- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phòng làm việc của giáo sư rộng 24m2, giảng viên 10m2: Nhằm chống các trường xây vượt quy định
Trước nhiều ý kiến trái chiều về diện tích phòng làm việc của giáo sư, giảng viên trong dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn
Trước nhiều ý kiến trái chiều về diện tích phòng làm việc của giáo sư, giảng viên trong dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD-ĐT, đại diện Bộ GD&ĐT đã giải thích cụ thể vấn đề này.
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD-ĐT để lấy ý kiến góp ý.
Dự thảo có quy định, diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên, dự thảo quy định: Mỗi giáo sư cần có diện tích 24 m2; mỗi phó giáo sư cần có diện tích làm việc 18 m2; mỗi giảng viên chính, giảng viên cần có diện tích làm việc 10 m2.
Mỗi 20 phòng học cần có 1 phòng nghỉ cho giảng viên. Diện tích chuyên dùng là 3 m2/giảng viên, với diện tích không nhỏ hơn 24 m2/phòng.
Tuy nhiên, ý kiến nhiều trường đại học cho rằng, quy định này không thực tế vì quy định như vậy nếu muốn áp dụng thì phí đổ lên đầu sinh viên; đây là tư duy cũ so với thời cuộc 4.0 hiện nay khi mà xã hội đang đẩy mạnh học online...
Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT).
Trao đổi với báo chí chiều ngày 3/9, ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) – đơn vị chủ trì soạn thảo cho biết, đây không phải điều kiện về cơ sở vật chất các trường bắt buộc phải thực hiện, mà chỉ là tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhằm mục tiêu hạn chế việc sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất trường học vượt quá khả năng nhà trường sử dụng đến.
“Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD&ĐT được quy định làm căn cứ để các cơ sở đào tạo lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê công trình sự nghiệp; quản lý, sử dụng các công trình sự nghiệp. Điều này đã được ghi rõ trong dự thảo Thông tư” – ông Phạm Hùng Anh cho hay.
Lý giải cụ thể hơn, ông Phạm Hùng Anh cho biết, trong hợp nhà trường muốn mở rộng cơ sở vật chất, phải có đề án. Đề án này được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn, định mức của thông tư. Nhà nước sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của nhà trường đã được phê duyệt để quyết định nếu còn thiếu diện tích thì xem xét để đầu tư tiếp, nhưng nếu không thiếu thì dừng đầu tư.
Vị Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất khẳng định: "Thông tư này chỉ có tác động khi các trường muốn lập dự án đầu tư. Với quy định này sẽ chống lãng phí, chống các trường xây vượt quy định; là căn cứ, định hướng cho phát triển trong tương lai của trường đại học và chỉ áp dụng với trường sử dụng ngân sách nhà nước.
Nhưng đây chỉ là một điều kiện, điều kiện tiếp theo là phải có kinh phí, phải phụ thuộc vào ngân sách. Hướng tới các trường dần đạt các điều kiện chuẩn mực về cơ sở vật chất".
Theo Cục trưởng, nếu dự thảo không xác định mỗi giáo sư cần có diện tích 24 m2; mỗi phó giáo sư cần có diện tích làm việc 18 m2; mỗi giảng viên chính, giảng viên cần có diện tích làm việc 10 m2… thì khi trường muốn lập dự án đầu tư, trong dự án đó muốn có diện tích cho các giáo sư, giảng viên có nơi làm việc như trên thì chắc chắn sẽ không được phê duyệt.
Bên cạnh đó, việc quy định diện tích làm việc cho giáo sư, phó giáo sư, giảng viên là cần thiết, bởi ngoài việc lên lớp, họ còn cần không gian nghiên cứu, làm việc với sinh viên, không phải chỉ đến trường dạy hết tiết rồi về.
Trong một trường đại học, ngoài các giảng viên (GS, PGS, GVC) còn có các chức danh khác như lãnh đạo, quản lý, nhân viên văn phòng, hành chính,…
Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất cho biết thêm, trong dự thảo thông tư không quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích cho các chức danh lãnh đạo, quản lý, nhân viên văn phòng, hành chính của nhà trường vì các chức danh này đã được quy định chi tiết tại Nghị định 152, dự thảo thông tư chỉ quy định cho các chức danh khoa học của nhà trường.
Hoặc có trường muốn trình lên cơ quan có thẩm quyền về việc mong muốn sử dụng cơ sở vật chất của trường để liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào diện tích chuyên dùng của nhà trường, nếu có dư thừa theo tiêu chuẩn định mức đã công bố thì mới cho phép; trường hợp diện tích chuyên dùng của trường đó chưa đủ phục vụ dạy học thì sẽ không được phép.
Theo Dantri.com.vn
- Giáo dục5 giờ trướcCô giáo chủ nhiệm đăng clip cảnh hàng chục học sinh lớp 9 cầm lon bia hô “1, 2, 3, zô” chúc tụng nhau. Cô giáo không ngăn cản mà còn cổ vũ, kích động chúng uống bia.
- Giáo dục1 ngày trướcMột học sinh trường THPT Nguyễn Văn Linh (TP.HCM) phát hiện gián trong phần cơm trưa. Nhà trường đã kiểm tra nhưng không biết nguyên nhân từ đâu.
- Giáo dục2 ngày trướcNgày 3/3, đoạn clip ghi lại cảnh một nam sinh bị 3 học sinh khác đấm đá túi bụi trong khu nhà vệ sinh khiến cộng đồng mạng xôn xao.
- Giáo dục2 ngày trướcĐại diện Bộ GD-ĐT vừa lý giải về nghĩa của từ “bắt buộc” trong quyết định thí điểm đưa môn Tiếng Hàn trở thành một trong các môn Ngoại ngữ 1.
- Giáo dục2 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/2/2021.
- Giáo dục2 ngày trướcCứ ngỡ "drama" này chỉ có 2 nhân vật tham gia nhưng dần dần, nhiều tên tuổi lớn trong làng Vật Lý cũng góp mặt, tranh cãi sôi nổi.
- Giáo dục3 ngày trướcSở GD-ĐT Hải Dương vừa có công văn về việc tổ chức dạy và học sau cách ly xã hội toàn tỉnh.
- Giáo dục3 ngày trướcMặc dù Bộ có chỉ đạo các trường tự chủ về mặt thời gian, nhưng Hà Nội đề nghị Bộ GD&ĐT có định hướng về lịch học trở lại sau ngày 8/3 để không dồn vào một thời điểm.
- Giáo dục4 ngày trướcChương trình “Du học không gián đoạn” do Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) triển khai, giúp học sinh có cơ hội học tập trong môi trường quốc tế tại Việt Nam, chuyển tiếp về nước từ đại học nước ngoài hoặc chuyển tiếp du học từ Việt Nam.