- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tâm sự của những phụ huynh có con đi du học: Con cái cô đơn một nhưng bố mẹ già lại nhung nhớ gấp vạn phần
Du học sinh khi đặt chân đến một đất nước mới thường có rất nhiều vấn đề cần phải đối mặt.
Du học sinh khi đặt chân đến một đất nước mới thường có rất nhiều vấn đề cần phải đối mặt. Đôi khi trong quá trình trưởng thành, họ quá tập trung vào bản thân và những rắc rối của chính mình mà quên mất bố mẹ ở nhà cũng có những nỗi niềm riêng.
Khi nghĩ đến du học, phần lớn mọi người sẽ nghĩ đến cuộc sống du học vất vả, học tập khó khăn, sự cô đơn hay lúc nào cũng phải làm mọi thứ một mình của các du học sinh. Mặt còn lại của câu chuyện là cảm nhận của bố mẹ khi có con cái đi du học và cuộc sống của họ cũng thay đổi như thế nào thì lại ít ai nghĩ đến.
Thanh là một cô gái 22 tuổi, đã đi du học được 4 năm. Vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu, cô nhận được một tin nhắn thật dài từ bố mẹ, nói rằng cô ít gọi điện về nhà hỏi thăm gia đình, không quan tâm tới mọi người. Thanh nhớ lại, tần suất cô gửi tin nhắn về nhà sẽ là khoảng một tuần một lần, như vậy cũng không phải ít. Khi nào có gì thay đổi trong học tập hay công việc cô sẽ gọi điện báo cho bố mẹ biết, còn những rắc rối riêng của mình thì cô giữ lại để không khiến bố mẹ lo. Tại sao bố mẹ lại nói cô không quan tâm?
Cuộc sống của gia đình Thanh cũng đã thay đổi rất nhiều kể từ khi cô đi du học. Trong nhà có bốn người giờ vắng hẳn một tiếng nói. Bữa cơm chỉ còn ba người, đôi khi bố mẹ đi làm về muộn, em trai cô hay phải ăn cơm một mình. Thanh đã không ở đó trong quá trình dậy thì và lớn lên của em trai cô. Bố mẹ cô thì nhớ nhung con gái, cũng muốn cập nhật tình hình thường xuyên. Nhưng một vài cuộc điện thoại cũng khó có thể làm cho bố mẹ cô bớt lo lắng, càng không thể bù đắp được tình cảm gia đình.
Có lẽ vấn đề giữa Thanh và bố mẹ cũng giống như câu chuyện muôn thuở của bao người: xa mặt cách lòng. Thanh là một người không biết thể hiện tình cảm bằng lời nói. Nếu ở gần, cô sẽ thể hiện sự quan tâm bằng hành động. Cô sẽ đi chợ nấu cơm, làm việc nhà, để ý bếp núc, lắng nghe mọi người nói chuyện và để ý xem họ cần gì. Còn khi ở xa, những cuộc nói chuyện thật khô khan qua điện thoại đã khiến bố mẹ Thanh dần dần cảm thấy có khoảng cách.
Gia đình nào cũng vậy. Bố mẹ nuôi con gần 20 năm cuộc đời, ắt hẳn khó lòng quen được với việc cuộc sống của chúng nay đã nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Không thể bảo vệ chở che hay uốn nắn dẫn dắt, con đường mà con chọn bây giờ là hoàn toàn của con.
Những người trẻ khi xa rời vòng tay bố mẹ thì phần lớn lại cảm thấy tự do, sung sướng nhiều hơn là cảm giác nhớ thương, thiếu thốn tình cảm. Tới lúc va vấp, nhiều vấn đề ập đến, họ chỉ có thể tập trung vào bản thân.
Chính vì tuổi đời còn ít nên họ chưa nhận ra ngoài họ, những người khác cũng đang có những vấn đề tương tự. Đặc biệt là bố mẹ. Họ cũng là người, cũng có rất nhiều vấn đề nhưng đã gánh vác được hết và còn nuôi nấng được những đứa con lớn khôn.
Điều mà bố mẹ có thể làm thứ nhất là chấp nhận chuyện con cái của mình khi đủ lông đủ cánh sẽ bay đi. Bố mẹ lúc này chỉ có thể đưa ra lời khuyên và ủng hộ con với mọi quyết định mà con đưa ra.
Thứ hai là chờ con cái trưởng thành thêm. Qua đi độ tuổi trẻ dại, sẽ đến một độ tuổi chúng hiểu được nỗi lòng của các bậc phụ huynh, của đấng sinh thành. Nước chảy xuôi không bao giờ chảy ngược. Con cái không bao giờ có thể đền đáp hết công ơn của bố mẹ.
Ngày nay công nghệ đã đưa con người lại gần nhau hơn. Đây cũng là một cơ hội để du học sinh quan tâm tới bố mẹ, gọi điện về nhà thường xuyên. Ít người biết, có ai đó cũng đã khóc rất nhiều mỗi lần tiễn một người ra sân bay. Đó có thể là giọt nước mắt lặng thầm của bố, hay cả một "biển" nước mắt của mẹ, nhưng họ cũng sẽ không bao giờ nói. Bố mẹ không cần tiền, không cần quà hay bất cứ cái gì nhiều của các con. Họ chỉ cần được những lời hỏi han từ chúng là đủ rồi.
THEO HELINO
- Giáo dục26 phút trướcCô giáo chủ nhiệm đăng clip cảnh hàng chục học sinh lớp 9 cầm lon bia hô “1, 2, 3, zô” chúc tụng nhau. Cô giáo không ngăn cản mà còn cổ vũ, kích động chúng uống bia.
- Giáo dục18 giờ trướcMột học sinh trường THPT Nguyễn Văn Linh (TP.HCM) phát hiện gián trong phần cơm trưa. Nhà trường đã kiểm tra nhưng không biết nguyên nhân từ đâu.
- Giáo dục1 ngày trướcNgày 3/3, đoạn clip ghi lại cảnh một nam sinh bị 3 học sinh khác đấm đá túi bụi trong khu nhà vệ sinh khiến cộng đồng mạng xôn xao.
- Giáo dục2 ngày trướcĐại diện Bộ GD-ĐT vừa lý giải về nghĩa của từ “bắt buộc” trong quyết định thí điểm đưa môn Tiếng Hàn trở thành một trong các môn Ngoại ngữ 1.
- Giáo dục2 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/2/2021.
- Giáo dục2 ngày trướcCứ ngỡ "drama" này chỉ có 2 nhân vật tham gia nhưng dần dần, nhiều tên tuổi lớn trong làng Vật Lý cũng góp mặt, tranh cãi sôi nổi.
- Giáo dục3 ngày trướcSở GD-ĐT Hải Dương vừa có công văn về việc tổ chức dạy và học sau cách ly xã hội toàn tỉnh.
- Giáo dục3 ngày trướcMặc dù Bộ có chỉ đạo các trường tự chủ về mặt thời gian, nhưng Hà Nội đề nghị Bộ GD&ĐT có định hướng về lịch học trở lại sau ngày 8/3 để không dồn vào một thời điểm.
- Giáo dục3 ngày trướcChương trình “Du học không gián đoạn” do Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) triển khai, giúp học sinh có cơ hội học tập trong môi trường quốc tế tại Việt Nam, chuyển tiếp về nước từ đại học nước ngoài hoặc chuyển tiếp du học từ Việt Nam.