Thêm một bài thơ "trách nhẹ" phụ huynh đừng đổ hết lên đầu thầy cô, đừng coi thường nghề giáo

Những người theo đuổi nghiệp "gieo chữ" có thật nhiều tâm sự chẳng biết nên tỏ cùng ai.

Những người theo đuổi nghiệp "gieo chữ" có thật nhiều tâm sự chẳng biết nên tỏ cùng ai.
 

Video: Bạn có nhớ được tên thầy cô giáo hồi lớp 5?

Giống như bao nghề khác, nghề giáo là một nghề nghiệp cao quý đáng trân trọng. Tuy nhiên, nghề này còn có tính chất riêng vô cùng đặc biệt, bởi dưới bàn tay dạy dỗ, dìu dắt của người thầy chính là tương lai của rất nhiều thế hệ con trẻ. Vậy nhưng, gần đây, vì những sự vụ tiêu cực xảy ra trong ngành giáo dục, rất nhiều bậc phụ huynh không còn tin tưởng vào cái tâm của người làm thầy.

Sau bài thơ "trần tình" nỗi niềm của thầy cô giáo dạy hợp đồng, lại có thêm bài thơ tâm sự về những điều mà người giáo viên mong mỏi được phụ huynh thấu hiểu. Những khi bất lực nhìn học trò nghịch ngợm, không nghe lời, những lúc mỏi mệt bởi áp lực..., người thầy, người cô không biết nên kể cùng ai. Tất cả nỗi niềm đó đều được thể hiện trong bài thơ.

"Phụ huynh ơi đừng nên soi mói

Bắt lỗi giáo viên khi họ dạy con mình

Ở trên lớp cô gồng mình gieo chữ

Nỗi nhọc nhằn nào ai thấu được đâu...

Một lớp học có biết bao nhiêu cháu

Không phải một nhà nên tính cách khác nhau

Về nhận thức hoàn toàn không giống

Hỏi phụ huynh dạy thế có dễ không?!

Chưa kể đến những học trò ương bướng

Cô giảng bài, mắt ngơ ngác vu vơ

Trong tiết học, cô quay như chong chóng

Kèm cặp em này, bồi dưỡng giúp em kia

Phụ huynh ơi đặt mình vào cương vị

Làm giáo viên trên lớp thử một giờ

Sẽ thấu được nỗi nhọc nhằn vất vả

Sự nghiệp "trồng người" thầy chưa kể trò ơi...

Có những học trò nói mãi vẫn lơ mơ

Đau đầu lắm, cô mỏi mồm khản tiếng

Truyền kỹ năng, kiến thức mới cho trò

"Nước đổ lá khoai" - vẫn chỉ vậy mà thôi.

Có những lúc cô thấy mình bất lực

Trò chưa ngoan, chưa biết vâng lời

Phụ huynh ơi, sao nỡ lòng không hiểu

Đã không thương sao còn nỡ coi thường

Vậy thực sự nghề nào cao quý nhất?"

Thêm một bài thơ trách nhẹ phụ huynh đừng đổ hết lên đầu thầy cô, đừng coi thường nghề giáo-1Bài thơ là "tiếng lòng" của rất nhiều người làm nghề giáo.

Ngay khi được đăng tải trên mạng xã hội, bài thơ đã nhận được sự đồng cảm từ nhiều thầy cô bởi nó nói lên đúng nỗi niềm mà chỉ người trong nghề mới hiểu. "Cảm ơn tác giả đã nói hộ chúng em", "Bài thơ là nỗi lòng của mỗi thầy cô giáo thời đại 4.0", "Nghe mà cảm động quá. Thấy thương cho các bậc làm thầy làm cô. Mong phụ huynh hãy thấu hiểu"... là những bình luận dành cho bài thơ.

Thêm một bài thơ trách nhẹ phụ huynh đừng đổ hết lên đầu thầy cô, đừng coi thường nghề giáo-2

Bài thơ nhận được 1.1k lượt thích và hàng trăm bình luận cũng như chia sẻ

Thêm một bài thơ trách nhẹ phụ huynh đừng đổ hết lên đầu thầy cô, đừng coi thường nghề giáo-3

Rất nhiều thầy cô biết ơn tác giả đã nói đúng những tâm sự của người làm nghề giáo

Bên cạnh đó, cũng có một số phụ huynh để lại bình luận an ủi và thể hiện niềm tin dành cho các thầy cô. "Thầy cô rất vất vả và tôi hiểu điều đó. Một cháu nhỏ ở nhà còn không dạy được huống chi một lớp học, dạy vất vả lắm chứ!", chị T.L tỏ ra thông cảm.

Còn chị T.Đ cũng chia sẻ: "Tôi cũng là phụ huynh có con nhỏ. Học ở nhà có 2 đứa mà mỏi miệng khan cả tiếng và bực mình, nên khi nói các cô thì hãy nhìn nhận vấn đề của con mình. Tôi mà thấy nói cô la hay bị đòn về hỏi tại sao mà bị la, bị ăn roi, nó trả lời là con sai, tôi làm mẹ sẽ nói không bao giờ đổ lên đầu các cô".Thêm một bài thơ trách nhẹ phụ huynh đừng đổ hết lên đầu thầy cô, đừng coi thường nghề giáo-4

Thêm một bài thơ trách nhẹ phụ huynh đừng đổ hết lên đầu thầy cô, đừng coi thường nghề giáo-5

Thêm một bài thơ trách nhẹ phụ huynh đừng đổ hết lên đầu thầy cô, đừng coi thường nghề giáo-6

Bình luận thấu hiểu của một số phụ huynh gửi tới các thầy cô

Có thể thấy áp lực khi phải dạy dỗ, uốn nắn hàng chục em nhỏ trong một tập thể, mỗi em lại có tư duy, tính cách và nhận thức khác nhau quả là một điều không dễ dàng. Nếu những khó khăn đó được phụ huynh thông cảm và thấu hiểu, cùng phối hợp với nhà trường để dạy dỗ trẻ thì chất lượng giảng dạy sẽ tốt hơn rất nhiều.

Và cũng sẽ không còn những thầy cô phải tự hỏi trong bất lực: "Phụ huynh ơi, sao nỡ lòng không hiểu. Đã không thương sao còn nỡ coi thường. Vậy thực sự nghề nào cao quý nhất?"
 


Theo Khám Phá

 


nghề giáo viên

cô giáo

bài thơ

nghề giáo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.