Từ việc thu mua và bán lábương - một loại cây họ tre - mét, chị Đặng Thị Triệu, một nông dân ở xã An Phú,huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã trở thành một tỉ phú.

Lá bương được các thương láiĐài Loan thu mua với số lượng lớn. Theo các thương lái này, lá bương đượcchuyển về Đài Loan để làm lá gói bánh hoặc đan thành túi đựng thực phẩm.

Nói về ý tưởng kinh doanh lábương, chị Triệu cho biết: "Tôi bắt đầu việc buôn bán lá bương từ năm 1992.Khi ấy, hai vợ chồng với 4 đứa con, một đứa lại tàn tật chỉ trông vào mấysào ruộng nên cuộc sống rất khó khăn. Thấy người ta vào thung hái lá bươngvề bán nên tôi nghĩ đến việc làm đầu mối thu mua, bán lại cho các chủ hàng ởNgọc Hồi, Hà Nội".

"Lá bương sau khi hái về,được đưa vào lò sấy khô, rồi ép thành kiện. Tiếp theo, kiện được mở ra, đâycũng là lúc phân loại và tuyển chọn lá. Tùy theo độ rộng và dài của lá, lábương được phân thành loại A và loại B. Sau đó, lá sẽ được sấy thêm một lửanữa, rồi mới được đóng gói và vận chuyển tới các cơ sở thu mua tại Phú Thọ.

Gom lá tre xuất khẩu thu 2 tỷ mỗi năm
Ép lá thẳng trước khi sấy khô. (Ảnh: Hương Mai)

Việc sấy lá là khâu quantrọng nhất. Nếu không đúng lửa, lá dễ bị mốc và hỏng. Lúc ấy chỉ có nước đổlá đi. Nhớ lúc mới làm nghề này, tôi cũng trải qua nhiều lần thua lỗ vì láchỉ đạt được 70% chất lượng đối tác yêu cầu", chị Triệu nói.

Để học được kỹ thuật sấy lákhô không bị mốc, chị Triệu đã phải thuê thợ lành nghề từ Phú Thọ đến cùnglàm và truyền nghề trong vòng một tháng. Giờ đây, khi đã lành nghề, chịhướng dẫn lại kỹ thuật cho các chủ xưởng là đầu mối thu mua hàng.

Chị Triệu chia sẻ: "Việc sấylá bương cũng phải hết sức cẩn thận để đề phòng hỏa hoạn. Cách đây 2 nămthôi, do gió lốc mà lò sấy nhà tôi đã bị bà hỏa "ghé thăm". Không chỉ cháyhết lá trong lò, mà một gian nhà gần đó cũng bị lửa bén vào. Tổng thiệt hạikhoảng 20 triệu đồng, may mà không có thiệt hại về người. Việc kinh doanh lábương có khi cũng nhiều khó khăn, trở ngại chứ không hề đơn giản".

Nhận thấy việc buôn bán quatay chủ Việt Nam lãi suất không cao nên từ 4 năm nay chị Triệu đã là đầu mốitrực tiếp thu mua và xuất khẩu lá bương cho chủ Đài Loan. "Khi sản phẩm củamình đạt chất lượng cao, làm việc có uy tín thì chủ nước ngoài tự tìm đến,đặt hàng và đầu tư cho mình", chị Triệu khẳng định.

Một yến lá bương tươi có giá6.000 đồng, sau khi phơi sấy thành thành phẩm thu về 4 kg lá khô. Hiện lábương có giá 31.000 đồng/kg. Mỗi năm chị Triệu xuất sang Đài Loan từ 150 đến200 tấn lá bương.

Gom lá tre xuất khẩu thu 2 tỷ mỗi năm
Sấy lá, đòi hồi hỏi sự cẩn thận và kinh nghiệm. (Ảnh: Hương Mai)

Theo chị Triệu, nghề làm lábương bận rộn nhất là từ tháng 5 đến tháng 11, bởi chỉ khi vào mùa mưa,những cành bương non mới đâm chồi, nảy lộc, những cành lá to gần như hai bàntay người lớn xòe ra bắt đầu xanh già. Lá bương khi ấy sẽ đạt chất lượng tốtnhất.

Vào lúc chính vụ, xưởng củachị Triệu có từ 20 đến 30 công nhân làm việc, với mức thu nhập từ 50 nghìnđồng đến 100 nghìn đồng một ngày. Bên cạnh đó, xưởng của chị Triệu còn làđầu mối thu mua sản phẩm từ 4 xưởng khác tại địa phương. Ước tính, có 100công nhân chủ yếu là phụ nữ địa phương được tạo công ăn việc làm từ việckinh doanh lá bương của chị Triệu. Mới đây, chị Triệu cũng đã khai trươngthêm hai xưởng làm lá bương tại Phú Thọ.

Hiện cơ sở thu mua lá bương,sấy khô, đóng gói và xuất của chị Triệu ngày càng hiệu quả với doanh thu từ125 triệu đồng năm 2007 đã lên đến hơn 2 tỷ năm 2010.

Chị Triệu dự định sẽ đầu tư thêm trang thiết bị và mở rộng địa bàn thu mua tới 6 huyện là Kim Bôi, LạcThuỷ, Lương Sơn, Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình) và Mai Sơn, Phù Yên (tỉnh Sơn La).

Chị Triệu nói: "Đây là một môhình kinh doanh mới và rất có tiềm năng tại địa phương nên tôi vẫn luônkhuyến khích và động viên bà con trong thôn xã cùng tham gia hoạt động kinhdoanh để mọi người có cơ hội tạo thu nhập ngày càng cao".

Theo VEF.VN