Thầy cô chúng ta đã thay đổi - Hành trình 9 tháng cô giáo dạy Sử tìm lại sự tôn trọng của học trò khiến bao người rơi nước mắt

Sau hành trình kéo dài 9 tháng, cô Nga nhận ra sự tôn trọng không phải xuất phát từ khoảng cách giữa cô và trò, ngược lại nó bắt nguồn...

Sau hành trình kéo dài 9 tháng, cô Nga nhận ra sự tôn trọng không phải xuất phát từ khoảng cách giữa cô và trò, ngược lại nó bắt nguồn từ tình yêu. Bên cạnh học sinh, cô muốn mình là một người bạn để có thể lắng nghe tâm sự của các em.
 

"Thầy cô chúng ta đã thay đổi" là chương trình truyền hình thực tế với mục đích giúp các giáo viên vượt qua những khó khăn mà họ phải đối mặt trong môi trường sư phạm. Ngay khi mới phát động, BTC đã nhận được hơn 1.000 đơn tham gia của các thầy cô giáo trên toàn quốc. Và trong số họ, đã có 8 người dũng cảm bước chân thực sự vào hành trình gian khó này. Không chỉ là cơ hội để lắng nghe các em học sinh, khoảng thời gian hơn 9 tháng sẽ giúp họ hiểu bản thân hơn và nhất là thay đổi chính mình.

8 thầy cô giáo với 8 câu chuyện, 8 hành trình khác nhau nhưng họ cùng mong muốn đi tìm ý nghĩa đích thực của công việc dạy học, đi tìm bí mật giúp tạo nên một lớp học hạnh phúc. Họ đã dũng cảm công khai lớp học của mình và chấp nhận thử thách để trở thành một người giáo viên mẫu mực.


Clip: VTV Đặc biệt - Thầy cô chúng ta thay đổi. Nguồn: VTV.

Chủ đề trong chương trình sẽ tương ứng với 8 câu chuyện từ các thầy cô tham gia, mỗi chuyện là một mẩu trong cuộc sống sư phạm giảng dạy hàng ngày của họ. Xuất phát từ những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất nhưng để lại cho người xem bao xúc cảm.

Và hãy cùng lắng nghe hành trình của một cô giáo dạy Sử ở Vĩnh Phúc với bài học cô mang đến chương trình có tên gọi: Trường học là sự tôn trọng.

Thầy cô chúng ta đã thay đổi - Hành trình 9 tháng cô giáo dạy Sử tìm lại sự tôn trọng của học trò khiến bao người rơi nước mắt - Ảnh 2.
8 thầy cô giáo trên hành trình thay đổi chính mình.

Trong quãng thời gian đi dạy, có những lúc cô Lê Thanh Nga cảm thấy mọi thứ thật mệt mỏi, chán nản, thậm chí là cô đã từng muốn bỏ nghề. Cô Nga sợ một điều rằng, 20 năm sau nhìn lại dấu ấn nghề nghiệp sẽ chẳng có gì cả. "Càng dạy càng đuối hơi, giống như một quả pin sắp hết năng lượng vậy. Tôi muốn sạc lại".

Cô giáo Nga bắt đầu thử thách thay đổi bản thân mình từ tháng 11/2016, các máy quay được lắp đặt trong lớp học để ghi lại những hình ảnh chân thực nhất về cảm xúc, hành động của cô giáo và học sinh. Người xem dễ dàng nhận thấy rằng, cô Nga thừa năng lượng và chuyên môn để có thể truyền đạt hết tất cả kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, cô cảm thấy đuối dần bởi một lẽ, cô nhận ra học sinh... không đủ tôn trọng mình.

Thầy cô chúng ta đã thay đổi - Hành trình 9 tháng cô giáo dạy Sử tìm lại sự tôn trọng của học trò khiến bao người rơi nước mắt - Ảnh 3.

Cô giáo Lê Thanh Nga. Ảnh cắt từ clip.

Vào học muộn, không tập trung trong giờ học, đùa nghịch,... Đáp lại tất cả những hành động của học sinh, cô Nga thường nhăn mặt hoặc hay tỏ ra cáu gắt. Đương nhiên điều này tạo ra khoảng cách giữa cô và trò, cô vẫn cứ gắt, trò vẫn cứ ung dung, không quan tâm gì. Và như thế, mỗi ngày đến lớp không còn là một ngày vui. Cô thấy học sinh không đủ tôn trọng mình, và bản thân cô lại không thể hiểu các em.

Trên con dốc mất đi sự tôn trọng của học trò, cô Nga đang đứng trên đỉnh dốc. Chỉ cần thả phanh thôi cả cô và trò sẽ trượt hẳn, mất đi những giá trị vốn có. Có những lời nói của cô khiến học sinh buồn, biến những lỗi lầm lẽ ra cá nhân lại trở nên công chúng hóa. Trước lớp, có những em đã cảm thấy tự ti nghiêm trọng và không được tôn trọng bởi chính cô giáo và các bạn. Nếu nhìn về một tờ giấy bị nhàu nát với hàng ngàn vết tổn thương, thì mỗi lời nói của cô Nga chính là một vết trên đó.

Chung quy lại giữa hai bên, học trò và cô giáo đều không có sự tôn trọng lẫn nhau. Nhưng nếu đòi hỏi sự thay đổi nên xuất phát từ phía nào, thì lẽ chính đáng cô giáo Nga sẽ là người phải bắt đầu.

Thầy cô chúng ta đã thay đổi - Hành trình 9 tháng cô giáo dạy Sử tìm lại sự tôn trọng của học trò khiến bao người rơi nước mắt - Ảnh 4.

Cô Nga nhận ra mình đã sai và cần phải thay đổi để tiếp tục trên con đường nghề nghiệp mình đã chọn. Ảnh cắt từ clip.

Nhận thử thách từ phía chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" bằng cách mỗi ngày đến lớp, cô Nga sẽ cười nhiều hơn, hỏi thăm từng em học sinh và trở nên dễ gần hơn trong mắt các em. Cô cũng đã dành thời gian lên Hà Nội để tìm hiểu phương pháp dạy và học phù hợp nhất, chuẩn bị những giờ học sôi nổi có sự giao lưu giữa trò và cô thay vì chỉ đơn thuần một chiều như thời gian trước.

Và sau hơn 2 tháng tự bản thân thay đổi, cô Nga đã dần tìm lại được những nụ cười, niềm đam mê mà tưởng như đã mất đi nhiều tháng trước đó. "Hóa ra mình đã sai, sự khoảng cách giữa trò và cô là không cần thiết. Sự tôn trọng không có nghĩa là mình có khoảng cách, mà nó phải bắt nguồn từ tình cảm. Nếu học sinh không có sự yêu quý giáo viên, thì đó chỉ là sợ chứ không phải tôn trọng", cô Nga tâm sự.

Thầy cô chúng ta đã thay đổi - Hành trình 9 tháng cô giáo dạy Sử tìm lại sự tôn trọng của học trò khiến bao người rơi nước mắt - Ảnh 5.
Thầy cô chúng ta đã thay đổi - Hành trình 9 tháng cô giáo dạy Sử tìm lại sự tôn trọng của học trò khiến bao người rơi nước mắt - Ảnh 5.
Thầy cô chúng ta đã thay đổi - Hành trình 9 tháng cô giáo dạy Sử tìm lại sự tôn trọng của học trò khiến bao người rơi nước mắt - Ảnh 5.
Những hành động như nhăn mặt, khoanh tay,... của cô giáo Nga khiến nhiều em học sinh bị tổn thương và tạo khoảng cách trong lớp học. Ảnh cắt từ clip.

Nếu như trước đây lớp học căng thẳng, chỉ có 1 phía cười thì giờ cả cô và trò cũng cười với nhau. 9 tháng trước đây hình ảnh cô Nga hiện lên trong tâm trí học sinh chỉ là những cái khoanh tay xa cách, nét mặt khó chịu thường trực,... Nhưng bây giờ khi đã bắt đầu mở lòng với học sinh, tin tưởng và lắng nghe các em, lớp học trở nên sôi nổi hơn.

Khoảnh khắc cô Nga bước từ trên bục xuống, giang tay như muốn ôm tất cả các em học sinh vào lòng mang lại cái gì đó nồng ấm như muốn phá tung mọi khoảng cách. Nếu như trước đây cô xây dựng hình ảnh con gà chọi đầy mạnh mẽ thì bây giờ, bên cạnh học sinh cô muốn mình là một người bạn, không nhất thiết là tri kỉ để có thể lắng nghe tâm sự của các em.

9 tháng là cả một khoảng thời gian dài để cô Nga nhận ra trường học là sự tôn trọng lẫn nhau giữa cô và trò. Niềm hạnh phúc như chực vỡ òa khi các em nhẹ nhàng ôm cô và nói rằng: "Cô Nga là người mẹ thứ 2 của chúng em". Dẫu biết sau này trên con đường giảng dạy sẽ còn có những lúc mệt mỏi và chán chường nhưng chúng tôi tin, bằng tình yêu nghề và thương yêu học trò, cô Nga sẽ luôn mạnh mẽ và sẵn sàng thay đổi bản thân để bước tiếp.

Theo Thời Đại


học sinh

cô giáo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.