- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xúc động cảnh con gái ngủ gục vào lưng bố trên chuyến xe bus nhập học: Ngủ đi con, mai chỉ còn mình con trên thành phố thôi đấy!
Muốn thấu hiễu nỗi lòng ba mẹ, hãy nhìn cách họ lặng lẽ chăm chút con cái những hôm theo chân con lên thành phố nhập học.
- Chụp ảnh cùng standee người mẹ quá cố trong lễ tốt nghiệp, nam sinh khiến dân mạng xúc động nghẹn ngào
- Xúc động tâm sự của nữ sinh về những đồng tiền lẻ mà người bà chắt chiu hằng ngày từ tiền sắt vụn gửi cho cháu
- Câu chuyện về cô gái phải bảo vệ luận án thạc sĩ ngay trên giường bệnh gây xúc động mạnh
Muốn thấu hiễu nỗi lòng ba mẹ, hãy nhìn cách họ lặng lẽ chăm chút con cái những hôm theo chân con lên thành phố nhập học.
Một mùa nhập học lại đến, hàng trăm nghìn thí sinh lại háo hức kéo nhau lên thành phố nhập học. Sinh viên đi xa nhà là vấn đề phiền muộn của bất cứ bạn trẻ, xa gia đình, xa ba mẹ, đặt chân vào thế giới người lớn trưởng thành với những gánh nặng không tên nặng trĩu trên vai. Sinh viên có lo lắng không? Ai cũng lo lắm chứ! Đến nơi xa nhà cả trăm cây số, lắm lúc nhớ ba mẹ lắm nhưng chẳng ai dám cất lời gọi về nhà một cuộc điện thoại.
Nhưng chúng ta lo lắng một thì ba mẹ lại lo lắng mười. 18 năm trời sống bên ba mẹ, liệu con mình đã đủ mạnh mẽ và trưởng thành để bước ra ngoài đời chưa? Tôi biết được những người mẹ vì lo cho con không biết tự chăm sóc mình mà những ngày cuối còn ở nhà, liền giục rối rít con phải học đủ thử. Hay những ông bố dù con đã bảo sẽ theo chân các bạn đi nhập học nhưng vẫn lặng lẽ dắt xe đi theo con lên tận trường trong suốt trưa nắng hè.
Trong những ngày nhập trường vừa qua, bức ảnh con gái tựa vào vai bố ngủ gục trên chuyến xe bus, còn người bố thì nhìn ra hướng ngoài xe bus xa xăm đã khiến dậy sóng cộng đồng mạng. Bức ảnh đi kèm dòng caption xúc động: "Dựa vào lưng bố mà ngủ đi con, mai là còn mình con ở trên này thôi đấy. Cố gắng lên… cô sinh viên!".
“Dựa vào lưng bố mà ngủ đi con, mai là còn có mình con ở trên này thôi đấy”. Ảnh: My Bùi.
Theo như bức ảnh ghi nhận, người con tựa người vào lưng bố ngủ thiếp đi sau chuyến đi dài mệt mỏi. Nữ sinh viên chắc hẳn đã có giấc ngủ ngon giấc vì đã có bố ở đây, là điểm tựa và bờ vai vững chắc che chở cho cô bạn. Không ai biết những dòng suy nghĩ không tên trong đầu người bố. Có khi ông đang nghĩ về khó khăn nơi đất khách con mình phải đối mặt hay những khoản tiền đóng đầu năm không biết sẽ xoay xở ở đâu…
Chẳng ai thương con bằng cha bằng mẹ. Dù mình khổ thế nào cũng nhất định không được để con phiền lòng. Bao bồng bột, xốc nổi của tuổi mới lớn có thể thay thế bằng cái tôi trưởng thành và chín chắn hơn. Duy chỉ có tình cảm cha mẹ dành cho con là không đổi. Đúng là dù có trưởng thành đến đâu cũng không lớn vượt được vòng tay che chở của mẹ cha.
Những câu chuyện xúc động mùa nhập học năm nào cũng được dân mạng truyền tay nhau.
Ngay sau khi bức ảnh được đăng tải đã nhận được sự đồng cảm lớn từ cư dân mạng, đặc biệt là các bạn tân sinh viên. Ai cũng đồng tình đây là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất mùa nhập học và cô bạn trong ảnh thật may mắn khi vẫn còn có bố mẹ ở bên, cùng mình chứng kiến những sự thay đổi lớn đầu đời.
"Chỉ có bố là người đàn ông chấp nhận hi sinh tất cả vì con. Còn khi bước chân vào đại học thì lúc đấy sẽ chẳng ai sẵn sàng hi sinh vô điều kiện như thế. Bạn sẽ thành một con người hoàn toàn khác, mọi hành động, mọi suy nghĩ đều do bản thân quyết định và chịu trách nhiệm với những gì đã làm", bạn Nguyễn Đàm chia sẻ.
"Lần nào cũng đi với bố mẹ nhưng năm ngoái lên đại học mình quyết định đi mình. Sợ lắm nhưng mình thấy bản thân cũng đã đủ dũng cảm và trưởng thành rồi không muốn bố mẹ lo thêm nữa. Mỗi lần về nhà thấy bố gầy đi, tóc bạc nhiều hơn, da đen sạm, ướt đậm mồ hôi… lại cảm thấy những bon chen cuộc đời không còn gì quan trọng", bạn Vân Anh bình luận.
"Hôm trước lần đầu tự mình đi xe bus, lần đầu lên Hà Nội, mình không thể đếm được trong một ngày bao nhiêu cuộc gọi hỏi thăm từ bố mẹ. Mình đi thì không thấy sao nhưng ở nhà bố mẹ lo lắng mình lạc từng giây phút", bạn Huyền Trang chia sẻ thêm.
Bức ảnh hiện vẫn đang được share khắp mạng xã hội và nhận nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
Theo Helino
-
Giáo dục1 ngày trướcMùa tuyển sinh năm 2023, nhiều trường đại học dự kiến vẫn sử dụng phương thức xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục2 ngày trướcPhụ huynh xông vào trường hành hung, quyết ăn thua đủ với giáo viên, nhẹ hơn thì nạt nộ, đe dọa người thầy. Có phụ huynh quanh năm đi kiện nhà trường... Hàng loạt trường hợp phụ huynh khó đỡ, ứng xử thiếu văn minh khiến thầy, cô trở tay không kịp.
-
Giáo dục3 ngày trướcTục mùng 3 Tết thầy vốn mang ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn và kính trọng thầy cô. Do đó, tết gì hoàn toàn nằm ở tấm lòng, miễn phù hợp với quan hệ thầy – trò, tránh biến thành cơ chế 'xin – cho'.
-
Giáo dục3 ngày trướcCâu dặn dò của ông bà 'mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy' vẫn còn đó, nhưng ngày nay mồng 3 Tết thầy đã dần bị lãng quên trong kí ức những thế hệ học trò kế cận.
-
Giáo dục4 ngày trướcMùa tuyển sinh 2023 nhiều đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng nhằm phục vụ mục tiêu xét tuyển đầu vào hệ chính quy.
-
Giáo dục4 ngày trướcKhai bút đầu năm Quý Mão 2023 viết gì để có một năm may mắn, thi cử đỗ đạt, học hành thuận lợi và sự nghiệp hanh thông... là băn khoăn của nhiều người.
-
Giáo dục20/01/2023Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa chính thức công bố đề án tổ chức kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học chính quy với 8 bài thi là các môn Toán, Ngữ Văn, Anh, Địa lý, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
-
Giáo dục19/01/2023Phần chầu của Táo Giáo dục năm nào cũng được coi là một trong những phân đoạn hài hước và thâm sâu nhất.
-
Giáo dục19/01/2023Quy định mới về chọn học sinh giỏi quốc gia, tặng thưởng công trình Toán học xuất sắc... là những quy định, chính sách mới về giáo dục, sẽ được áp dụng từ năm 2023.
-
Giáo dục18/01/2023Sở GD&ĐT TPHCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 8 và lớp 11 đến các trường trên địa bàn.
-
Giáo dục18/01/2023Trong năm Quý Mão, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ không thay đổi nhiều. Học phí tại các trường đại học có thể tiếp tục tăng.