Ít nhất 61 binh sĩ chính phủ Myanmar và 72 phiến quân ở nước này đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh đẫm máu nhất ở khu vực biên giới giáp với Trung Quốc ngày 21/2.
Ít nhất 61 binh sĩ chính phủ
Myanmar và 72 phiến quân ở nước này đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh
đẫm máu nhất ở khu vực biên giới giáp với Trung Quốc ngày 21/2.
Quân đội Myanmar cho biết hơn 130 người đã thiệt mạng trong
cuộc xung đột đẫm máu ở vùng đông bắc khiến hàng chục ngàn phải bỏ nhà
cửa di tản.
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, quân đội Myanmar xác nhận đã xảy
ra giao tranh ác liệt giữa binh sĩ với các thành viên của lực lượng Quân
đội liên minh dân chủ dân tộc Myanmar (MNDAA).
Cuộc giao tranh bùng phát do phiến quân ở một dân tộc thiểu số người Trung Quốc muốn đòi quyền tự trị.
Giao tranh xảy ra tại khu vực Kokang thuộc bang Shan, Đông Bắc Myanmar và giáp biên với Trung Quốc.
“Giao tranh diễn ra dữ dội. Chúng tôi sẽ không rút quân cho tới khi
tình hình ổn định”, Trung tướng Mya Htun Oo cho hay trong cuộc họp báo ở
thủ đô Naypyidaw. Trung tướng Mya Htun Oo là người phát ngôn Bộ Quốc
phòng Myanmar.
Giao tranh bùng phát tại Kokang từ hôm 9/2 khi lực lượng phiến quân
tấn công các binh sĩ chính phủ, buộc quân đội phải mở các cuộc tấn công
đáp trả làm ít nhất 30.000 dân thường phải bỏ chạy sang nước láng giềng
Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi xung đột bùng phát, trung
tướng Mya Htun Oo - phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Myanamar cho biết
cuộc xung đột đã giết chết 61 binh sĩ và cảnh sát Myanmar và khoảng 72
quân nổi dậy. Hơn 100 binh sĩ khác bị thương kể từ khi cuộc giao tranh
diễn ra.
"Cuộc chạm trán rất dữ dội, vì thế, chúng tôi phải điều trực thăng đến
hỗ trợ" - ông nói, "chúng tôi sẽ không rút đi cho đến khi sự ổn định
được tái lập".
Vị trung tướng này không cung cấp thông tin về việc thường dân bị
giết hại ở tỉnh Laukkai - nơi là trung tâm cuộc giao tranh, khi các nỗ
lực di tản những người dân ở đây bị cản trở bởi một cuộc tấn công nhắm
vào đoàn xe chữ thập đỏ địa phương, làm bị thương 2 nhân viên cứu trợ
nhân đạo. Điều này đã khiến các cuộc cứu trợ bị đình hoãn.
Vị phát ngôn viên bộ Quốc phòng đổ lỗi cho quân phiến loạn về việc
tấn công đoàn xe chữ thập đỏ: "Quân đội chúng tôi chỉ bảo vệ xe của dân
thường,... chúng tôi sẽ có hành động mạnh trước sự tấn công của phiến
quân Kokang".
Phiến quân Kokang thuộc dân tộc thiểu số người Trung Quốc, hay có
tên gọi Quân đội liên minh dân chủ dân tộc (MNDAA) đấu tranh cho quyền
tự trị, đã lên tiếng từ chối trách nhiệm tấn công đoàn xe.
Hiện chưa rõ còn bao nhiêu người đang mắc kẹt trong vùng giao
tranh, nhưng trong khi đa số dân di tản đã vượt biên giới sang Trung
Quốc thì có khoảng hơn chục ngàn người được cho rằng vẫn ở bên trong
biên giới Myanmar.