- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thưởng Tết giáo viên vùng khó: Con số ít ai ngờ tới
Thầy Một cho biết, giáo viên dạy học vùng khó đa số đều không ngóng trông gì thưởng Tết, chỉ cần học sinh tới trường đầy đủ, các em chăm ngoan đã là phần thưởng lớn nhất với thầy cô.
Càng gần Tết Nguyên đán, câu chuyện thưởng Tết lại càng được quan tâm. Tuy nhiên, đối với giáo viên vùng cao, thưởng Tết dường như là điều xa vời.
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Văn Huỳnh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học&THCS Pá Lau (Trạm Tấu, Yên Bái) cho biết, thầy cô nơi đây gần như không có khái niệm về thưởng Tết, bởi khoản này nếu có cũng không đáng kể.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học&THCS Pá Lau có 28 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Mỗi nhà giáo sẽ được thưởng khoảng 500.000 đồng dịp Tết, cộng 200.000 - 300.000 đồng động viên của công đoàn trường. Lý giải về số tiền thưởng Tết thấp, ông Huỳnh nói rằng, hằng năm nhà trường tiết kiệm chi khoảng 10% để cuối năm có thêm một khoản nho nhỏ gọi là động viên tinh thần các thầy cô.
Học sinh tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học&THCS Pá Lau. Ảnh: NTCC.
“Nguồn chi hoạt động phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương và đơn vị, do đó trường cân đối, chắt chiu lắm cũng chỉ được vài trăm nghìn mỗi năm gọi là động viên thầy cô sau một năm nhiều nỗ lực. Điều tôi thấy may mắn nhất là mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng đội ngũ giáo viên nhà trường vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan và lòng yêu nghề”, ông Huỳnh nói.
Thầy Trương Công Một, Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, với giáo viên dạy học ở vùng khó khăn như trường thầy, Tết mang giá trị tinh thần hơn. Nhiều trường thành phố thưởng nhiều còn giáo viên tại đây chỉ biết cùng động viên nhau vượt qua thử thách, không ai nghĩ đến thưởng Tết to.
"Ngân sách cấp cho giáo dục hàng năm có hạn, khoản chi nào cũng có kế hoạch và được tính toán, cân nhắc kĩ càng nên không có nguồn thu, cũng không dư. Năm nào nhà trường, công đoàn cũng cố gắng động viên tinh thần mỗi giáo viên hợp đồng khoảng hơn 1 triệu", thầy Một cho biết.
Theo thầy Một, quà Tết cho giáo viên không có giá trị vật chất nhiều. Khái niệm "thưởng Tết" vẫn xa xỉ với nhà giáo vùng khó. Ai cũng hiểu đặc thù nghề nghiệp nên bằng lòng chấp nhận chứ không lấy đó làm buồn phiền.
“Đặc thù cuộc sống người dân có nhiều khó khăn nên cũng không có khái niệm biếu quà Tết thầy cô. Giáo viên dạy học vùng khó đa số đều cho rằng, chỉ cần học sinh tới trường đầy đủ, các em chăm ngoan đã là phần thưởng lớn nhất với thầy cô rồi”, thầy Một cho hay.
Cô giáo Lê Thị Hoa (giáo viên Hoàng Su Phì, Hà Giang) chia sẻ: “Mấy chục năm gắn bó với nghề, tôi chưa từng biết tới khái niệm thưởng Tết. Nhưng chúng tôi quen và coi đó như điều hiển nhiên, tất nhiên có thì vui, không có cũng chẳng ưu phiền hoặc vì thế chán nghề.
Đa phần học sinh của chúng tôi đều là con, em người dân tộc thiểu số, quanh năm vất vả với nương rẫy, nhiều người dân không có điều kiện để cho con đi học. Tôi không nhớ nổi bao lần, cứ sau Tết là học sinh bỏ học, tôi phải đến tận nhà vận động các gia đình cho con đi học. Vì thế, với tôi, mỗi Tết đến chỉ mong bản thân có nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến và gắn bó với nghề”.
Thưởng Tết cho giáo viên nói chung và với giáo viên vùng khó nói riêng tuy không mới nhưng lại là điều trăn trở mỗi dịp Tết Nguyên đán. Thực tế cho thấy, hầu hết giáo viên có mức thưởng Tết rất eo hẹp, trừ một số ít trường ở vùng có điều kiện thuận lợi. Thậm chí, có những nhà trường, giáo viên được thưởng Tết 50 - 100 nghìn đồng/người. Điều này, phụ thuộc nhiều vào nguồn thu của nhà trường.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục1 giờ trướcHầu hết các trường đại học trên cả nước đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 để sinh viên chủ động sắp xếp thời gian về quê đoàn tụ cùng gia đình.
-
Giáo dục4 giờ trước"Sân trường tập trung hơn 1.725 học sinh, các em đang tham gia hoạt động nên nhiệt độ trong cơ thể tăng cao. Nhiều em cởi áo khoác cầm trên tay vì không chịu được nóng", Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) giải thích.
-
Giáo dục4 giờ trướcMột số trường đại học vừa đưa ra cảnh báo khẩn về việc xuất hiện nhiều văn bản giả mạo, có nội dung cấp học bổng du học hay giao lưu với sinh viên quốc tế.
-
Giáo dục13 giờ trướcNhiều phụ huynh tại Đà Nẵng đã bức xúc khi các em học sinh trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu) phải cởi áo ấm, chỉ mang đồng phục dưới thời tiết lạnh lẽo, trong khi thầy cô vẫn mang áo ấm, choàng khăn.
-
Giáo dục15 giờ trướcLãnh đạo ĐH Huế đã chỉ đạo các phòng ban liên quan lập hội đồng, đánh giá lại luận án tiến sĩ bị tố đạo văn của bà Lê Thị An Hoà sau khi nhận được công văn của Bộ GD-ĐT.
-
Giáo dục20 giờ trướcSở GD-ĐT TPHCM xây dựng dự thảo, đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp từ năm học 2025 - 2026, như một món quà chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Giáo dục22 giờ trướcKhông ít phụ huynh bày tỏ, thời gian bắt trẻ ngồi luyện viết chữ đẹp, thà để con đọc sách, vui chơi cho đỡ lãng phí tuổi thơ, tiền bạc.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiện nay, mức lương luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi tìm kiếm việc làm của nhiều ứng viên, vậy top 5 ngành nghề 'hái ra tiền' trong năm 2025 là gì?
-
Giáo dục1 ngày trướcCần làm rõ cơ sở khoa học về nội dung chỉ tiêu xét tuyển sớm cũng như điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp xét tuyển
-
Giáo dục1 ngày trướcLoạt khoản chi quỹ phục vụ cho giáo viên như thước, chăn gối, nước uống, bảng tên, tủ đựng tài liệu tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh đang gây bức xúc trong phụ huynh. Ngoài ra, tại ngôi trường này phụ huynh cũng phản ánh vận động xã hội hoá bằng hình thức cào bằng...?
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến việc một cô giáo Trường Tiểu học Trần Phú (Hà Tĩnh) đang bị đề xuất kỷ luật vì tổ chức dạy thêm ở nhà cho học sinh lớp 1, nhiều ý kiến thắc mắc vậy những trường hợp nào giáo viên được dạy thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu ĐH Huế tổ chức đánh giá lại nội dung luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa. Luận án tiến sĩ này trước đó cũng bị kết luận có lỗi đạo văn.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrung tâm dạy nghề Hương Khê (Hà Tĩnh) được xây dựng với tổng mức đầu tư 39 tỷ đồng, song đến nay, ngôi trường đang bỏ hoang và trở thành nơi chăn thả trâu bò.
-
Giáo dục2 ngày trướcBình luận khiếm nhã về chuyện học hành của một nữ sinh đi cổ động đêm nhạc “Anh trai say hi”, thanh niên không ngờ cô gái lại từng là thủ khoa có kết quả học tập rất tốt.