Sợ lạm thu, nhiều trường quy định mức tối đa cho quỹ lớp

“Trị nạn lạm thu” đang được ngành giáo dục Thành phố Hà Nội quán triệt tới từng cơ sở giáo dục.

“Trị nạn lạm thu” đang được ngành giáo dục Thành phố Hà Nội quán triệt tới từng cơ sở giáo dục.

Siết chặt các khoản thu

Trong một phát biểu chỉ đạo hồi đầu năm học, ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.Hà Nội - đã khẳng định, ngành giáo dục thành phố sẽ sẽ tập trung quản lý tốt vấn đề thu chi. Năm nay, Sở GDĐT sẽ xử lý mạnh tay với những đơn vị để xảy lạm thu. Ngoài việc xử nghiêm người đứng đầu các đơn vị giáo dục nếu lạm thu, lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội cũng cho biết, các trường còn phải hoàn trả lại số tiền đã thu sai, thu vượt của phụ huynh học sinh.

Để chấn chỉnh tình trạng lạm thu, mặc dù quy định đã được nêu trong các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Hà Nội vẫn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về 7 khoản thu không được thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh. Cụ thể là: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông xe của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm thiết bị cho trường, lớp hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Nhà trường “nảy” nhiều sáng kiến

Năm học 2019-2020 này, để tránh nguy cơ các khoản thu đổ dồn vào đầu năm, nhiều trường còn có “sáng kiến” quy định mức tối đa cho Quỹ Ban cha mẹ học sinh.

Tại trường Tiểu học N.T (Cầu Giấy), nhiều phụ huynh cho hay, khoản quỹ Ban cha mẹ học sinh năm nay giảm đáng kể, chỉ bằng ½ so với mọi năm. Chị N.T.H.V - một phụ huynh có con học lớp 5 trường N.T - cho biết: “Mấy năm qua, năm thấp nhất cũng thu 700.000 đồng/cháu/học kỳ, có năm thu 1.000.000 đồng/cháu/học kỳ. Song các khoản chi cho các hoạt động chỉ chiếm tỉ lệ tương đối, còn lại phần không nhỏ để ủng hộ, chúc mừng, thăm hỏi giáo viên và lãnh đạo nhà trường. Năm nay, đi họp phụ huynh, cô giáo nói trường yêu cầu đóng quỹ lớp không quá 450.000 đồng, 50.000 đồng quỹ trường, tôi cho rằng như thế là hợp lý”.

Ở một trường khác - Tiểu học D.V (Cầu Giấy) - cũng quy định mức tối đa với quỹ lớp khoảng 500.000 đồng/học sinh/kỳ song lại nhận được phản ứng thiếu đồng tình của một số phụ huynh. Anh V.M.Q - phụ huynh của 2 con đang học tại trường này - nói rằng: “Việc nhà trường quy định mức tối đa cho quỹ Ban cha mẹ học sinh là không nên vì như vậy là nhà trường đã “lấn sân” vào khoản thu thỏa thuận của các phụ huynh. Mức thu 500.000 đồng/kỳ/học sinh chắc chắn không đủ, khi đó sẽ lại phải thu thêm. Việc này sẽ gây thêm tâm lý thiếu thống nhất trong phụ huynh”. Anh V.M.Q cũng cho biết thêm, dù nhà trường yêu cầu thu 500.000 đồng tiền quỹ nhưng các phụ huynh lớp con anh vẫn quyết định thu 700.000 đồng/học sinh/kỳ để đảm bảo chi tiêu.

Theo chị N.T.L có con học tại trường Tiểu học G.T (Gia Lâm), cô giáo chủ nhiệm đề nghị năm nay Ban đại diện cha mẹ học sinh chọn 1 trong 2 phương án. Thứ nhất dựa trên hoạt động của các con và từ chi thực tế sẽ thu theo từng hoạt động. Thứ hai, phụ huynh tự nguyện đóng góp dựa trên điều kiện của gia đình, bỏ vào phong bì và chi hoạt động cho các con theo số tiền đóng góp.
 

 

Theo Lao động

 


lạm thu tiền trường

tiền trường

lạm thu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.