Tranh luận nóng: Nam sinh tự tử vì bị cô giáo bắt viết kiểm điểm

Nam sinh bị cô giáo bắt viết nhiều bản kiểm điểm vì cho rằng không thực sự biết lỗi. Quá áp lực, em này nhảy lầu tự tử.

Nam sinh bị cô giáo bắt viết nhiều bản kiểm điểm vì cho rằng không thực sự biết lỗi. Quá áp lực, em này nhảy lầu tự tử.

Theo Sina, sự việc đáng tiếc mới xảy ra tại trường cấp hai Thường Châu (Hà Nam, Trung Quốc). Nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận nói chung và ngành giáo dục nói riêng sau sự ra đi của nam sinh 15 tuổi.

Trước đó, học sinh họ Cồ bị giáo viên phát hiện sạc pin máy tính bảng trong giờ tự học. Sau khi tìm hiểu, cô giáo chủ nhiệm biết máy của một bạn nam khác. Cồ biết bạn mang máy tính bảng đến trường chơi nhưng không báo giáo viên nên cũng bị phạt viết kiểm điểm.

Tranh luận nóng: Nam sinh tự tử vì bị cô giáo bắt viết kiểm điểm-1Mẹ học sinh mang theo di ảnh con trai đến trước cổng trường. Ảnh: Etotday.

Theo cô giáo này, 3 học sinh, trong đó có Cồ, dùng máy tính bảng giữa giờ tự học. Các em chơi và xem những nội dung không liên quan bài trên lớp. Máy tính bảng ở vị trí của Cồ nhưng em khẳng định mình không sử dụng.

Mặc dù nam sinh đã nộp nhiều bản kiểm điểm, cô giáo cho rằng Cồ “không thực sự biết lỗi”. Cô yêu cầu nội dung bản kiểm điểm phải ghi rõ "đã vi phạm sử dụng máy tính bảng trong lớp". Cồ nhiều lần nói với cô rằng em không dùng máy tính bảng nhưng không được chấp thuận.

Cô giáo chủ nhiệm còn gọi điện thoại cho phụ huynh trình bày sự việc, yêu cầu họ giám sát con viết kiểm điểm nghiêm túc.

Sau đó, phụ huynh đến trường xin lỗi giáo viên chủ nhiệm. Cô không quên nhấn mạnh cha mẹ tăng cường giáo dục con ở nhà. Sáng hôm sau, nam sinh nhảy từ tầng thượng chung cư tự tử.

Trước sự việc đau lòng, nhà trường đã xin lỗi gia đình nhưng nhiều ngày sau vẫn không có trách nhiệm trước cái chết của nam sinh. Cô giáo cũng tránh mặt, không gặp gia đình. Bức xúc, bố mẹ Cồ mời luật sư giải quyết vụ việc.

“Cồ không tố cáo bạn nên bị phạt hay có chơi máy tính bảng nhưng không dám nhận mới bị phạt?”. Đây là câu hỏi, đến nay, vẫn chưa được làm rõ. Từ đó, nhiều ý kiến trái chiều nổ ra trên mạng xã hội Trung Quốc.

Không ít người cho rằng học sinh chỉ vì phải viết kiểm điểm mà làm như vậy là do gia đình quá chiều con cái, “giáo dục trong gia đình có khiếm khuyết, bị phê bình một chút đã hành động tiêu cực, quá mẫn cảm”.

Trong khi đó, nhiều ý kiến khác lên án giáo viên chủ nhiệm làm quá, không nhất thiết bắt học sinh viết kiểm điểm nhiều như vậy. Việc báo phụ huynh giám sát con viết bản kiểm điểm giống như ép trẻ vào đường cùng, bắt nhận lỗi mình không làm.

Nhà trường và gia đình nên là cầu nối để phối hợp giáo dục trẻ. Tâm, sinh lý của học sinh ở độ tuổi dậy thì rất nhạy cảm, các em muốn được chú ý, coi trọng và đối xử như người trưởng thành.

Ở giai đoạn “ẩm ương”, trẻ đối diện những thay đổi tâm, sinh lý, dễ xúc động, kích động, thường phóng to những suy nghĩ của bản thân và hay tủi thân, cảm thấy “cả thế giới không ai hiểu mình”.

Nếu nhà trường và gia đình không khéo léo trong việc xử lý những khúc mắc tâm, sinh lý của học trò, những chuyện đau lòng, đáng tiếc như của nam sinh Cồ rất dễ xảy ra.
 


Theo Tiền Phong

 


tự tử

học sinh tự tử

máy tính bảng

bản kiểm điểm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.