Chuyện đời tôi chỉ có làm phim dài tập mớikể hết
10 năm trước, tôi đã phỏng vấn Đàm Vĩnh Hưng một lần. Khi đó, anh vừa pháthành album vol.1 Tình ơi xin ngủ yên.Lúc đó, anh không ngần ngại mời phóng viên đến nơi mình đang ở trọ, một cănnhà thuê chung với nhiều người khác, nằm trong con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo trênđường Cách mạng tháng 8. Chúng tôi trò chuyện ở phòng khách chung đồng thờicũng là cửa hiệu làm tóc của Đàm Vĩnh Hưng. Hiện tại, Đàm Vĩnh Hưng tiếp tôitrong căn biệt thự ở cư xá Bắc Hải, trong khoảnh sân vườn rợp màu xanh.
![]() |
- 10 năm đểtạo nên một tên tuổi và một cơ ngơi như hiện nay, hình như những việc ĐàmVĩnh Hưng làm được không phải bình thường so với nhiều người?
Đúng là có nhanh thật! Có người phải tạo dựng cả đời may ra mới có được. Nóivậy thôi, tôi cũng nỗ lực ghê gớm lắm, luôn phải tạo áp lực cho bản thân,đòi hỏi mình phải đạt vị trí cao hơn và lúc nào cũng nghĩ đến chữ phấn đấu,phấn đấu và… phấn đấu.
Tôi ghét sự bằng lòng, đặc biệt là trong sự nghiệp. Tôi ghét những ngườikhông có tâm với nghề, không sống chết với cái mà họ đã chọn. Tôi xem thườngnhững người đó. Là đệ tử của tôi còn “chết” nữa, vì tôi yêu cầu rất cao, lúcnào cũng phải đặt sự nghiệp ở vị trí ưu tiên hàng đầu.
Nhờ thế, tôi tậu được cơ ngơi này sau nhiều năm làm việc vất vả, bù lạinhững ngày sống trong những căn gác xép ẩm thấp, trong tiệm uốn tóc chậthẹp, chưa kể đến chuyện đêm đêm nhìn thấy chuột chạy lổn ngổn ở chân tường.Nhớ lại mà nổi da gà.
- Không phải ai cũng biết về quá khứ cơcực của anh, theo họ, Đàm Vĩnh Hưng may mắn quá?
Cái gì cũng vậy, luôn có đầu có đuôi, để có được ngày hôm nay tôi phải đánhđổi bằng những cơn bệnh, những lần chạy show trong đêm hôm mưa gió, rồinhững ngày lễ tết không ở gần gia đình… thậm chí đổ máu và nước mắt.
Nếu tôi kể ra có vẻ như gần giống với kể lể thì không hay, nhất là điều nàythuộc về tư duy của mỗi người. Tôi không bắt mọi người phải nghĩ: “À, ĐàmVĩnh Hưng phải khổ như thế này, thế kia”. Đời tôi nếu kể, chắc chỉ có làmphim may ra người ta mới hiểu hết.
![]() |
- Ngày xưa, anh phải đổ máu và cả nướcmắt, nhận tất cả các show để có được như ngày hôm nay cũng là điều dễ hiểu.Tuy nhiên, hiện tại anh cũng có tiếng là không từ chối bất cứ show nào, anhnhận tất cả các chương trình, từ hội chợ, hội nghị, tụ điểm xa xôi… Nóithật, với tên tuổi của anh bây giờ, việc chọn sân khấu, nơi biểu diễn đâuphải chuyện khó khăn gì mà anh cứ phải bắt mình vất vả ngược xuôi?
Khi bước vào nghề này, tôi luôn tâm niệm rõ ràng mình đi hát vì lẽ gì. Đơngiản lắm, thứ nhất yêu nghề, thứ hai vì khán giả, thứ ba vì cuộc sống. Tôihay tự đặt mình là khán giả yêu thích ca sĩ này, ca sĩ kia nhưng ở xa xôi ítcó cơ hội tiếp cận với thần tượng như thế thì tủi thân lắm. Cứ thế, tôi đishow khắp nơi, có khi sân khấu của tôi chỉ là vài tấm ván lót trên bục cao,một miếng vải vắt ngang, âm thanh thì tệ khỏi nói… nhưng tôi vẫn cứ thích điđể đón nhận tấm lòng của khán giả.
Trong nghề này, có những điều rất duy tâm mà người nghệ sĩ nên trân trọng:“ông tổ cho thì phải nhận, đừng kén chọn, làm khó dễ nhau”.
Đó mới là Đàm Vĩnh Hưng
Ở Đàm Vĩnh Hưng có một điều lạ so với các đồng nghiệp, đó là chuyện anh trựctiếp giữ điện thoại, trả lời tất cả các cuộc gọi cả ngày lẫn đêm, từ fan,phóng viên, đối tác… Mặc dù việc này cũng khá phiền phức như lời anh đùa khithan thở: “Số điện thoại của tôi giống như số phòng cháy chữa cháy, ai cũngtìm được, ai cũng gọi được.”
![]() |
- Tại saoanh cứ nhất thiết nghe điện thoại mà không kiếm hẳn cho mình một trợ lý, nhưvậy có phải vừa oai, vừa đỡ phiền hơn rất nhiều?
Tôi sợ mình thiếu trân trọng người ta. Tôi cứ thử đặt mình là khán giả, xinsố điện thoại của thần tượng mà lại gặp người khác thì buồn chứ, giận chứ.Thật ra, bây giờ tôi cũng khép mình vào giới hạn hơn trước, ít nghe các sốlạ, đọc tin nhắn không hay cũng kiềm chế xóa ngay. Khác với lúc trước, nhậnđược mấy tin nhắn đe dọa, chửi bới là tôi sẵn sàng bắt máy, đôi co hơn thualiền.
- Anh không ít lần mô tả mình bằng nhiềucụm từ như nóng tính, thích ăn thua đủ, tính cách chập chờn, điên khùng…Hình như anh thích vẽ ra một hình ảnh tiêu cực về mình?
Từ ngữ là cách thể hiện cá tính của tôi. Tôi như thế nào nếu khán giả có cơhội gặp sẽ hiểu, biết đâu họ sẽ nghĩ: “À, ông này đâu có ghê gớm như ngườita nói”, như thế họ sẽ yêu quý mình hơn.
Tôi không thích mang đến một hình ảnh hoàn hảo như thiên thần hay một vịlinh mục… Vì như thế, khi fan phát hiện một điều nhỏ nhặt nhất không đúng,hậu quả là hình ảnh của mình sẽ hoàn toàn sụp đổ trong lòng họ.
- Thế còn chuyện ăn to nói lớn, phát ngôngây sốc khiến cho hình ảnh của anh cũng đâu đẹp gì hơn. Người nổi tiếng nhưanh có đáng phải gây ra những điều tiếng bất lợi chỉ vì những câu nói sướngmiệng trong phút chốc?
Tôi tự xét mình kỹ lắm. Có những điều người ta gây ra tuy không làm cho aigục ngã, phải chết, nhưng lại đủ gây bức xúc, thôi thúc tôi phải nói. Làmngười nên luôn có thái độ rõ ràng, vui, buồn hay giận dữ phải cho người tabiết. Đó là cách tôi sống thật với con người mình, không giả tạo để mai saulỡ cảm xúc đó không còn thì lại tiếc.
![]() |
- Vậy cònchuyện người ta nói anh là ông hoàng đồ hiệu, mỗi khi ra đường, từ đầu đếnchân toàn đồ hiệu, điển hình như phát ngôn: "LV có cái gì, Đàm Vĩnh Hưng cócái đó”?
Không! Đừng nghĩ tôi như vậy. Hình tượng đó là do người ta sắp xếp, người tamuốn tôi phải như thế. Thật ra, đồ của tôi không hiệu nhiều lắm, từ đồ mặchàng ngày, xà bông tắm, dầu gội đều là hàng Việt Nam chất lượng cao đấy chứ…Nhiều, nhiều lắm.
- Thế có bao giờ anh mặc áo có giá trị100.000 đồng ra đường chưa?
Trời ơi! 100.000 đồng là còn hơi đắt đó. Đồ diễn của tôi có nhiều cái còn rẻhơn, áo thun ba lỗ mặc với vest hay áo khoác có giá 30.000 – 40.000 đồng làchuyện thường.
Giới hạn nào cho… Hưng
- Dường như anh ít nói về người thân, đâycó phải là giới hạn của anh hay vì chưa có ai nhắc tới?
Người thân là chủ đề tôi muốn hạn chế, nói đúng hơn là kỵ nhắc đến. Trongnghề này, khán giả chỉ trả tiền để xem ca sĩ hát, công việc của ca sĩ làbiểu diễn phục vụ khán giả, không ai thích trả tiền để nghe kể lể dông dàichuyện gia đình, dòng họ chẳng liên quan đến mình.
Đối với tôi, không có chuyện đem cha, đem mẹ lên sân khấu. Người không hiểusẽ nói là chiêu thức PR, có khi nặng lời họ còn mỉa mai: “Nó đem cha mẹ rabán buôn trên sân khấu”. Hơn nữa, tôi cần cho họ sự bình yên. Thỉnh thoảng,ai có hỏi thì tôi nhắc đến mẹ, em gái. Ngoài ra, tôi cũng không thích báochí phỏng vấn người nhà của mình.
![]() |
- Là contrai duy nhất trong gia đình toàn phụ nữ, sau nhiều năm gánh vác gia đình,đến giờ anh có cảm thấy hài lòng vì đã làm tròn trách nhiệm của người con,người anh?
Điều tôi lo sợ nhất là lỡ mình nằm xuống thì người thân sẽ như thế nào. Đócũng là động lực thôi thúc tôi làm việc hoài, làm mãi để tạo nền tảng thậtổn định. Lỡ sau này, tôi chẳng may có bề gì thì họ không đến nỗi phải lao rađường, làm những công việc bươn chải quá nặng nhọc hay thậm chí phải bán cảnhà đi để sống. Tôi sợ viễn cảnh đó lắm. Chính vì thế, tôi cũng lo mua bảohiểm để bảo đảm tương lai cho cả nhà tôi, đặc biệt là mẹ và hai đứa cháu.
Đúng là hiếm, hiếm lắm. Khi nào trong nhà có chuyện hệ trọng hay biến cố xảyra, tôi và người thân mới ngồi xuống nói chuyện với nhau. Để tâm sự thì càngít. Tôi cũng không hay dùng cơm với người nhà. Mẹ tôi thích nấu ăn, mà mátlòng khi nhìn con cháu thưởng thức, thích được khen ngon nhưng hiếm khi bàăn cùng mọi người. Em gái tôi thì đi làm từ sáng sớm đến chiều tối mới về.Bình thường ở nhà, tôi chỉ chơi với hai cháu.
- Ít khi có được những giây phút cho giađình, đó có phải là sự thiệt thòi của anh?
Có thể ông trời cho tôi cái này và lấy đi cái khác.
- Ngoài chuyện ít thời gian, người thâncủa anh chắc cũng phải chịu nhiều áp lực từ cuộc sống nhiều điều tiếng củaanh?
Đúng vậy. Tôi luôn chuẩn bị tinh thần cho người nhà của mình. Tôi luyện chohọ học cách “lì đòn” trước những tin tức về Đàm Vĩnh Hưng, dù sai hay đúng.
- Anh có thấy mình đòi hỏi quá cao và tạoáp lực với những người mình yêu thương?
Chính xác. Tôi có tật ỷ lại, giống một đứa con biết rằng không bao giờ mấtđi tình cảm của cha mẹ. Có thể đối với những người thân yêu của mình, đôikhi tôi hơi lơ là một chút, tôi cứ hay nghĩ mình đã lo cho họ hết rồi thìcũng không cần thiết phải dùng những lời lẽ khách sáo như với người khác.Tôi biết mình “bị” cái tính này.
![]() |
- Có bao giờ anh làm họ khóc?
Nhiều, nhiều lắm. Tôi làm họ khóc rồi sau đó tìm chỗ khóc một mình. Tôi nhớcó một lần, tôi đánh em gái. Lúc đó, tôi còn chưa đi hát, em gái ở tuổi mớilớn, thích chứng tỏ. Tôi nói một, nó nói mười, tôi la, nó cãi lại, trong khigia đình có truyền thống lớn nói nhỏ phải nghe. Nóng quá, tôi ra tay rấtmạnh, đó là trận đòn đầu tiên và duy nhất, đánh em gái rồi tôi lại ôm nó màkhóc.
- Nghe nói khi cô ấy đi lấy chồng, một tayanh đứng ra lo chuyện cưới xin, chắc hẳn lúc đó anh phải mãn nguyện và hạnhphúc lắm vì đã làm tròn trách nhiệm của một người anh?
Do hoàn cảnh thôi. Khi đó, tôi sống với ông bà ngoại, không có cha mẹ bêncạnh, gia đình lại xảy ra biến cố lớn, kinh tế suy sụp, cuộc sống khốn khổcùng cực, tan nát đến mức người ta không thèm… bước tới.
Tính tôi điên cuồng lắm, họ không hỏi thì tôi vẫn cứ gả. Tôi gọi em gái vàngười yêu đến nói chuyện, cho hai đứa một tháng để suy nghĩ, tôi buộc ngàynào chúng cũng phải tự chất vấn xem nhất thiết là phải cần có nhau trong đờihay không.
Sau một tháng, tụi nó vẫn giữ ý định lấy nhau, tôi mới nói chuyện và đặt 3điều kiện với em rể. Thứ nhất, em tôi không làm dâu một giây phút nào hết,thứ hai phải mướn nhà ở riêng ngay lập tức, thứ ba sính lễ cưới chỉ cần vàiquả cau, miếng trầu và một chai rượu cho ông bà ngoại vui lòng. Thế là tôigả em gái. Tôi tự kết hoa cưới, trang điểm, làm tóc cho cô dâu, đặt hai bàntiệc cưới, đi tìm nhà thờ xin cha tổ chức lễ.
Theo Thể Thao Văn hóa