tai nạn ô tô: Nhiều người tin rằng họ có thể đa nhiệm và vẫn sử dụng điện thoại của họ trong khi lái xe, nhưng thực sự không phải như vậy. Việc nhắn tin, nghe điện thoại lúc lái xe gây ra tình trạnh mất tập trung để xử lý những tình huống đòi hỏi tốc độ nhanh chóng, đặt người lái xe và những người khác trên đường gặp nguy hiểm. Nghiên cứu đã tiết lộ rằng nhắn tin và lái xe có thể nguy hiểm như uống rượu lái xe.
Thứ sáu: Vô sinh ở nam giới. Nghiên cứu sơ bộ đã tiết lộ rằng bức xạ điện thoại di động có thể làm giảm số lượng tinh trùng, nhu động tinh trùng và khả năng sống sót.
Thứ bẩy: Rối loạn giấc ngủ, đau đầu kéo dài: Nghiện điện thoại di động đã được liên kết với sự gia tăng rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi ở người dùng. Sử dụng điện thoại di động trước khi lên giường đi ngủ làm tăng khả năng mất ngủ.
Ánh sáng chói có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Việc sử dụng điện thoại thông minh có thể làm tăng lượng thời gian cần thiết để ngủ. Ánh sáng phát ra từ điện thoại di động có thể kích hoạt não bộ.
Thứ tám: Trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các mối quan hệ ngoại tuyến có thể bị ảnh hưởng do sử dụng điện thoại di động hoặc các phương tiện truyền thông xã hội quá mức.
Hầu hết những người nghiện điện thoại và mạng xã hội sẽ lựa chọn cho mình cuộc sống tách biệt, ít giao tiếp với xã hội thực bên ngoài, khi tình trạng này kéo dài, những tổn thương sâu sắc trên bộ não sẽ là rất khó hồi phục.
Bác sĩ Khánh cho biết việc thay đổi chưa bao giờ là quá muộn và chúng ta hãy thay đổi. Thay vì ăn ngủ với điện thoại. Mỗi tối về nhà, hãy để điện thoại ở chế độ yên lặng & xa chúng ta, xa bữa cơm, xa giấc ngủ, xa những câu chuyện với con…
Hãy cùng con chơi cờ vua, cá ngựa, hãy đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích Andersen, hãy cùng con đi dạo và hỏi con về một ngày đã qua…Đó mới chính là cuộc sống đích thực, cuộc sống không… mộng ảo.
Theo Trí Thức Trẻ
- Giáo dục2 giờ trướcSở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan y tế địa phương và phụ huynh học sinh tổ chức vệ sinh, khử khuẩn trường lớp học.
- Giáo dục21 giờ trướcĐến nay, hầu hết các tỉnh, thành đều đã lên kế hoạch cho học sinh trở lại trường, ngoại trừ 2 địa phương này.
- Giáo dục1 ngày trướcĐề thi vào lớp 10 năm học 2021 - 2022 tại Hà Nội sẽ bao gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS.
- Giáo dục1 ngày trướcCác cơ sở giáo dục đang triển khai nghiêm túc và đầy đủ nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19 để sẵn sàng đón sinh viên quay lại học tập trung tại trường.
- Giáo dục2 ngày trướcUBND TP.HCM đồng ý cho học sinh, sinh viên trở lại trường từ ngày 1/3, sau 2 tuần nghỉ phòng chống Covid-19.
- Giáo dục2 ngày trướcDự kiến trong hôm nay (ngày 24/2), Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ đề xuất lên UBND TP về thời gian đi học trở lại của học sinh các cấp.
- Giáo dục2 ngày trướcNgày 24/2, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp có báo cáo vụ nam sinh của Trường THPT Đốc Binh Kiều và Trường THPT Tháp Mười (huyện Tháp Mười) bị hành hung.
- Giáo dục2 ngày trướcCâu trả lời của ngành giáo dục Hải Phòng một lần nữa 'được lòng' phụ huynh và học sinh: 'Chúng ta cứ bình tĩnh dạy học, quan trọng là hiệu quả'.