Tranh cãi thầy giáo dạy Văn biến bài thơ "Sóng" thành 'bí kíp tán gái', lời giảng coi thường phụ nữ

"Thầy đang tư vấn tình yêu, xuyên tạc bài thơ thay vì giảng một tác phẩm rất hay của nhà thơ Xuân Quỳnh" - là ý kiến của hầu hết dân mạng khi xem bài giảng "Sóng" từ thầy giáo Phạm Minh Nhật.

Nếu bạn vẫn còn đang ngồi học trên ghế giảng đường thì hẳn bạn sẽ biết đến thầy giáo Phạm Minh Nhật, còn được gọi là thầy Tũn dạy Văn. Thầy là một trong những giáo viên dạy Văn nổi tiếng nhất thời điểm hiện tại khi có trang fanpage hơn 500.000 lượt thích và hàng ngàn bạn trẻ đang theo học tại các lớp luyện thi.

Tuy vậy bên cạnh sự nổi tiếng thì không ít bạn trẻ lại cho rằng cách dạy của thầy nhiều khi hơi hoa mỹ, đi lạc đề khiến cho bài văn rất khó để cảm thụ đúng ý đồ của tác giả. Mới đây, lời giảng 2 đoạn đầu bài thơ Sóng của thầy Nhật khi xuất hiện trên sóng truyền hình đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của cộng đồng học trò và những người yêu thích văn học.

Thầy giáo dạy Văn bị chỉ trích khi cố biến 2 khổ đầu bài thơ "Sóng" thành bí kíp tình yêu. (Nguồn: On Edu - Trường học 4.0)

Bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh là tác phẩm văn học mà bất cứ học sinh lớp 12 nào cũng phải học qua. Bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là tình cảm cao đẹp và hạnh phúc lớn lao của con người.

Tuy nhiên, khi tiến hành giảng 2 đoạn thơ đầu, hầu hết ý kiến học trò đều cho rằng thầy Nhật không tập trung vào bài giảng mà chỉ chăm chăm đi sâu vào "bí kíp tán gái". Những ý tứ cao xa của bài thơ đã bị thay thế bởi các bí kíp tình yêu khiến cách nhìn nhận của tác giả bị đánh giá tầm thường theo góc nhìn của người giảng.

Tranh cãi thầy giáo dạy Văn biến bài thơ Sóng thành bí kíp tán gái, lời giảng coi thường phụ nữ-1

2 khổ đầu bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Điển hình khi phân tích 2 câu thơ: "Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ", thầy giáo đã suy ra tính cách con gái khi yêu vô cùng khó hiểu và cho rằng con trai phải tỏ ra lạnh lùng thì mới thu hút được. "Này nhé các chàng trai, đôi khi chúng ta phải lạnh lùng một chút, quan tâm khi cần thiết chứ không phải lúc nào cũng săn đón đã là hay. Đó là sự đặc biệt của tính cách con gái khi yêu".

Hay khi đoạn thơ tiếp theo, thầy giáo lại cho rằng tình yêu không hẳn là sự thủy chung khi lấy dẫn chứng là các ngôi sao nổi tiếng yêu nhau rồi chia tay. "Các em đừng bao giờ nghĩ đến tình yêu là nghĩ đến lòng thủy chung. Chúng ta biết về mối tình của những ngôi sao nổi tiếng có thể lên đến 9 năm vẫn chia tay. Chúng ta sẽ nhận ra rằng vẻ đẹp của khổ 2 không chỉ nằm ở sự thủy chung mà là tình yêu sẽ chiến thắng được thời gian. Chúng ta không phản bội ai, không cắm sừng ai nhưng đôi lúc khi yêu lại cảm thấy chán người ta".

Tranh cãi thầy giáo dạy Văn biến bài thơ Sóng thành bí kíp tán gái, lời giảng coi thường phụ nữ-2

Tranh cãi thầy giáo dạy Văn biến bài thơ Sóng thành bí kíp tán gái, lời giảng coi thường phụ nữ-3

Thầy giáo Phạm Minh Nhật - người đang bị chỉ trích gay gắt vì bài giảng "Sóng" thời gian gần đây.

Nhiều ý kiến cho rằng nội dung giảng quá lan man, không đi sâu vào khai thác nội dung chính bài thơ mà chỉ nhắm vào các chi tiết nhỏ trong bài rồi đánh giá theo góc nhìn cá nhân của thầy giáo. Bên cạnh đó, những góc nhìn cá nhân đó cũng hết sức sai lầm khi thầy Nhật đã gán những quan điểm tình yêu của giới trẻ hiện đại như "yêu phải phóng khoáng", "con gái khi yêu phải chủ động"... cho một thi sĩ thế hệ trước như Xuân Quỳnh.

Cũng có ý kiến cho rằng lời thầy giáo cũng có ý coi thường người phụ nữ khi họ không tìm được hạnh phúc nên phải tự lao ra đi tìm đàn ông. Bạn H.P bức xúc chia sẻ: "- "Sông là môi trường nhỏ bé, nó không tìm được hạnh phúc nên phải bơi ra bể lớn. Cho thấy con gái rất chủ động, người con gái thời đại mới". Ôi trời, theo mình hiểu là thầy đang dạy các bạn cấp 3 phụ nữ là chủ thể nhỏ bé, không thể tự tìm hạnh phúc nên phải chủ động đi tìm đàn ông?

Tỏ ra phân tích người hiện đại nhưng lại có tư tưởng coi thường phụ nữ quá. Còn dạy các bạn đừng nghĩ đến tình yêu là thủy chung khi ví dụ bằng các cặp đôi yêu nhau nổi tiếng rồi bỏ nhau. Thầy đang dạy học trò những suy nghĩ lệch lạc về tình yêu đấy à?".

Tranh cãi thầy giáo dạy Văn biến bài thơ Sóng thành bí kíp tán gái, lời giảng coi thường phụ nữ-4

Nhiều người cho rằng thầy Nhật đã gán quan điểm cá nhân của mình vào cách nhìn nhận của tác giả Xuân Quỳnh khiến bao ý thơ cao xa của nữ thi sĩ trở nên không có giá trị.

Ngay sau khi đoạn video được đăng tải đã nhận về làn sóng chỉ trích dữ dội của cộng đồng yêu thích văn học. Điều nhiều người ái ngại hơn là đoạn video được phát trên truyền hình cho học sinh cuối cấp ôn tập có thể gây ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ và hướng làm bài của các bạn học trò đó.

Tuy ai cũng biết cảm thụ văn học là phụ thuộc vào cách nhìn nhận và suy nghĩ của mỗi người tuy nhiên cách giảng bài thơ "Sóng" của thầy Nhật đang áp đặt quá nhiều ý kiến chủ quan phân tích quá nhiều vấn đề bên ngoài thay vì chú tâm vào nội dung bài thơ.

Liên hệ với quản lý của thầy Phạm Minh Nhật lấy thêm thông tin, chúng tôi nhận được lời từ chối vì thầy cho rằng bải giảng của mình không cần đính chính gì thêm.

Tranh cãi thầy giáo dạy Văn biến bài thơ Sóng thành bí kíp tán gái, lời giảng coi thường phụ nữ-5

Nhiều người cho rằng bài giảng quá lan man, không đi đúng trọng tâm và giảng sai về quan niệm tình yêu của tác giả.

Tranh cãi thầy giáo dạy Văn biến bài thơ Sóng thành bí kíp tán gái, lời giảng coi thường phụ nữ-6

Hiện tại, video vẫn tiếp tục nhận nhiều bình luận tranh cãi.

theo Trí thức trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/tranh-cai-thay-giao-day-van-bien-bai-tho-song-thanh-bi-kip-tan-gai-loi-giang-coi-thuong-phu-nu-22020194175626502.htm

thầy giáo

văn học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.