Sĩ tử vứt, đốt sách vở sau kì thi: một cách “ăn mừng” đáng lên án!

Vứt sách ngay tại trường thi, thậm chí đốt sách vở và… quay clip “khoe chiến tích” là những cách “ăn mừng” đầy thiển cận của một bộ phận học sinh hiện nay.

Vứt sách ngay tại trường thi, thậm chí đốt sách vở và… quay clip “khoe chiến tích” là những cách “ăn mừng” đầy thiển cận của một bộ phận học sinh hiện nay.

Kết thúc kì thi Đại học là một trong những cột mốc đáng nhớ của đời người khi chính thức tạm biệt 12 năm đèn sách và chuẩn bị bước sang một ngưỡng mới của cuộc đời. Nó cũng là một cái thở phào nhẹ nhõm, một sự tiếc nuối, hay mừng thầm háo hức sau một khoảng thời gian thức khuya dậy sớm cùng nỗi lo khắc khoải trước kì thi quan trọng. Nhưng, dù nó đáng nhớ, vất vả hay “đáng căm thù” đến thế nào đi chăng nữa thì việc ném, xé, đốt sách vở chưa bao giờ là một hành động đẹp.

Xé, vứt, đốt sách vở để... ăn mừng

Vừa qua, cộng đồng mạng lại một phen phẫn nộ khi chứng kiến một học sinh quay clip tự tay đốt sách vở sau khi thi Đại học. Học sinh này tỏ thái độ mừng vui, hỉ hả khi tự tay đốt rụi và chứng kiến đống sách vở cháy rụi thành tro. Tất nhiên, cộng đồng mạng cực kì phẫn nộ và lên án hành động xấu xí của học sinh này vì độ phản cảm, vô nghĩa, phung phí.

Sĩ tử vứt, đốt sách vở sau kì thi: một cách “ăn mừng” đáng lên án!

Sĩ tử vứt, đốt sách vở sau kì thi: một cách “ăn mừng” đáng lên án!

Sĩ tử vứt, đốt sách vở sau kì thi: một cách “ăn mừng” đáng lên án!

Cậu học sinh không ngần ngại đốt sách vở ra tro sau khì thi THPT Quốc gia. (Ảnh: Cắt từ clip)

Cậu học sinh không ngần ngại đốt sách vở ra tro sau khì thi THPT Quốc gia. (Ảnh: Cắt từ clip)

Trước đó, chúng ta cũng từng xôn xao trước hình ảnh những quyển sách Ngữ văn 12 bị vứt chỏng chơ ở góc đường Điện Biên Phủ (TP.HCM), gần địa điểm thi của Trường ĐH Mở vào kì thi Đại học, Cao đẳng năm 2012. Xa hơn, không chỉ ở Việt Nam, hình thức ăn mừng phản cảm này còn xảy ra ở Trung Quốc với những hình ảnh học sinh vứt sách vở, đề cương trắng xóa cả sân trường sau khi kì thi kết thúc.

Quyển sách Ngữ văn 12 bị vứt chỏng chơ bên cột điện sau kì thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2012. (Ảnh: Internet)

Quyển sách Ngữ văn 12 bị vứt chỏng chơ bên cột điện sau kì thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2012. (Ảnh: Internet)

Sĩ tử vứt, đốt sách vở sau kì thi: một cách “ăn mừng” đáng lên án!

Sĩ tử vứt, đốt sách vở sau kì thi: một cách “ăn mừng” đáng lên án!
Và "cơn mưa" sách vở, đề cương tại trường thi Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Và "cơn mưa" sách vở, đề cương tại trường thi Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Họ muốn chứng tỏ điều gì?                

Những học sinh này muốn chứng tỏ điều gì trong khi hành động xé, vứt, đốt sách vở chưa bao giờ được cho là hay ho hoặc thể hiện cá tính? Có lẽ nguồn cơn của việc làm này chính là những lời thách đố nhau trong quá trình ôn tập đầy khó khăn trước khi thi, rằng “tôi thề sau khi thi xong, tôi sẽ đốt hết đám sách vở này cho bõ ghét” và nhận được “sự hưởng ứng” từ phía những “người đồng cảnh ngộ”. Và ngay khi vừa hoàn thành bài thi, những cái đầu chưa nghĩ thông suốt cho rằng hiệu ứng đám đông sẽ tiếp tục nếu mình “hiện thực hóa lời thề năm nào”. Nhưng không, lần này, họ không “cool ngầu” như họ tưởng!

Chưa hết, đây rõ ràng là một sự phí phạm đáng trách. Không phải em học sinh nào cũng được sở hữu một bộ sách giáo khoa đầy đủ, dù là cũ, cho riêng mình. Một vài bộ sách giáo khoa cũ nát được nhiều học sinh chuyền tay nhau sử dụng là chuyện hoàn toàn có thật ở các trường học vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, chưa bàn đến chuyện “kẻ ăn không hết, người lần không ra” như trên, thì những quyển sách cậu học sinh ấy đang đốt có thể là một tuần, hay thậm chí một tháng âm thầm làm tăng ca của bố mẹ cậu, xa hơn nữa là nỗi lo học phí “định kì” của các bậc phụ huynh khi một năm học mới đến. Vứt, xé, đốt sách vở - họ đang xem rẻ công sức và sự hi sinh của cha mẹ mình!

Không phải ai cũng may mắn được sở hữu một bộ sách giáo khoa đầy đủ. (Ảnh: Bích Yến)

Không phải ai cũng may mắn được sở hữu một bộ sách giáo khoa đầy đủ. (Ảnh: Bích Yến)

Cuối cùng, chẳng những thể hiện ý thức kém của bản thân, thể hiện sự xem nhẹ công sức cha mẹ, họ còn vô tình chứng tỏ mình là một người không đáng tin. Thử nghĩ mà xem, sách vở là cây cầu mang họ đến với thế giới tri thức, nhưng khi vừa hoàn thành một chặng đường không quá dài trên hành trình tri thức vô tận của loài người, họ đã vội vàng phủ định sự tồn tại của chúng không thương tiếc. Và liệu rằng kiểu người này có đáng tin không khi vừa qua bên kia bờ, họ đã vội vàng “rút ván”?

“Họ đang đốt đi chính tri thức và nhân cách của mình”  

Đó là bình luận của một cư dân mạng trước clip “khoe” đốt sách vở của cậu học sinh nọ. Chỉ một phút nghĩ chưa thấu đáo, học sinh này đã tự bôi xấu hình ảnh và hạ thấp bản thân mình.

Cư dân mạng lên án, ném đá thêm một vài ngày nữa, rồi những vụ việc gây sốc, giật gân khác sẽ làm họ quên đi cậu học trò đốt sách với thái độ hỉ hả này. Nhưng có những điều có thể nói lên rất nhiều về phẩm chất một con người và sẽ ăn sâu vào suy nghĩ, hành động trong tương lai nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời.

Theo Thế giới trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.