Tuyển sinh Đại học 2015: Một kỳ thi đặc biệt "đáng nhớ"

Một cuộc chạy đua xét tuyển cam go, nhiều người ví von như chơi chứng khoán sẽ còn ám ảnh lâu dài với những người đã trải qua.

Năm 2015 có thể được coi là một năm đáng nhớ đối với ngành giáo dục Việt Nam. Việc đưa vào thực nghiệm một loạt cải cách mới đã đem lại những thuận lợi tích cực cho thí sinh và phụ huynh, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những bất cập phát sinh khiến những người trong cuộc lúng túng, căng thẳng.

Sự kiện đáng chú ý nhất và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân cả nước chính là Kỳ tuyển sinh vào đại học 2015.

>> Xét tuyển đại học 2015: Hiểu và không hiểu

Kỳ thi tưởng ngắn gọn mà dài “vô tận”

Thông thường như các năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào đầu tháng tháng 6 và kỳ thi vào Đại học diễn ra trong đầu tháng 7. Như vậy sau khoảng 1 tháng nước rút ôn và thi đại học, thi xong ĐH các thí sinh coi như đã hoàn thành nhiệm vụ, có thể nghỉ ngơi và chờ kết quả.

Bước sang năm 2015 theo cải cách mới, kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐH được dồn vào làm 1 với tên gọi kỳ thi THPT Quốc gia. Theo kỳ vọng của bộ Giáo dục, việc gộp 2 kỳ thi này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và giảm mệt mỏi cho thí sinh. Tuy nhiên thực tế không hẳn thuận lợi như mong muốn.

Mặc dù thí sinh có thể tự tính được số điểm của mình khi kết thúc môn thi, kết quả chính thức cũng được công bố không lâu sau đó. Khi có kết quả, các thí sinh mới căn cứ vào số điểm của mình để nộp hộp sơ vào trường, ngành mình yêu thích và có khả năng đỗ.

Điểm tương đồng giữa xét tuyển ĐH và sàn chứng khoán

Thí sinh và phụ huynh căng thẳng theo dõi số lượng và thứ hạng xét tuyển trên màn hình máy tính.

Thực tế thời gian từ thi đến có kết quả (trong vòng tháng 7) cũng khá thuận lợi. Điều đáng nói là thời gian xét tuyển trong vòng 20 ngày chưa có được những phương thức tối ưu khiến nhiều thí sinh và phụ huynh thực sự lúng túng. Thời gian cân đo khả năng đỗ - trượt, nín thở  theo dõi những điểm số (điểm xét tuyển) thay đổi liên tục, rồi chầu trực rút – nộp hồ sơ trong vòng 20 ngày, cho dù đem lại cho thí sinh nhiều lựa chọn, nhưng lại trở nên dài đằng đẵng.

>> Tuyển sinh đại học 2015 và những hình ảnh đáng suy ngẫm

Quá căng thẳng và nhiều nước mắt

Nếu như giai đoạn đầu của kỳ tuyển sinh ĐH 2015 (giai đoạn thi), mọi việc diễn ra khá suôn sẻ và nhẹ nhàng bao nhiêu thì giai đoạn xét tuyển lại căng thẳng và nặng nề bấy nhiêu.

Sự tập trung của đông đảo phụ huynh, học sinh tại cùng một trường đại học, trong nhiều ngày và cùng tâm trạng lo lắng, thấp thỏm càng khiến những người tham gia cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng đến tột độ. Có thể người này đang khá tự tin đi chăng nữa nhưng bước vào môi trường ấy, như một hiệu ứng bỗng trở nên hoài nghi về khả năng đỗ của bản thân.

Nỗi lo lắng thường trực trên khuôn mặt của phụ huynh và các sĩ tử.

Đến các trường đại học trong những ngày qua, dễ dàng bắt gặp những gương mặt lo lắng, bần thần, những ánh mắt mệt mỏi, những cái gục đầu thất vọng và cả những giọt nước mắt khổ sở của cả thí sinh lẫn phụ huynh. Một cuộc chạy đua xét tuyển cam go, nhiều người ví von như chơi chứng khoán sẽ còn ám ảnh lâu dài với những người đã trải qua.

Kỷ lục về số lần rút nộp hồ sơ và nguyện vọng xét tuyển

Nếu như những năm thi trước các thí sinh chỉ có thể thi tối đa 2 trường đại học và đăng ký một số nguyện vọng nhất định, năm nay số trường ứng tuyển và các nguyện vọng của thí sinh được mở rộng rất nhiều. Theo nhu cầu, thí sinh có thể nộp – rút hồ sơ bao nhiêu trường tùy thích.

Thực tế ngay đợt xét tuyển đầu tiên (nguyện vọng 1), đã có những trường hợp nộp – rút hồ sơ đến hơn chục lần. Nếu thí sinh chưa đỗ vẫn còn cơ hội với những nguyện vọng bổ sung ở các đợt xét tuyển tiếp theo. Cụ thể: Đợt một nhận hồ sơ từ 25/8 đến 15/9, công bố điểm chuẩn trước 20/9. Đợt hai nhận hồ sơ từ 20/9 đến 5/10, công bố điểm chuẩn trước 10/10. Đợt ba nhận hồ sơ từ 10/10 đến 25/10, công bố điểm trúng tuyển trước 31/10. Đợt bốn nhận hồ sơ từ 31/10 đến 15/11, công bố điểm trúng tuyển trước 20/11.

>> Bộ trưởng nhận trách nhiệm về bất cập trong xét tuyển ĐH

Những câu chuyện bi hài hi hữu

Đỗ ĐH nhưng trượt tốt nghiệp

Trong kỳ thi THPT Quốc gia, H. thi được 27,75 điểm khối C (trong đó có 3 điểm vùng – PV). Đây là số điểm khá cao, có thể giúp H. lọt vào nhiều trường đại học top cao, nhưng vì bị liệt môn Toán (0,5 điểm) mà H đã không đủ điều kiện làm hồ sơ xét tuyển vào đại học. Với những năm thi trước điều này sẽ không bao giờ xảy ra vì thí sinh tốt nghiệp PTTH mới được thi Đại học.

Những câu chuyện “lạ” trong kỳ tuyển sinh 2015 - 1

H. cho biết, cậu là học sinh chuyên văn, môn Toán không đến mức kém nhưng do đề thi có nhiều đổi mới nên làm bài không tốt, dẫn đến bị điểm liệt. Sau đó, H. đã đốt bỏ tờ giấy chứng nhận kết quả thi và đăng ảnh lên Facebook khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Thuê xe cứu thương đi rút - nộp hồ sơ

Câu chuyện bi hài này xảy ra vào ngày chót 20/8 của đợt tuyển sinh đại học. Chị Nguyễn Thị T. (ở phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh) có con là Trần Cao C. đạt 25,75 điểm trong kỳ thi quốc gia vừa qua và đăng ký nguyện vọng 1 vào Học viện An ninh và gia đình khá yên tâm vào khả năng đỗ.

Tuy nhiên với sự biến động của điểm số xét tuyển, đến giờ chót chị T. cảm thấy kết quả đó rất mong manh nên quyết định rút hồ sơ nộp vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Quyết định này được đưa vào giờ chót (11h, ngày 20/8), nên việc ra Hà Nội rút – nộp hồ sơ trước 17h ngày 20/8 là tình huống nan giải. Sau khi bàn bạc, gia đình chọn phương án thuê xe cấp cứu 115, một trong những phương tiện được ưu tiên hàng đầu khi lưu thông trên đường khiến cả khu phố náo loạn.

anhdai-4502-1440140168.jpg

Tài xế và chiếc xe cấp cứu chở hai mẹ con thí sinh đi rút và nộp hồ sơ

Thuê trọ chờ xét tuyển = Thi ĐH lần 2

Để tiện cho việc theo dõi tình hình xét tuyển các trường quan tâm và kịp thời nộp rút hồ sơ khi cần thiết, không ít các thí sinh và phụ huynh tỉnh xa phải thuê trọ ở gần các trường ĐH trong nhiều ngày. Thời gian này đối với họ căng thẳng không kém, thậm chí còn mệt mỏi, lo lắng hơn cả những ngày thi ĐH trước đó.

Điển hình như trường hợp của mẹ con thí sinh  Đậu Thị Nhật Lệ, học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Đón xe từ huyện Chư Păh ra Huế sáng 7-8, nhưng đến trưa em vẫn chưa rút được hồ sơ vì gặp rắc rối về thủ tục. Theo giấy hẹn của của ĐH Huế thì đến ngày 12-8 nhận lại hồ sơ nên 2 mẹ con đành thuê trọ ở lại thêm mấy ngày.

Tương tự, thí sinh Nguyễn Hoàng Hà (Hà Trung, Thanh Hóa) cho biết: Em đạt 24 điểm 3 môn, nhân hệ số là được 26 điểm, nhưng cơ hội đỗ vẫn mong manh. Ở quê, em cũng như nhiều bạn bè nộp hồ sơ trực tuyến, nhưng mạng liên tục bị rớt. Thêm nữa, việc sắp xếp thứ tự ở một số trường còn chưa chính xác nên để chắc chắn, gia đình em quyết định lên thuê trọ gần trường túc trực để xem điểm. Có vấn đề gì sẽ đến thẳng trường hỏi.

>> ĐH Kinh tế Quốc dân nói về phút 89 không ngờ

 Vân Khánh (tổng hợp)/VietNamNet

Ban biên tập Tintuconline mời độc giả chia sẻ ý kiến và đề xuất giải pháp để Kỳ thi THPT Quốc gia được tiến hành thuận lợi hơn trong những năm sau. Thông tin xin gửi về địa chỉ email Tintuconline@vietnamnet.vn hoặc comment dưới bài viết. Chúng tôi xin cảm ơn!

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, hỗn loạn tuyển sinh 2015 lỗi do đâu?




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.