Đường viền quanh hồvới những kiến trúc không lớn nhưng là hình ảnh của một khu trung tâm, là bộmặt, mang không khí giao tiếp và những sinh hoạt công cộng. So với nhiều khutrung tâm của những thủ đô khác, kiến trúc ở đây tuy có dấu ấn và mang nhiềuphong cách, nhưng không phải là những gì thật độc đáo.

Cái giá trị thật sự nhất có lẽ làchính hồ Gươm, và các thành phần đi theo nó như các kiến trúc Pháp, tháp Rùa,cầu Thê Húc, đền Bà Kiệu và hệ thống cây ven hồ. Chúng quyện vào nhau một cáchhài hòa, tạo ra một giá trị tổng thể về cảnh quan. Nên thực ra, sẽ là rất buồntẻ nếu ở những góc nhìn hẹp, nhất là khi nó không có sinh khí của đời sống, mộtđời sống có bản sắc, vừa có dấu ấn quá khứ, vừa đương đại với những loại hìnhsinh hoạt xã hội, hoạt động thương mại, văn hóa giao tiếp, và phong thái hưởngthụ một cách văn minh của con người.

Những tòa nhà “đinh” nhất về quy mônhư mấy công trình Ủy ban Nhân dân thành phố, tòa bưu điện mới, trung tâm thươngmại mà người ta gọi là “hàm cá mập”, là những kiến trúc mang dấu ấn của thờihiện tại, thì đều có quá nhiều điều ra tiếng vào. Những công trình cũ khác củathời Pháp thuộc là những giá trị có tính di sản thì mang vẻ mặt buồn buồn thiếusức sống. Nhà triển lãm góc Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng thỉnh thoảng mới mở cửacho một cuộc triển lãm. Hàng Khay chiếm một cạnh hồ nhưng lổn nhổn phim ảnh váycưới bên hàng phở lẫn hiệu thuốc tây. Dãy phố bên đường Lý Thái Tổ với những cửahàng tên tuổi một thời như nhà may Đại Thành bây giờ là kem Fanny, “điểm tâmgiải khát Bốn Mùa” được tân trang lại nội thất và mặt tiền theo tinh thần “trênthuộc địa, dưới độc lập”, bởi những khuôn cửa sổ vòm, kính và đá cẩm thạch nhưngvẫn uể oải vì chỉ lác đác vài khuôn mặt nước ngoài. Phòng trà Hồ Gươm Xanh ầm ĩbuổi tối, hay bản vẽ phối cảnh khách sạn Phú Gia đang được xây lại cũng chưathấy hứa hẹn điều gì cho sự tạo nên một tinh thần Hà Nội mới. Chỉ có một tòa nhàcòn giữ được hồn cốt và sức sống là trụ sở báo “Hà Nội mới”. Có lẽ vì nó vẫnmang bản chất từ thuở xưa vốn dĩ là tòa nhà của tờ “Avenir du Tonkin” thời Pháp.

Hà Nội bên Hồ Gươm

Những vị khách du lịch theo tour hayba lô bụi thường chụp hồ và người chứ ít mặn mà với kiến trúc quanh nó. Khi giơmáy ảnh lên chụp những công trình kiến trúc, họ dường như là theo thói quen hoặccó vẻ như muốn ghi lại một tư liệu, chứ không thấy biểu lộ những cảm xúc và niềmthích thú thực sự như khi chụp các cảnh sinh hoạt đời sống bên hồ.

Nhưng hồ Gươm vẫn hấp dẫn . Là ở vịtrí “bề mặt” nhưng nó hấp dẫn vì những sinh hoạt của một đời sống khác khôngmang tính “bề mặt” chút nào, cho dù là nó chứa đựng trong đó cả những hình ảnhhay và dở. Nó hấp dẫn không chỉ với khách nước ngoài mà hấp dẫn ngay cả vớichính người Hà Nội Nó hấp dẫn không chỉ với khách nước ngoài mà hấp dẫn ngay cảvới chính người Hà Nội. Người dân đến đây để đi bộ, tập thể dục, chơi cầu lông,cởi trần cử tạ, ngồi nhìn trời mây mặt nước và buôn bán là nhiều, mấy ai vào cáinhà hàng Thủy tạ vẫn nặng không khí mậu dịch quốc doanh dù đã kinh doanh theokinh tế thị trường. Chỉ cái cà phê bên hồ của Hapro đông khách và hấp dẫn vì vịtrí quá đắc địa để nhìn cảnh quan chứ chả phải vì miếng ngon, trong khi giá thìcực đắt. Với mấy vị khách nước ngoài, họ thực sự thích thú với các hình ảnh ônggià bà cả múa quyền, múa quạt hay sắp hàng đấm lưng thùm thụp cho nhau. Họ cũngngây người mà nhìn những người gánh hàng rong vừa bán vừa chạy tránh công an haymấy anh trật tự đô thị.

Sâuvào một chút bên trong đường vành đai, hồ Gươmđược bao bọc bởi các khu phố cổ, và chính nhữngkhu phố này là cái lõi chứa bản chất của một đờisống Hà Nội. Từ ven hồ đi dần vào trong, ngườita có cảm giác khám phá từ từ như bóc từng lớpvỏ của một cái bánh. Phía Đinh Tiên Hoàng ra đêsông Hồng là những công trình công cộng lớn,dinh thự. Hay từ Hàng Khay đổ về Hai Bà Trưng,Lý Thường Kiệt cũng vậy, nhiều trụ sở văn phòng,không mấy ấn tượng dù có nhiều công trình mới,hiện đại. Ngược lên bắc và sang phía tây bờ hồlà khu phố cổ, và mỗi khu lại có tính chất khácnhau. Phía bắc là khu 36 phố phường, phía tây làkhu vực quanh Nhà thờ Lớn Kiến trúc, không khíđời sống và các loại hình sinh hoạt có cáichung, nhưng có những cái rất riêng bắt nguồn từbản chất cộng đồng dân cư từ quá khứ.

Nhà phố kiểu “ống” vừa ở vừa làm cửahàng buôn bán ở phía ngoài tầng trệt là điểm đặc trưng của khu 36 phố phường,nơi ngày xưa là những phường nghề, dân cư là thợ thủ công với kiến trúc thuầnViệt, nhỏ nhoi vụn vặt, có cái vẻ giản đơn, chất phác. Những căn nhà cổ cònnguyên vẹn hay đã biến tấu, hoặc những căn nhà xây mới vẫn cho thấy rõ cái tinhthần “thợ thủ công, tiểu chủ”, nó thể hiện nỗi khao khát của những người baonhiêu năm lụi hụi làm ăn, thèm có được một cái gì đó thật hiện đại và thờithượng. Đấy chính là những ngôi nhà gác nhôm kính chắp vá trong khu phố cũ. Khuphố vẫn còn những kiểu kinh doanh mang ít nhiều dấu ấn phường nghề nên dù nhiềuchỗ đã được đắp tiền nhưng vẫn phảng phất chút gì xưa cũ. Và còn nhiều sự tùytiện. Dịch vụ ăn uống bình dân, hàng lưu niệm, bia mộ đá bên dịch vụ lữ hành,tây ta lẫn lộn.

Nhưng ở bên phía tây, khu nhà thờ vàcác ô phụ cận, lại mang một tinh thần khác. Do từ xa xưa là khu Công giáo nênnhà cửa mang một phong cách ảnh hưởng kiến trúc phương Tây rõ rệt, dãy phố cókiến trúc khá đồng nhất.

“Cổng vào” từ phố Nhà Thờ, là conđường chạy từ Hàng Trống đến quảng trường trước Nhà Thờ lớn. “Con đườngGothique”, có thể gọi như thế bởi hai bên đường là dãy nhà phố có kiến trúc luônmang đường nét Gothique, thể hiện ở những trang trí mặt tiền. Bây giờ hầu hếtnhững căn nhà đó đã thành cửa hàng bán đồ lưu niệm, cà phê, nhà hàng Âu sangtrọng, có phong cách, thể hiện sự sành điệu, tinh tế, kỹ lưỡng kiểu châu Âu.

Vì là ngả chính dẫn đến giáo đườngnên Nhà Thờ vẫn là một con phố mang vẻ trang trọng, nơi hạn chế bớt những sựnhếch nhác, cỏ rả trong kiến trúc. Cũng có thể vì ở chỗ “đắt vàng”. Trừ mấy bànnước trái cây và chè cốc ngoài vỉa hè cho giới trẻ.

Nhưng chỉ ít bước chân thôi, sâu vàobên trong, bên hông Nhà thờ Lớn, phố Ấu Triệu lại mang một tinh thần khác. Nhưmột dãy nhà ngang của ngôi nhà chính, Ấu Triệu có một vẻ khiêm nhường nhưng vẫnthừa hưởng nét đẹp cổ điển và vẻ tĩnh lặng phả ra từ khuôn viên Nhà thờ Lớn. Chodù bây giờ đã là con đường thương mại, với những khách sạn, quán bar-cafe kiểuTây và hàng phở khá đông khách nhưng không bị xô bồ. Sự tĩnh lặng cổ kính đượclưu giữ bởi mấy tán cây cổ thụ vươn ra làm một khúc con phố có vẻ âm u. Và bởicả tiếng chuông nhà thờ. Như một thứ âm thanh thật lạ, nó vừa khuấy động lại vừatạo thêm sự yên tĩnh. Vào những buổi chiều đông hay gần sáng, chuông nhà thờ đổnhư đánh thức tâm can, nó chỉ khuấy động trong chốc lát rồi lại làm con phố chìmđi. Sự tĩnh lặng như còn tĩnh lặng hơn. Nhất là khi ta nằm bên cửa sổ trên mộtcăn gác lửng ở một khách sạn nhỏ ngay bên kia đường.

“Little Hanoi” là thương hiệu củamột chuỗi khách sạn mini ở con phố này. Nghe thật đúng tinh thần, một Hà Nội nhỏtrong lòng Hà Nộ. Những căn nhà trên con đường này cho ta một cảm giác ấm cũngthân thiện vì một tỷ lệ nhỏ và một đoạn khúc cong xiêu vẹo của con phố, cho dùlà cũ hay xây mới. Hoạt động thương mại, thường là những người từ nơi khác đến,đã tạo ra những dãy cửa hàng đẹp song không gây nhiều cảm xúc. Nhưng bỗng nhiênta được cảm nhận về một “tâm thức phố” chỉ qua một khuôn mặt. Chỉ là một khuônmặt người già, ngồi bệt trước cửa, ngay lối vào nhỏ hẹp bên hông một cửa hàngsang trọng chỉ để bán những thứ vụn vặt, vài chai nước suối, hộp sữa chua, lytrà mạn hay mấy điếu thuốc lá lẻ. Nhưng vẻ sung túc ngầm và cách trả lời cứ khấmkhẳn thì rõ ràng là người có căn cốt. Thì ra là chính bà chủ căn nhà cho thuêlàm cửa hàng, nhưng cứ thích thế thôi, cái hàng xén vụn vặt bên hè ấy. Bán thutiền, song vợ chồng bàn nhau rất kĩ về bát canh rau cải nấu cá rô hay cãi cọ vớicon gái xem có nên hay không cho nấm mộc nhĩ vào món thịt đông tối nay.

Len lỏi dần vào những nhánh ngangdọc như Ngõ Huyện hay phố Thọ Xương, lại là một tinh thần khác. Chất đời sốngnặng dần lẫn hoạt động kinh doanh đan cài chằng chịt. Một loạt khách sạn, bar,nhà hàng và các văn phòng dịch vụ lữ hành. Hàng rau quả thịt cá xen lẫn quàgánh, cắt tóc hay thậm chí cả một cửa hàng chuyên sửa chữa cơ khí. Những nét mặtcứ bình thản với sinh hoạt ăn uống, bán mua luộm thuộm, tùy hứng trước ánh mắttò mò thích thú của dân Tây ba lô. Và trong lòng những lõi phố lộn xộn này, đãkịp “cấy” vào những loại hình hoạt động như bar rượu, cafe internet, và nhữngdịch vụ giặt ủi, những khách sạn đắt tiền.

Hồ Gươm như vẫn thờ ơ với những kếtquả của cuộc thi ý tưởng quy hoạch kiến trúc về nó. Không có vẻ mặt của một sựchờ đợi. Khi những đồ án, những ý tưởng hay ho về quy hoạch tổng thể khu vực HồGươm chỉ dừng lại trên giấy và những giải thưởng, thì mấy bà nội trợ vẫn xúm xítquanh gánh cà chua của em gái nhà quê, hay bên cái mẹt của chị bán gà trước cửanhà Thủy Tạ. Bàn cà phê ghế nhựa vẫn đông chật khách trên đường Bảo Khánh, haycuối phố Nhà Thờ. Có lẽ đấy là những nơi sầm uất và sống động hơn là cái dãy phốtoàn kiến trúc neo-classic phía “Bốn Mùa”, nơi sang trọng nhưng lặng câm.

Đồng hồ điện tử gần đền Bà Kiệu đangcho thấy những con số nhỏ dần cho đến ngày kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long khi HàNội đã ôm thêm rất nhiều Hà Nội khác vào lòng. Hà Nội dưới chân núi Ba Vì, HàNội với những bản Mường ở Hòa Bình, hay Hà Nội ở Ba La Bông Đỏ… Nhưng Hà Nội bênHồ Gươm vẫn là một Hà Nội nhân lõi, một Hà Nội ở trong trái tim mỗi người. Trongcái vùng Hà Nội bao la thì một “little Hanoi” trở nên một cái gì đọng lại, mộtkhông gian nhỏ bé cô đặc những hoài niệm, cảm xúc và những giá trị sống muônđời. Sự ít ỏi còn sót lại luôn trở thành giá trị, và đang vật lộn và chống chọivới những biến đổi, một sự chống chọi tự nhiên chứ chẳng hề có nguồn lực nuôidưỡng nào.

Vì vậy, trong khi những ý tưởng xaxôi cả các nhà quy hoạch chưa trở thành hiện thực, hay trong lúc con mắt của cácnhà đầu tư còn đang ở mức nhòm ngó, thì có những việc trước mắt dễ khả thi, đểkhỏi lãng phí các dãy phố di sản đang còn câm lặng hoặc quá nhiều lộn xộn kia(cái sự lộn xộn có vẻ như một “món đặc sản” rất không nên chút nào trong con mắtưa sự lạ của du khách nước ngoài). Ấy là còn việc làm cho nó văn minh hơn màkhông tẻ nhạt, thổi cho nó một sức sống, cái sức sống không cần quá nhiều đầu tưđược tạo nên chỉ bởi sự cắt bỏ những khối chăp vá và làm sạch sẽ khuôn mặt kiếntrúc, tổ chức lại loại hình kinh doanh, dịch vụ cho thích hợp, hấp dẫn được đôngđảo dân chúng và du khách trong cũng như ngoài nước.

Theo Tạ Mỹ Dương
Hà Nội bên Hồ Gươm