- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phút dại dột của thủ khoa đại học
Sau khi ra tù, Lê Lực (Giang Tây, Trung Quốc) quay trở lại ôn tập, tham gia kỳ thi tuyển sinh và được nhận vào Đại học Giao thông Tây An với kết quả xuất sắc. Câu chuyện của nam sinh là bài học sâu sắc cho giới trẻ.
Vào trưa 12/7/2009, chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc gần Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh xảy ra hỗn loạn khi một thanh niên cầm dao kề vào cổ nhân viên ngân hàng, yêu cầu lấy ra 100.000 nhân dân tệ (khoảng 351 triệu đồng) tiền mặt rồi cho vào ba lô. Sau khi thực hiện xong yêu cầu, nhân viên đã ấn nút báo động trong ngân hàng. Thanh niên bị bắt ngay sau đó.
Ngày 4/8/2010, Tòa án Nhân dân quận Hải Điến, Bắc Kinh (Trung Quốc) ra phán quyết 10 năm tù và phạt chàng trai 22 tuổi Lê Lực 20.000 nhân dân tệ (khoảng 70,2 triệu đồng) vì tội cướp ngân hàng.
Trước đó, Lê Lực là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở huyện Thượng Liêu, thành phố Bằng Tường, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Lẽ ra có một tương lai tươi sáng nhưng nam sinh đã lãng phí 6 năm đại học và cuối cùng lạc lối.
Lê Lực từng là thủ khoa đại học của huyện. Ảnh: Baidu.
Gia đình Lê Lực không đủ khả năng cho cả 3 người con đi học nên anh trai và chị gái Lê Lực đã sớm bỏ học. Cha là một nông dân cần mẫn và nhờ vài mẫu đất, gia đình cố gắng chu cấp cho Lê Lực học hành. Cậu bé trân trọng cơ hội được đến trường và với bản tính thông minh, sự chăm chỉ, Lê Lực luôn đạt thành tích xuất sắc. Những tấm bằng khen chất đầy trong ngôi nhà đơn sơ đã trở thành ánh sáng rạng rỡ trong gia đình nghèo.
Sự xuất sắc của Lê Lực khiến người cha đặt rất nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, ông không thể chu cấp nhiều hơn cho con mình do nguồn lực hạn chế nên luôn canh cánh trong lòng. Để tìm lối thoát cho gia đình, cha Lê Lực tìm cách kinh doanh pháo hoa nhưng một lần ngôi nhà bị dột sau đêm mưa khiến số pháo bị ướt và ông mất sạch vốn liếng.
Khi biết gia đình gánh món nợ lớn, Lê Lực đã hứa với mẹ lúc bà nằm trên giường bệnh: “Mẹ đừng lo, khi con vào đại học, con sẽ trả hết nợ”.
Một năm sau, ở tuổi 16, Lê Lực xuất sắc thi đỗ chuyên ngành Tự động hóa tại Trường Kỹ thuật Thông tin, Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh. Kết quả này đưa anh lên vị trí đầu bảng toàn huyện, trở thành niềm tự hào của gia đình và làm nức lòng khắp ngôi làng nhỏ miền núi hẻo lánh.
Hành trình lạc lối
Lê Lực đến Bắc Kinh mang theo hoài bão lớn lao, nhưng sớm nhận ra khoảng cách giữa quê nhà nghèo khó và thủ đô hiện đại, sầm uất. Ngày nộp phí nhập học, anh xấu hổ khi rút ra xấp tiền lẻ, ánh nhìn của mọi người càng khiến anh tự ti.
Cuộc sống đắt đỏ khiến nam sinh phải tiết kiệm tối đa, anh không tham gia các hoạt động, dần trở thành người khép kín trong trường.
Áp lực tài chính ngày một nặng nề khi gia đình anh chìm trong nợ nần và bà nội lâm bệnh nặng. Lê Lực làm nhiều việc bán thời gian nhưng thu nhập không đủ chi trả.
Tình trạng kiệt sức khiến anh không thể cân bằng việc học, dẫn đến kết quả sa sút. Năm cuối, vì bỏ học quá nhiều, anh không thể tốt nghiệp, giấc mơ thoát nghèo qua con đường đại học tan vỡ.
Lê Lực và bố mẹ. Ảnh: Baidu.
Từng là niềm hy vọng của gia đình, Lê Lực phải đối mặt với hiện thực không bằng cấp và tương lai bấp bênh. Dù nhà trường cho phép gia hạn thêm 2 năm để tốt nghiệp nhưng anh vẫn không vượt qua được những kỳ thi cần thiết, khiến giấc mơ đại học kéo dài 6 năm kết thúc trong thất bại.
Năm 2007, Lê Lực buộc phải rời ký túc xá vì không thể chi trả tiền thuê. Anh sống lay lắt ở Bắc Kinh và tiếp tục vật lộn giữa đi làm thêm và ôn thi. Hai năm sau, dù cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp muộn màng, anh biết mình không đủ điều kiện để tìm một công việc tại thủ đô cạnh tranh.
Trong cơn tuyệt vọng, Lê Lực đưa ra một quyết định liều lĩnh: cướp ngân hàng. Anh bị pháp luật nghiêm trị. Những ngày tháng trong tù, Lê Lực dần trưởng thành và mạnh mẽ hơn về mặt tinh thần.
Nhờ biểu hiện tốt, nam sinh được thả trước thời hạn. Sau khi ra tù, Lê Lực quyết tâm học lại và được chính thẩm phán đọc phán quyết cưu mang và giúp đỡ. Tháng 7/2017, anh đạt 598 điểm trong kỳ thi đại học, cao hơn 44 điểm so với lần thi trước và được nhận vào Đại học Giao thông Tây An.
Hiện Lê Lực đã ra trường và kiếm được một công việc lương ổn định. Chàng trai đã vượt qua quá khứ, sống tử tế và báo đáp cha mẹ.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục16 phút trướcTrường Nguyễn Siêu, Ngôi sao Hoàng Mai, Newton và Liên cấp Việt Úc là 4 trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
-
Giáo dục4 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025 là kỳ thi đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới song đến nay, môn thi thứ 3 vẫn chưa được xác định
-
Giáo dục5 giờ trướcViệc dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh học sinh thì bị cấm, trong khi dạy thêm dưới dạng liên kết lại ngang nhiên tồn tại. Nhiều giáo viên sử dụng “quyền lực mềm” ép học sinh phải học thêm ở các điểm ngoài trường học gây bất bình cho phụ huynh và xã hội. Cần những giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này?
-
Giáo dục8 giờ trướcCon trai dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để hoàn thành bài tập về nhà môn Lịch sử nên bị điểm kém, một cặp vợ chồng ở Massachusetts (Mỹ) làm đơn kiện trường.
-
Giáo dục8 giờ trướcTrong 30 năm dạy học tự do, tôi thấy nhiều học sinh đạt danh hiệu giỏi không có thói quen tự đọc lý thuyết và làm bài tập trong SGK, sách bài tập. Phải chăng phương pháp dạy học thụ động - học sinh chủ yếu ghi chép bài giảng là nguyên nhân chính?
-
Giáo dục22 giờ trướcBộ GD&ĐT chính thức nâng chuẩn đối với các cơ sở giáo dục đại học thực hiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ tháng 1/2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện các trường đã đưa ra quan điểm sau động thái có những đổi mới trong tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT, trong đó có việc siết xét tuyển bằng học bạ.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tối ưu công tác tuyển sinh, Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm sàn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT với ngành Y Dược và Sư phạm.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT khẳng định thí sinh có điểm IELTS, ACT/SAT, đánh giá năng lực...không bị ảnh hưởng
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong 24 tân sinh viên bị phát hiện làm giả kết quả thi tốt nghiệp trung học để vào đại học ở Trung Quốc, 4 người đã bị bắt.
-
Giáo dục2 ngày trướcTối 29/11, Trường Cao đẳng Đắk Lắk đã có thông báo về việc thực hiện lãnh đạo, quản lý viên chức liên quan đến sự việc một nam sinh tử vong khi thực hành nối điện, xảy ra vào chiều 27/11.
-
Giáo dục2 ngày trướcHội đồng xử lý kỷ luật của nhà trường quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô giáo đánh bầm tím hai chân nam học sinh lớp 6.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrường THCS Nguyễn Văn Tiết (thành phố Thuận An, Bình Dương) xác nhận nữ sinh bị đánh hội đồng trong clip lan truyền trên mạng xã hội là học sinh cũ của trường. Thời điểm xảy ra vụ việc, nữ sinh đang theo học trường này song nhà trường không nghe phản ánh.
-
Giáo dục2 ngày trướcThấy con sợ đến lớp vì bị cô giáo phê bình viết chữ xấu, phụ huynh tá hoả tìm đến các trung tâm luyện viết chữ đẹp cho con theo học với chi phí không hề rẻ.