- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Khi hành vi quấy rối được 'tẩy trắng' bằng tài năng
Trong nhiều vụ quấy rối, tấn công tình dục, thủ phạm có thể nhận được sự chú ý, cảm thông từ pháp luật, cộng đồng nhờ địa vị xã hội, những thành tựu học vấn và sự nghiệp.
- Forbes VietNam lên tiếng về vụ việc người trẻ trong top Under 30 bị tố quấy rối tình dục
- Ra đòn tự vệ khiến kẻ quấy rối tình dục thiệt mạng, cô gái méo mặt khi gia đình gã say rượu đòi bồi thường 3,1 tỷ, dân tình nín thở chờ phán quyết
- Chấn động: Hai cô gái la hét bất lực, bị hàng chục gã đàn ông vây quanh quấy rối tình dục, xé rách áo cùng sự thật rợn người khác
Trong nhiều vụ quấy rối, tấn công tình dục, thủ phạm có thể nhận được sự chú ý, cảm thông từ pháp luật, cộng đồng nhờ địa vị xã hội, những thành tựu học vấn và sự nghiệp.
Việc cộng đồng có cái nhìn cảm thông dành cho người bị cáo buộc quấy rối tình dục có thành tựu, vị thế trong xã hội không hiếm. Bằng tài năng của mình, họ có thể "tẩy trắng" hoặc được giảm nhẹ hình phạt cho hành vi phạm tội.
Theo New York Times, nếu xuất thân giàu có, nền tảng tốt, có thành tựu về học vấn và sự nghiệp, kẻ phạm tội dễ nhận được sự khoan hồng của pháp luật, ví dụ như mức án nhẹ nhàng so với tội, chịu án treo, quản chế hay ngồi tù ngắn hạn.
“Coi thường nỗi đau nạn nhân và thay vào đó, lo lắng cho thủ phạm là điều vẫn xảy ra phổ biến”, Deborah Tuerkheimer, chuyên gia nghiên cứu bạo lực tình dục, nói.
"Tẩy trắng" bằng tài năng
Năm 2018, dư luận Singapore dậy sóng trước kết quả vụ xét xử Terence Siow Kai Yuan (23 tuổi). Anh là sinh viên chuyên ngành Toán ứng dụng tại Đại học Quốc gia Singapore, có số điểm trung bình đáng mơ ước 4,39/5.
Tháng 9/2018, Terence cố ý bám đuôi, sờ soạng bộ phận nhạy cảm của một cô gái trên tàu điện ngầm. Kẻ biến thái đã quấy rối nạn nhân 3 lần liên tiếp.
Một tuần sau sự việc, vụ việc bị đem ra xét xử. Nhưng nhờ thành tích học tập đáng ngưỡng mộ, Terence chỉ phải chịu mức án nhẹ so với tội trạng: 21 tháng quản chế.
Đáng nói, thẩm phán cho rằng "sự quấy rối này chỉ là một xâm phạm nhỏ", và nhận định "kết quả học tập xuất sắc, bảng điểm cao của bị cáo cho thấy người này sẽ có ích cho xã hội".
Thẩm phán xử nhẹ cho Terence Siow Kai Yuan vì cho rằng sự quấy rối này không phải tội lớn, tin thủ phạm "sẽ có ích cho xã hội". Ảnh: SCMP.
Cùng năm đó, một thiếu niên giấu tên ở bang New Jersey (Mỹ) phải ra hầu tòa với cáo buộc cưỡng hiếp một cô gái 16 tuổi tại bữa tiệc. Người này còn ghi lại hành vi của mình và chia sẻ cho bạn bè, kèm lời lẽ tục tĩu.
James Troiano, người chịu trách nhiệm giải quyết vụ kiện, đã bác bỏ báo cáo phía cảnh sát. Vị thẩm phán này còn đổ lỗi cho nạn nhân là chưa cân nhắc đến mức độ ảnh hưởng của việc tố cáo lên cuộc sống của bị cáo.
“Cậu ta xuất thân từ một gia đình gia giáo, học tại trường danh giá, có kết quả học tập xuất sắc. Cậu ấy còn tham gia hướng đạo sinh. Với khả năng của mình, chàng trai ấy có cơ hội ghi danh vào đại học hàng đầu”, ông Troiano nói.
Một trường hợp tiêu biểu khác là Brock Turner. Năm 2016, sinh viên kiêm vận động viên bơi lội tại Đại học Stanford (Mỹ) bị buộc tội tấn công tình dục một nữ sinh, hiếp dâm rồi bỏ lại nạn nhân ở một bãi rác.
Brock Turner được thẩm phán, gia đình và nhiều dân mạng biện minh vì ngoại hình sáng sủa, có thành tích học tập và thể thao xuất sắc dù phạm tội tấn công tình dục. Ảnh: New York Times.
Brock bị kết án 6 tháng tù giam cùng 3 năm quản chế với tội danh cố ý cưỡng hiếp người đang trong trạng thái bất tỉnh. Song, chỉ sau 3 tháng ngồi tù, anh đã được tự do.
Trong quá trình xét xử, cha của Brock đã viết tâm thư. Thay vì nói xin lỗi nạn nhân, lá thư này lại biện minh cho hành vi của kẻ phạm tội.
Ông nhấn mạnh tính cách trẻ con, điểm GPA xuất sắc, tinh thần thi đấu đem lại huy chương cho trường là "mặt tốt" của Brock.
“Thằng bé chỉ là một nạn nhân. Nó coi việc tiệc tùng và uống say ở các bữa tiệc là cách kết bạn ở trường đại học. Con trai tôi không bị đáng bỏ tù chỉ vì 20 phút hành động bồng bột”, người cha viết.
Nghịch lý
Những trường hợp trên cho thấy hệ thống tư pháp, công chúng xã hội có thể dành sự ưu tiên cho những con người thuộc tầng lớp trên.
Chia sẻ với New York Times, giáo sư Deborah gọi hiện tượng này là "lỗ hổng quan tâm" (care gap).
Theo đó, cộng đồng có xu hướng dành sự chú ý, cảm thông cho đàn ông phạm tội, nhất là khi kẻ đó có địa vị cao trong xã hội.
Elizabeth Jeglic, giáo sư Tâm lý học tại Đại học Tư pháp ở New York (Mỹ), nói rằng việc thiên vị đối tượng có lý lịch tốt, được học hành đầy đủ bất chấp hành vi sai trái có thể diễn ra ở bất cứ đâu.
Tâm lý đổ lỗi cho phụ nữ, coi trọng tài năng đàn ông hơn cảm xúc phái nữ vẫn ăn sâu vào xã hội Mỹ. Ảnh: Jakarta Post.
Ngay cả khi bị kết tội, vị trí xã hội vẫn ảnh hưởng đến cách mỗi người bị luận tội và kết án.
Theo nghiên cứu của Học viện Kinh tế và Chính trị London (Anh), người thuộc tầng lớp kinh tế cao, làm các nghề nghiệp được trọng vọng như bác sĩ, luật sư... có khả năng chỉ bị cảnh cáo nếu có dính dáng đến ma túy.
Ngược lại, người thất nghiệp phạm cùng tội danh chắc chắn sẽ bị phán xét nghiêm khắc hơn.
Mặt khác, nhiều nạn nhân còn bị đổ lỗi ngược với cáo buộc "hủy hoại tương lai của một tài năng".
Ngay cả khi bị kết tội, vị trí xã hội vẫn ảnh hưởng đến cách mỗi người bị luận tội và kết án. Ảnh: New York Times.
Josie Rice, người dẫn chương trình Justice in America (tạm dịch: Công lý trên đất Mỹ), từng lên tiếng về vụ tấn công tình dục ở bang New Jersey năm 2018. Bà bất bình về cách thẩm phán xét xử và đổ lỗi cho nạn nhân.
“Những trường hợp như vậy là lý do tại sao phụ nữ thường chọn im lặng bỏ qua, không báo cáo các vụ tấn công tình dục họ gặp phải”, Josie nói.
Bà cũng bức xúc vì thẩm phán bênh vực bị cáo, cố tình phớt lờ nỗi đau của cô gái trong vụ việc.
“Trong một hệ thống luật pháp với những vị thẩm phán như vậy, khi tài năng của người đàn ông vẫn được coi trọng hơn cảm xúc phụ nữ, các nạn nhân liệu có nên cất tiếng nói đòi công bằng không?”.
Những nạn nhân quấy rối, vốn từ lâu bị "tắt tiếng" và phớt lờ, xứng đáng nhận được sự quan tâm của xã hội. Sự dũng cảm lên tiếng của họ nên được tôn vinh thay vì đổ lỗi ngược.
"Thay vì đổ lỗi cho những người xấu số, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và nhìn nhận sự việc một cách khách quan, cảm thông hơn", Kendra Cherry, tác giả cuốn Everything Psychology Book, chia sẻ.
Theo Zing
-
Giới trẻ11/11/2024Từ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Giới trẻ23/10/2024Chỉ từ 5-10 nghìn đồng là có thể mua được một chiếc túi mù. Vì vậy người mua thường chọn cả combo hàng chục, thậm chí hàng trăm túi để xé túi mù cho “đã cái nư”.
-
Giới trẻ23/10/2024Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người.
-
Giới trẻ28/09/2024Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng "bóc phốt" làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.
-
Giới trẻ18/09/2024Trong đêm chính hội Trung thu, khu phố lồng đèn lớn nhất TPHCM thu hút hàng nghìn bạn trẻ tìm đến vui chơi, chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
-
Giới trẻ17/09/2024Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi vì đã "fake màn hình" số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt khiến mọi người hiểu nhầm con số lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Giới trẻ23/08/2024Gần 20 năm làm mẹ đơn thân, đối diện bệnh 'lạ' mãi không dứt, Thúy Hiền nói lúc này chỉ mong được sống bình yên bên 2 con, không còn khao khát tìm kiếm tình yêu.
-
Giới trẻ22/08/2024Quanh năm chân lấm tay bùn, chị Thanh và chị Thu bỗng nhiên trở thành nhân vật trải nghiệm chính trên kênh TikTok triệu view. Kênh TikTok của các chị vừa giúp lan tỏa văn hóa, ẩm thực miền Tây, vừa mang lại thu nhập chân chính.
-
Giới trẻ21/08/2024Sau khi biết điểm chuẩn trúng tuyển Đại học năm 2024, nhiều bạn tân sinh viên từ các tỉnh, thành khẩn trương đi tìm nhà trọ tại Hà Nội. Có bạn lựa chọn ở khu ký túc xá của trường, cũng có bạn được bố mẹ mua luôn một căn nhà để đỡ phải đi thuê trọ.
-
Giới trẻ21/08/2024Ánh Viên gây chú ý với nhan sắc thăng hạng, thử sức với vai trò mẫu ảnh sau khi giải nghệ.
-
Giới trẻ21/08/2024Mới đây, nữ diễn viên xinh đẹp chia sẻ hành trình nén đau, thực hiện một việc quan trọng ở tuổi 29.
-
Giới trẻ21/08/2024Pickleball là môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích thời gian gần đây. Tuy nhiên, liên quan đến chuyện trang phục chơi Pickleball, mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giới trẻ21/08/2024Từ thanh niên đánh giày trở thành thợ sửa đồng hồ tiền tỷ, Trường Omega còn truyền nghề cho hàng trăm thanh niên có việc làm ổn định.
-
Giới trẻ20/08/2024Pickleball được ra đời trong một ngày cuối tuần khi nghị sĩ Joel Pritchard trở về nhà và thấy cả gia đình không có việc gì để làm.