Thấy gì sau liên tiếp vụ học sinh đánh nhau đến nguy kịch?

Thạc sĩ Tâm lý học Nguyễn Hồng Ân cho rằng trẻ lên tiếng, chia sẻ về bạo lực học đường và mong muốn tìm giải pháp là sự dũng cảm đáng được ghi nhận.

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ bạo lực học đường đã xảy ra ở các địa phương trên cả nước. Ngày 29/3, vì mâu thuẫn trên mạng xã hội, nữ sinh L.T.Y.N. (16 tuổi, học sinh lớp 10), trường THPT Hương Trà (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) đã bị bạn học đánh gây chấn động não.

Cũng vì mâu thuẫn từ trước, chiều 25/3, tại khu vực cổng trường THPT Phan Bội Châu (tỉnh Hải Dương), nam sinh B.D.H. (lớp 12) đã dùng dao đâm em N.H.M.Đ. (học lớp 10). Nạn nhân bị thương nặng, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Hai nam sinh trong vụ việc đều không phải là học sinh cá biệt, học lực khá, chưa từng bị kỷ luật.

Trước đó, ngày 23/3, khoảng 3 học sinh của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) đã dùng hung khí hành hung làm một học sinh khác bị thương, phải đi cấp cứu.

Hôm 17/3, tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) cũng xảy ra một vụ việc nữ sinh đánh nhau. Nhóm 4 nữ sinh quận Đồ Sơn đánh gây thương tích cho hai nữ sinh ở quận Dương Kinh, trong đó một em phải nhập viện.

Thạc sĩ Tâm lý học Nguyễn Hồng Ân - Giám đốc Chương trình Tâm lý học của ĐH Hoa Sen, cho biết thời gian ở nhà do dịch Covid-19, trẻ có thể gặp những khó khăn về sức khỏe tinh thần như: stress vì giãn cách, tách biệt với các mối quan hệ, áp lực học tập... Khi quay trở lại trường, những khó khăn này nếu chưa được giải quyết sẽ tạo ra nhiều căng thẳng và áp lực, được thể hiện qua các mâu thuẫn, xung đột trực tiếp giữa trẻ với bạn bè. Từ đó, góp phần làm gia tăng tần suất các vụ bạo lực học đường hiện nay.

Thấy gì sau liên tiếp vụ học sinh đánh nhau đến nguy kịch?-1
Nữ sinh ở Hải Phòng bị đánh hội đồng khi mâu thuẫn lúc đang rửa tay. Ảnh: P.T.

Phải hỗ trợ nạn nhân kịp thời

Trên góc nhìn mang tính nhân văn, ông Ân nhận định trẻ bị bạo hành và trẻ có hành vi bắt nạt, bạo lực bạn bè đều cần được hỗ trợ tham vấn tâm lý.

Đối với nạn nhân bị bắt nạt, bạo lực học đường thì những hệ quả về mặt tâm lý và cảm xúc có thể rất lớn. Các di chứng do bạo hành thường kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống và tương lai của nạn nhân. Vì vậy, đối tượng này cần được hỗ trợ kịp thời với thời gian phù hợp, không đơn giản là một, hai buổi nói chuyện.

Theo ông Ân, bị bắt nạt, bạo lực trong học đường không phải là lỗi của nạn nhân. Người lớn cần trân trọng sự dũng cảm lên tiếng và những mong muốn thay đổi trong cuộc sống của các em.

"Ai thực hiện hành vi bạo lực hoặc mang tính chất bắt nạt thì cần có trách nhiệm với hành vi của bản thân. Nạn nhân không phải là người có lỗi", ông Ân nói.

Để hỗ trợ những trẻ bị bắt nạt, bạo lực học đường, ông Ân nhận định gia đình có thể lắng nghe và khuyến khích sự chia sẻ của trẻ. Đôi khi trẻ sẽ sợ hãi vì phải nói về những điều đã xảy ra nên sự kiên nhẫn và bình tĩnh của bố mẹ là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần thể hiện sự quan tâm chân thật, sẵn sàng hỗ trợ, giúp trẻ nhận biết mình có quyền được an toàn. Phụ huynh nên cùng trẻ lên kế hoạch để giải quyết vấn đề. Việc trẻ được tham gia ra quyết định sẽ góp phần khiến các bạn cảm thấy sự tôn trọng và gia tăng cảm giác tự quyết.

Tránh "dán nhãn" học sinh có hành vi bắt nạt, bạo hành bạn bè

Đối với những học sinh có hành vi bắt nạt, bạo hành bạn bè, Thạc sĩ Nguyễn Hồng Ân cho rằng chính các bạn cũng là những người cần được quan tâm, yêu thương và hỗ trợ. Trong đó, vai trò phòng tránh của nhà trường và cộng đồng là rất quan trọng. Người lớn cần nhận biết các "dấu hiệu sớm" của những hành vi nguy cơ có thể dẫn đến vấn đề bạo lực học đường để hỗ trợ đối tượng này ngay lập tức.

Các dấu hiệu đó có thể là biểu hiện gặp của việc trẻ gặp khó khăn khi thích ứng với môi trường mới, hoặc thiếu những năng lực trong giao tiếp và kiềm chế, quản lý cảm xúc của mình. Ông Ân cho rằng nhà trường và cộng đồng không nên để xảy ra bạo lực học đường rồi mới tìm cách hỗ trợ.

Cũng theo ông Ân, khi xử lý những học sinh có hành vi bạo hành, bắt nạt bạn bè, nhà trường và gia đình nên tránh "dán nhãn", đặt "biệt danh", khiến đối tượng này trở thành người bị tẩy chay hoặc làm hành vi bạo lực trở thành "đặc điểm nhận dạng" của các bạn. Cách xử lý này không giúp trẻ có hành vi bạo lực, bắt nạt tìm thấy lối ra trong tương lai hoặc trong cách hành xử của bản thân. Đôi khi còn đẩy các bạn vào những lối hành xử, tính cách tiêu cực hơn.

"Chúng ta cần hỗ trợ về tâm lý cho các học sinh có hành vi bắt nạt, bạo hành bạn bè. Những khó khăn trong đời sống, gia đình, học tập... có thể ảnh hưởng tới việc xử lý cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn. Nhà trường, gia đình cần giúp các bạn học cách làm việc và giải quyết mâu thuẫn với nhau, nói không với sử dụng bạo lực", ông Ân nói.

Tạo môi trường an toàn cho tất cả học sinh

Theo ông Ân, để xử lý một vụ việc bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp giữa trường học, cộng đồng và gia đình. Nhà trường không thể kiểm soát tất cả học sinh. Khi trẻ ra ngoài khuôn viên, thầy, cô giáo khó có khả năng can thiệp và hỗ trợ, kiểm soát.

Tuy nhiên, ông Ân nhận định các cơ sở giáo dục ở Việt Nam cần cải thiện cách xử lý và phản ứng khi phát hiện những vụ việc mang tính chất bạo lực, bắt nạt ở trường học; đảm bảo hỗ trợ cả hai đối tượng là nạn nhân và trẻ có hành vi bắt nạt, bạo lực với bạn bè.

Bên cạnh đó, trường học cần có thêm các chương trình ngoại khóa, hướng dẫn thật sự chất lượng, khoa học để làm tăng các mối quan hệ, cải thiện không khí trong lớp học; tạo điều kiện để học sinh nâng cao khả năng xã hội, giao tiếp và xử lý cảm xúc của bản thân.

Sau mỗi vụ việc bạo lực học đường, có khả năng nạn nhân sẽ gặp khó khăn trong việc quay trở lại trường, tránh né với những bối cảnh, cá nhân đã gây ảnh hưởng đến mình. Theo ông Ân, việc này có thể xảy ra do nạn nhân vẫn còn cảm giác môi trường học đường không an toàn và nhận thấy còn có sự đe dọa.

Thầy, cô giáo đôi khi không nắm bắt được cụ thể sự việc, chỉ giải quyết, xử lý "sơ sài" các tình huống bạo lực, lạm dụng. Điều này góp phần làm tăng khả năng tái lập các hành vi tiêu cực trong tương lai, đẩy các học sinh bị bạo hành vào những tình huống nghiêm trọng hơn, làm mất niềm tin của trẻ vào khả năng mình được hỗ trợ, giúp đỡ.

"Rất khó để một người quay lại môi trường mà bản thân đã bị bắt nạt, bạo hành và cảm thấy bị đe dọa. Nhà trường phải trở thành môi trường an toàn cho tất cả học sinh. Vì vậy, tập thể nhà trường cần giải quyết triệt để các vấn đề khi phát hiện sự việc bạo lực học đường với một quy trình nghiêm túc, phù hợp", ông Ân nhấn mạnh.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/thay-gi-sau-lien-tiep-vu-hoc-sinh-danh-nhau-den-nguy-kich-post1307731.html?fbclid=IwAR0FizaPAnBegK3nbH1F9gRhoGbO78LTFTDKeSIO9O5a4xzAkUfWzOra1Rg

bạo lực học đường


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.