Khoảng 21h tối24/3, Hà Nội đột nhiên bị một cơn rung chấn trong thời gian khá lâu do ảhhưởng của trận động đất 7 độ richter có tâm chấn tại Myanmar, gần vùng biêngiới Lào - Thái Lan, lan đến Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng ViệnVật lý Địa cầu nhận định, sở dĩ động đất ở xa như thế có thể gây chấn độngmạnh ở Hà Nội là do Hà Nội có nền đất yếu. "Yếu nhất là vùng nội thành vàphía nam của Hà Nội", GS Xuyên nói.

Do nền đất yếu, mỗi khi xảy ra động đất tuy không lớn, Hà Nội thường bị chấnđộng tương đối mạnh. Gần đây nhất, năm 1983, Hà Nội bị chấn động cấp 5 dotrận động đất mạnh 6,7 độ richter. Hồi ấy, "đang ngủ tôi tỉnh giấc. Chiếcthùng phuy đựng nước nhà tôi ở phố Nguyễn Hữu Huân nước sóng sánh", ông Vinhsinh và lớn lên ở Hà Nội gần 80 năm nay nhớ lại.

Hà Nội rung chuyển mạnh vì nền đất yếu
Người dân các tầng cao tập trung hết xuống tầng 1. Ảnh chụp tại nhà I9, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân. Hà Nội.

Ngoài ra, Hà Nội cũng bị chấn động bởi cáctrận động đất năm 1961 ở tỉnh Bắc Giang mạnh 5,6 độ richter, năm 1958 ở tỉnhVĩnh Phúc mạnh 5,3 độ richter. Năm 1953 - 1954, một trận động đất mạnh chỉ5,4 độ richter ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, nhưng gây chấn động ở Hà Nộitới cấp 8.

"Nếu nền đất ở Hà Nội không yếu, chấn động hồi ấy lẽ ra chỉ cấp 7", GS Xuyênnhận định. Một dư chấn mạnh như thế, cấp 8, ở Hà Nội cũng từng xảy ra từ hơn800 năm trước. Hồi ấy, năm 1285, một trận động đất mạnh 5,5 độ richter đãlàm Hà Nội bị chấn động đến cấp 8, làm gãy cả bia đá ở chùa Báo Thiên.

Hà Nội nằm trên đứt gãy sâu sông Hồng, sông Chảy, tuy hoạt động không mạnhbằng các đứt gãy khác ở vùng Tây Bắc song vẫn có thể bị động đất mạnh đến6,5 độ richter, theo Viện Vật lý Địa cầu.

Viện Vật lý Địa cầu phối hợp với Sở Xây dựng và Viện Khoa học Công nghệ&Kinhtế Xây dựng Hà Nội xây dựng bản đồ vi phân vùng động đất tỷ lệ 1/25.000 nhằmphục vụ tính toán thiết kế kháng chấn cho các công tình xây dựng.

Theo đó, nền đất Hà Nội được chia thành 27 loại nền cơ bản, và đặc trưng daođộng của mỗi loại nền được xác định ứng với các chu kỳ lặp lại động đất 200năm, 500 năm và 1.000 năm.

Hà Nội cũng đã xây dựng quy định về việc áp dụng tính kháng chấn cho cáccông trình xây dựng trên địa bàn, trong đó hướng dẫn tính toán giá trị cáchệ số lấy theo số liệu động đất Hà Nội cho bảy tiêu chuẩn quốc tế và đã đượcBộ Xây dựng thông qua.

Tuy nhiên, thực tế áp dụng thế nào cho các công trình xây dựng, nhất là cáccông trinh tư nhân, lại chưa có cơ chế giám sát hiệu quả.

25 người thiệt mạng trong động đất tại Myanmar
Ít nhất 25 người đã thiệt mạng trong các vụ lở đất và sập nhà ở các thị trấn Tachileik và Tarpin, bang Shan, Đông Bắc Myanmar do trận động đất mạnh 7 độ Richter tối 24/3 gây ra.

Cơ quan Thăm dò địa chất Mỹ (USGS) đã thông báo lại cường độ của trận động đất này là 6,8 độ Richter.

Theo Cơ quan Khí tượng Thủy văn Myanmar, trận động đất đã ảnh hưởng đến nhiều khu vực ở nước này và người dân có thể cảm nhận rung chấn mạnh ở thị trấn biên giới Tachileik và rung lắc nhẹ ở nhiều nơi khác, trong đó có thủ đô Naypyidaw. Nhà chức trách Tachileik đã khuyến cáo người dân không nên ở trong nhà.

Tại Yangun, chỉ những người bên trong các tòa nhà cao tầng mới cảm nhận được sự rung lắc nhẹ và một số người đã rời khỏi nhà để đảm bảo an toàn.

Động đất cũng ảnh hưởng đến những khu vực rộng lớn ở Thái Lan, Trung Quốc và cả Việt Nam.

Các chuyên gia cho biết khu vực vừa xảy ra động đất chủ yếu có địa hình đồi núi, nhưng hồi tuần trước đã xảy ra mưa lớn nên dễ có nguy cơ lở đất sau trận động đất này.

Theo TTXVN

Theo Tiền Phong