- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tuyển sinh lớp 10: Ngộp thở vì sinh… năm đẹp
Ngày 23/5, Hà Nội đã công bố tỷ lệ chọi học sinh vào lớp 10 năm 2015 – 2016.
Ngày 23/5, Hà Nội đã công bố tỷ lệ chọi học sinh
vào lớp 10 năm 2015 – 2016. Theo đó, Hà Nội có 79.653 thí sinh đăng ký
dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên, tăng gần
10.000 thí sinh so với năm 2014.
Trong khi, tổng chỉ tiêu của các trường này là 50.185. Như vậy, chỉ khoảng 63% số học sinh đăng ký dự thi được vào các trường trung học phổ thông công lập.
Trong khi, tổng chỉ tiêu của các trường này là 50.185. Như vậy, chỉ khoảng 63% số học sinh đăng ký dự thi được vào các trường trung học phổ thông công lập.
Cuộc đua ngộp thở
Năm
nay, rất nhiều phụ huynh ở Hà Nội lo mất ăn, mất ngủ trước thông tin kỳ
tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 -2016 của Hà Nội tăng 10.000 thí
sinh so với năm 2014. Bởi lẽ, so với mọi năm, chỉ tiêu vào lớp 10 THPT ở
Hà Nội năm nay không tăng nhiều, nhưng số lượng học sinh (HS) lại tăng
lớn.
Đây
là lứa HS sinh năm Canh Thìn (năm 2000), năm được đánh giá là đẹp nên
được nhiều gia đình lựa chọn để sinh con. Sở dĩ có tình trạng đau đầu
như vậy là vì chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập chỉ đáp
ứng được khoảng 60% nhu cầu của HS.
Theo
tỷ lệ vừa công bố, trong 5 trường THPT đứng đầu của thành phố, tỷ lệ
chọi vào THPT Kim Liên cao nhất với 1.535 học sinh đăng ký. Trong khi
chỉ tiêu của trường là 600. Như vậy, nếu tính riêng nguyện vọng (NV) 1,
tỷ lệ chọi của trường là 1/2,5; gồm cả NV2, tỷ lệ này là 1/2,7. Tiếp đó
là Trường THPT Yên Hòa với các số tương ứng 1.452/480; Trường THPT Lê
Quý Đôn (Hà Đông) là 1.258/560.
Do
tình trạng học sinh tăng đột biến trong kỳ thi này, bà Nguyễn Thu Hà,
Phó trưởng phòng Quản lý thi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết:
“Nếu năm học trước, Sở đã tiến hành xử lý nhiều trường THPT tuyển vượt
chỉ tiêu thì năm nay Hà Nội đã phải “nới” chỉ tiêu cho các trường. Cụ
thể, căn cứ vào tình hình thực tế mà Sở cho phép một số trường được tăng
5-10% chỉ tiêu so với năm học trước…”.
Chị
Thu Trà (quận Hai Bà Trưng) bày tỏ: “Mình chưa thấy năm nào căng thẳng
vào lớp 10 thế này. Trước đây cậu lớn nhà mình còn lo lựa chọn trường
top đầu, chứ năm nay thế này mình chỉ mong cậu út vào trường công là tốt
rồi. Cứ nghĩ sinh năm đẹp mọi điều sẽ thuận lợi với con, nào ngờ thi cử
cũng phải căng thẳng tới ngộp thở…”.
Một
phụ huynh có con học Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “
Hy vọng có thể giành được một suất vào trường công lập, con tôi đã phải
học ngày, học đêm, chạy hết nơi này đến nơi khác. Cháu còn tham gia
nhiều đợt thi thử ở trường và các trung tâm học thêm. Nếu trượt công lập
mà phải vào các trường ngoài công lập thì học phí sẽ rất cao, mà chất
lượng chưa biết thế nào…”.
Hơn
nữa, theo các phụ huynh, không vào được lớp 10 trường công thì khó biết
tương lai con mình sẽ ra sao khi còn ở lứa tuổi dở dang như vậy.
Đừng chọn trường thương hiệu chỉ vì oai
Tuy
nhiên, trước tỷ lệ chọi cao, phụ huynh và các em học HS không nên quá
căng thẳng nếu biết lựa chọn đúng và biết lựa sức mình. Thực tế, năm
ngoái, có những HS có điểm khá cao nhưng không trúng tuyển lớp 10 công
lập là do đăng ký NV không phù hợp.
Thầy
Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội
Tâm lí giáo dục học Hà Nội phân tích, các em chọn đúng NV thì sẽ dễ đạt
mục tiêu hơn. Vì thế, chọn NV phải đúng với năng lực bản thân, chứ không
phải cứ lao vào trường có tiếng cho oai.
Cụ
thể, đối với NV1, chọn trường mình mong muốn và tự tin khi thi vào
trường đó. NV2 các em nên chọn những trường có số điểm đầu vào thấp hơn
trường NV1. Còn nếu tính chọn trường không theo khả năng của mình hoặc
cả 2 NV đều chọn những trường có điểm cao thì rất dễ trượt.
Phụ
huynh cũng không chỉ căn cứ vào tỉ lệ chọi của các trường mà phải xác
định xem sức học con mình có thể đạt được bao nhiêu điểm để chọn trường
có điểm chuẩn tương ứng, hoặc thấp hơn một chút. Nhiều giáo viên đưa ra
lời khuyên, các phụ huynh không nên quá căng thẳng khi chọn trường, quan
trọng không phải vào trường nào mà chính là bản thân mình có quyết tâm
học hay không?
Chỉ
còn khoảng 2 tuần nữa là bước vào kì tuyển sinh, vì thế làm sao để việc
ôn tập có hiệu quả càng làm nhiều HS, phụ huynh rối bời. Tuy nhiên,
theo ý kiến của nhiều giáo viên, thay vì cứ đẩy con đi học thêm thật
nhiều thì phụ huynh nên kiểm soát khả năng tự học của con mình và sát
ngày thi không học dồn dập quá nhiều khiến đầu óc mất tỉnh táo.
Ngoài
kiến thức cơ bản thì còn đòi hỏi HS phải có khả năng sáng tạo, biết vận
dụng kiến thức, nếu chỉ học vẹt thì điểm sẽ không cao. Đặc biệt, tạo
tâm lý thật thoải mái, tự tin khi làm bài thi, phải quyết tâm cao không
được thấy bài khó là bỏ qua mà phải làm đến cùng.
Theo
lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, Đề thi vào lớp 10 THPT hoàn toàn trong
chương trình phổ thông, trọng tâm là chương trình lớp 9, xoay quanh
những kiến thức cơ bản, không khó đến mức các em phải học ngày, học đêm,
học hết lò này sang lò khác. HS chỉ cần ôn tập kỹ, đầy đủ, nắm vững
chuẩn kiến thức, kỹ năng là có thể làm được. HS trung bình có thể đạt từ
5 đến 7 điểm, HS khá đạt từ 7 đến 9 điểm. Phần câu hỏi nâng cao dành
cho HS giỏi chỉ chiếm 1 điểm.
Siết chặt từ khâu kiểm tra hồ sơ
Dự kiến HS sẽ nhận
phiếu báo thi vào 3 ngày 4, 5 và 6/6/2015. HS sẽ sử dụng phiếu báo thi
này để tham dự kỳ thi vào ngày 11/6/2015. Học sinh sẽ thi hai môn Toán
và Ngữ văn. Năm nay, Hà Nội vẫn duy trì phương án thi tuyển kết hợp với
xét tuyển dựa trên kết quả học lực 4 năm THCS. Để đảm bảo công bằng,
khách quan cho kỳ thi, Sở sẽ siết chặt ngay từ khâu kiểm tra hồ sơ, điểm
bậc THCS để tránh phát sinh tiêu cực. Dự kiến từ ngày 20 - 25/5, Sở tổ
chức 4 đoàn kiểm tra điểm bậc THCS…
Với các trường THPT
không chuyên, phương thức tuyển sinh là kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Điểm xét tuyển được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = Điểm THCS +
Điểm thi (đã nhân hệ số 2) + Điểm cộng thêm. Điểm THCS là tổng điểm tính
theo kết quả học tập và rèn luyện của 4 năm học THCS. Trong trường hợp
học sinh bị lưu ban lớp nào thì sẽ lấy kết quả năm học lại của lớp đó. |
Theo Uyên Na/Baophapluat
-
Giáo dục36 phút trướcNhiều trường đại học đã dự kiến phương án tuyển sinh năm 2025, trong đó có nhiều thay đổi về tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu cho từng phương thức.
-
Giáo dục12 giờ trướcNhiều phụ huynh bày tỏ quan điểm, trẻ viết chữ xấu vẫn có thể thành công như thường, việc đổ xô đến các trung tâm luyện chữ đẹp chỉ đang “đốt tiền”.
-
Giáo dục15 giờ trướcHiệu trưởng một trường tiểu học ở Cà Mau vừa bị Phòng GD-ĐT nhắc nhở sau sự việc phụ huynh phản ánh suất ăn bán trú chưa đảm bảo chất lượng, học sinh than “đồ ăn ở trường con không ăn được”.
-
Giáo dục17 giờ trướcTừ bất cập lựa chọn môn học tổ hợp theo định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10, chuyên gia giáo dục kiến nghị cần linh hoạt cho học sinh chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu xét tuyển của các trường ĐH.
-
Giáo dục21 giờ trướcĐại diện Trường Tiểu học - THCS Brooklyn (quận 10, TP HCM) thừa nhận sai sót trong quảng cáo
-
Giáo dục1 ngày trướcNhờ xây dựng nền tảng tiếng Anh từ sớm, Trần Minh Đức đạt 9.0 IELTS ngay ở lần thi đầu tiên, trong đó có 3 kỹ năng cùng đạt điểm tuyệt đối.
-
Giáo dục1 ngày trướcCơ quan chức năng huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) đang xác minh, điều tra vụ nữ sinh lớp 8 được phát hiện tử vong tại trường học.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác trường THPT cho biết, thử khảo sát đăng ký môn thi tốt nghiệp THPT 2025 cho thấy kết quả học sinh chọn môn xã hội áp đảo, có trường lên tới 90%.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐầu giờ học buổi chiều, một nhóm người đã lao vào trường, túm áo dằn mặt nữ sinh lớp 7.
-
Giáo dục1 ngày trướcTổ chức dạy thêm ở nhà cho học sinh lớp 1, nữ giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú (TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) bị đề xuất kỷ luật khiển trách.
-
Giáo dục1 ngày trướcGiả mạo danh tính người khác để vào đại học, một sinh viên năm thứ ba ngành Y học cổ truyền của Đại học Y Tân Cương bị buộc thôi học.
-
Giáo dục2 ngày trướcVới tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM khẳng định "vẫn kiên định, kiên trì tham mưu UBND TP.HCM tiếp tục thi vào lớp 10 bằng tiếng Anh cho đến khi Bộ GD&ĐT cho phép thành phố tự quyết định".
-
Giáo dục2 ngày trướcTheo các chuyên gia điểm học bạ không thực chất, ảo nhiều, theo thời gian học sinh viên không theo kịp chương trình, rơi rụng…khiến các đại học thất thu, nên đã dần "quay lưng" với xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục2 ngày trướcGiáo viên bị kết luận sai phạm khi thuê người khác thay mình đứng lớp đã có những chia sẻ về vụ việc với phóng viên Báo Người Lao Động