Xu hướng quốc tế hóa trong giáo dục đại học ở Việt Nam

Ngày 3/7/2019 Chương trình Khoa học Giáo dục-Bộ GD&ĐT và trường Đại học Anh Quốc Việt Nam cùng đối tác là trường ĐH Staffordshire (Anh quốc) đã phối hợp tổ chức một hội nghị chuyên đề nghiên cứu quốc tế về giáo dục đại học tại Việt Nam.

Ngày 3/7/2019 Chương trình Khoa học Giáo dục-Bộ GD&ĐT và trường Đại học Anh Quốc Việt Nam cùng đối tác là trường ĐH Staffordshire (Anh quốc) đã phối hợp tổ chức một hội nghị chuyên đề nghiên cứu quốc tế về giáo dục đại học tại Việt Nam.

Hội nghị thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu, quản lý và lãnh đạo đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học trong nước và trên thế giới như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Anh Quốc Việt Nam, ĐH RMIT Việt Nam, ĐH Staffordshire (Anh Quốc), ĐH Leeds Trinity (Anh Quốc), ĐH Sao Paolo (Brazil),...

Hội nghị là diễn đàn để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chia sẻ các kết quả nghiên cứu, trao đổi thông tin đồng thời củng cố hợp tác nghiên cứu học thuật trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục đại học. Nhiều chủ đề được thảo luận tại hội nghị, trong đó bao gồm các vấn đề như: xu hướng quốc tế hóa trong giáo dục đại học ở Việt Nam, năng lực nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam, thách thức và dự đoán về xu hướng e-learning ở Việt Nam, xu hướng giáo dục mở trên toàn cầu, e-learning trong bối cảnh của Việt Nam, quản trị đại học…

Xu hướng quốc tế hóa trong giáo dục đại học ở Việt Nam-1
TS. Phạm Quang Hưng - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế

Phát biểu tại hội nghị, TS. Phạm Quang Hưng - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Sự kiện sẽ kết nối những nhà lãnh đạo, những nhà quản lý giáo dục đại học của Việt Nam và thế giới, để cùng nhau thảo luận những thách thức của quốc tế hóa trong giáo dục đại học với mục tiêu đảm bảo chất lượng cũng như đề xuất các giải pháp cho Việt Nam”.

“Có những vấn đề chính trong quốc tế hóa giáo dục đại học mà Việt Nam cần giải quyết như vấn đề lãnh đạo và quản lí, xuyên quốc gia, đảm bảo chất lượng, liên kết ngành đại học cũng như chất lượng nghiên cứu, giảng dạy, giáo viên, học sinh”.

Đại diện trường đại học Staffordshire, Giáo sư Ieuna Ellis - Phó Hiệu trưởng chia sẻ: “Sự hợp tác trong nước và quốc tế là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện và phát triển các nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ quốc tế. Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam (BUV) và trường ĐH Staffordshire đã hợp tác với nhau trong suốt 10 năm qua. Chương trình hợp tác của chúng tôi tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các khóa học, bằng cấp chất lượng cao và tạo ra những cơ hội học tập ở môi trường quốc tế cho sinh viên ở Việt Nam. Năm ngoái khi BUV chuyển sang khuôn viên mới, chúng tôi đã kí một biên bản ghi nhớ để tập trung hơn nữa vào mảng hợp tác nghiên cứu. Trong sự kiện hôm nay, chúng tôi cũng mời đến các chuyên gia quốc tế khác và muốn nhân cơ hội này chia sẻ những nghiên cứu và tiếp thu những ý tưởng của những người tham dự về việc chúng tôi nên có những hoạt động gì tiếp theo để giúp xây dựng và nâng cao năng lực các bên”.

Xu hướng quốc tế hóa trong giáo dục đại học ở Việt Nam-2
Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài - Phó Giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM

Là một diễn giả tại hội nghị, Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài - Phó Giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết: “Quốc tế hóa giáo dục là mối quan tâm lớn ở cấp quốc gia. Việt Nam đã có nhiều chính sách cấp quốc gia nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục của Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa. Nếu chúng ta muốn tiếp tục phát triển, cần phải có những chiến lược cụ thể, giúp chúng ta vượt qua trở ngại ngôn ngữ, hướng đến quốc tế hóa hiệu quả hơn”.

Đại diện nhà tổ chức, Giáo sư Raymond Gordon - hiệu trưởng BUV, chia sẻ: “Một trong những sứ mệnh quan trọng của BUV là tạo ra một môi trường học tập quốc tế đích thực cho sinh viên và cộng đồng. BUV đang thu hút các sinh viên và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đến Việt Nam để tham gia và hợp tác với các sinh viên và học giả ở Việt Nam. Sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và sinh viên đến từ các nền tảng quốc tế đa dạng là cốt lõi của sự sáng tạo, đổi mới và điều này là vô cùng quan trọng cho Việt Nam và thế giới khi mà chúng ta đang dịch chuyển sang một kỉ nguyên số mới”.

Xu hướng quốc tế hóa trong giáo dục đại học ở Việt Nam-3
Giáo sư Raymond Gordon Hiệu trưởng trường Đại học Anh Quốc Việt Nam phát biểu tại hội thảo

 

Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV)

Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam là trường đại học quốc tế cấp bằng cử nhân trực tiếp từ trường ĐH London và trường ĐH Staffordshire danh tiếng. Sứ mệnh của BUV là phát triển sinh viên, từng cá nhân một, những nhà thám hiểm và nhà sáng tạo đầy đam mê, những người có hoài bão tạo ra và thực hiện những khám phá sẽ làm phong phú thêm cuộc sống ở Việt Nam và thế giới.

Thành lập năm 2010, hiện nay BUV giảng dạy 10 chương trình cử nhân và thạc sỹ. Cùng với việc cung cấp cho sinh viên một nền giáo dục Anh Quốc đạt chuẩn, BUV đã xây dựng một khuôn viên mới với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD ở khu đô thị Ecopark Hưng Yên. Khuôn viên mới đi vào hoạt động vào năm 2018 không chỉ đẹp về mặt kiến ​​trúc với chỉ dẫn thiết kế mang tính biểu tượng của Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn đặc biệt ứng dụng các công nghệ giáo dục, khiến khuôn viên này được công nhận là một trong những khuôn viên giáo dục hàng đầu ở châu Á.

Quỹ học bổng BUV khởi động vào năm 2018 mang lại nhiều cơ hội học bổng trị giá lên tới 700 triệu đồng (tương đương 100% học phí) cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc hoặc có tài năng trong các hoạt động thể thao, âm nhạc và ngoại khóa. Để biết thêm thông tin, truy cập https://www.buv.edu.vn/ hoặc liên hệ với đường dây nóng 0966 629 909 hoặc email: info@buv.edu.vn.

Thúy Ngà


đại học, du học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.