Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội

Theo Tùng Anh, bài viết này không có ý cổ xuý cho việc kéo dài chân, mà anh muốn lấy kinh nghiệm của một người đi trước để giúp đỡ những ai có hoàn cảnh và mong muốn giống mình.

Theo Tùng Anh, bài viết này không có ý cổ xuý cho việc kéo dài chân, mà anh muốn lấy kinh nghiệm của một người đi trước để giúp đỡ những ai có hoàn cảnh và mong muốn giống mình.

Hoàng Tùng Anh (sinh năm 1993, sống tại Hà Nội) gây chú ý trên mạng xã hội sau khi chia sẻ kinh nghiệm kéo dài chân vào năm 2012. Những bài chia sẻ ngắn trên Facebook của Tùng Anh đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng. 

Chúng tôi đăng tải lại 2 bài chia sẻ đầu tiên của Tùng Anh về quá trình kéo chân. Trong thời gian tới, cậu dự định sẽ chia sẻ bài viết trả lời tất cả câu hỏi của mọi người về cuộc phẫu thuật cách đây 5 năm. Đây sẽ là cơ hội cho những bạn trẻ có mong muốn cải thiện chiều cao bằng biện pháp phẫu thuật có thêm thông tin để tham khảo và đưa ra quyết định sáng suốt cho bản thân.

"Thật ra có quá nhiều bài báo nói về việc kéo chân, hệ luỵ của kéo dài chân, biến chứng và vân vân vân vân. Có quá nhiều bài cảnh báo về phương pháp phẫu thuật này nhưng không có nổi một bài nói được chi tiết về nó. Chỉ chung chung doạ đồ rồi dập tắt đi mọi mong muốn vào khao khát về chiều cao của bao nhiêu người. Cách đây 5 năm (năm 2012) mình là ca đầu tiên thử nghiệm kéo dài chân bằng phương pháp mới tại bệnh viện quân đội 108, Hà Nội. 

Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 1.

Cũng đấu tranh tư tưởng, cũng suy nghĩ, cũng đủ thứ lo lắng rồi vẫn quyết định cải thiện cái chiều cao 1m67 để trở thành 1m76 như hiện tại. Mất tròn nửa năm về tìm hiểu phương pháp kéo dài chi, rồi càng tìm hiểu càng hoang mang. Đọc 10 bài báo không có nổi một bài chia sẻ đến đầu đến đũa. Lúc nào cũng 1/3 bài nói về cách làm rất chung chung và 2/3 bài nói về hệ luỵ. Vậy còn bao nhiêu cái cần phải tìm hiểu như: 

- Phẫu thuật ở bệnh viện nào? 

- Bác sĩ nào phẫu thuật?

- Sau phẫu thuật cao được thêm bao nhiêu?

- Phẫu thuật có đau không? 

- Trong thời kì căng giãn có đau không? 

- Chi phí phẫu thuật bao nhiêu? 

- Thời gian phẫu thuật là bao lâu ? 

- Phải trải qua bao nhiêu cuộc phẫu thuật ? 

- Sau phẫu thuật chân có khoẻ như trước không? 

- Phải chuẩn bị những gì trong thời gian phẫu thuật? 

Những câu hỏi cần được giải đáp thì những thông tin trên mạng chỉ tóm gọn lại một bài hệ luỵ và những biến chứng nguy hiểm khi kéo dài chân để dập tắt hàng nghìn mơ ước hay có thể nói là nỗi ám ảnh với những người có mong muốn cải thiện chiều cao hoặc bị dị tật chân ngắn chân dài. 

Bài viết này tớ đã định viết từ lâu, muốn nó sẽ trở thành động lực và sẽ là một tư liệu để các bạn tham khảo tất cả về nó. Thật ra tớ có viết lại một cuốn nhật kí từ ngày bắt đầu nhập viện cho đến khi kết thúc cho việc chuẩn bị. Ngày đầu làm sao, ăn gì, thuốc gì, tất cả đều được ghi lại. Khi đang trong thời kì căng giãn cuối cùng thì có 2 bạn phóng viên đến phỏng vấn tớ về việc này những tớ từ chối trả lời. Lý do từ chối vì không muốn có thêm bất kì một bài báo nào nói về hệ luỵ hay cảnh cáo hay gì gì đó để dập tắt đi hy vọng của rất nhiều người. 

Tính đến nay đã tròn 5 năm đồng hành cùng đôi chân mới. Và lúc này đây mình cảm thấy đấy chính là một quyết định vô cùng sáng suốt. Không trở ngại, không mặc cảm về chiều cao. Mình viết bài này không phải cổ xuý cho việc kéo dài chân. Mình muốn lấy kinh nghiệm của một người đi trước để có thể giúp đỡ được những bạn cũng như mình trước kia. Mông lung giữa hàng nghìn câu hỏi để chưa dám thực hiện. 

Các bạn an tâm nhé, cố lên. Không dễ dàng nhưng chắc chắn làm được.

Đây chính là quyển nhật kí ghi không sót ngày nào bắt đầu từ trước khi mổ 1 ngày (6/2/2012) đến ngày 1/1/2013. 

Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 2.

Mọi thứ đều được ghi lại chi tiết. Ăn gì, làm gì, chăm sóc như thế nào. Nó sẽ là một vật cực kì hữu ích cho những ai đang chuẩn bị bước vào cuộc phẫu thuật này.

Kéo chân chia làm 4 giai đoạn: 

Bước 1: phẫu thuật đóng đinh nội tuỷ và lắp khung

Bước 2: thời kì tự căn giãn xương tại nhà ( dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ) tái khám và chụp X-quang 3 tuần/lần. 

Bước 3 : cố định đinh nội tuỷ và tháo khung 

Bước 4: nghỉ ngơi tập đi với đôi chân mới 

Chi phí phẫu thuật khá rẻ so với các hình thức phẫu thuật thẩm mỹ khác. Vì làm trong bệnh viện nên mình giống bệnh nhân hơn là khách hàng. Chi trả cho bệnh viện chỉ ngang một ca làm mũi thôi các bạn ạ!".

Đây là một số hình ảnh trong và sau thời kì thực hiện phương pháp kéo dài chi của Tùng Anh được cậu chia sẻ kèm theo bài viết.

Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 3.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 4.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 5.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 6.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 7.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 8.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 9.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 10.

Hình ảnh Tùng Anh ở hiện tại, với chiều cao mới 1m76:

Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 12.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 13.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 14.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 16.
Nhật ký kéo dài chân từ 1m67 đến 1m76 (9 cm) của chàng trai Hà Nội - Ảnh 17.
 
Theo Trí thức trẻ

phẫu thuật kéo chân

Chàng trai phẫu thuật kéo chân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.