Theo Trưởng ban kỷ luật Nguyễn Hải Hường, trước khi đưa ra quyếtđịnh, Ban kỷ luật đã họp rất lâu, tham khảo nhiều ý kiến của các chuyên gia, xemxét kỹ báo cáo của giám sát trận đấu, trọng tài... mới đưa ra quyết định treosân Thống Nhất.
Cụ thể theo ông Hường, án phạt với sân Thống Nhất xuất phát từ việc lực lượng anninh không chỉ có ít mà xuất hiện chưa kịp thời. Theo báo cáo phải mất 40 phútsau khi có sự cố xảy ra ở ngoài sân, BTC sân mới hy động được công an vào cuộcđể giải vụ việc. tuy nhiên ngay cả khi xuất hiện, các CĐV vẫn quây và ném đá xeđội Thanh Hóa, lực lượng an ninh gần như đứng xem và không có hành động nào.Chính vì vậy Ban kỷ luật đã xử rất đúng tội với BTC sân.
“Không đưa ra quyết định kịp thời và răn đe vụ việc sớm, nếu như BTC sân tiếptục mắc lỗi ở vòng sau và vỡ trận như trường hợp ở Ai Cập vừa qua, lúc đó nếu cóchết người ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm”, ông Hường nhấn mạnh. Từ những lýgiải đó, ông Hường cho rằng đáng lẽ BTC sân Thống Nhất cần phải nhận hình phạtnhư một hình thức răn đe để lấy đó làm bài học. Dù có xử lại, Ban kỷ luật vẫn sẽxử treo sân Thống Nhất.
![]() |
Lực lượng an ninh sân Thống Nhất thiếu và chậm khiến đội khách gặp khó. Ảnh: Châu Thành |
Sự thống nhất cao, dựa trên cơ sở là các báo cáo cùng khung xử phạt, nhưng án kỷluật của Ban kỷ luật vừa đưa ra chưa đến một ngày đã bị Ban giải quyết khiếu nại“đốp” lại với một quyết định khá bất ngờ: xóa án cho sân Thống Nhất. Chưa biếtBan Ban giải quyết khiếu nại dựa vào đâu, chỉ biết BTC sân Thống Nhất từng cóđơn kháng án với những lý giải “chấp nhận được”, nên đã được xem xét xóa án.
Không phải chỉ có trường hợp sân Thống Nhất mà rất nhiều vụ việc trước đó, cứkhi nào Ban kỷ luật đưa ra án phạt một đàng thì Ban Ban giải quyết khiếu nại lạiđưa ra kết luận một kiểu. Ban giải quyết khiếu nại mới chính là nơi đưa ra quyếtđịnh cuối cùng nên đã xảy ra rất nhiều vụ việc trớ trêu, thể hiện rõ độ “vênh”của 2 ban này và lần nào cũng vậy, Ban kỷ luật luôn là người được xem bị “hớ” vìBan giải quyết khiếu nại phủ nhận các quyết định của mình.
Chính ông Hường cũng thừa nhận từ trước tới nay, quan điểm xử phạt của 2 bên“vênh” nhau khá nhiều. Ông Hường lấy ví du ngay vụ Công Vinh “vái lạy” trọng tàiVũ Bảo Linh trên sân Cao Lãnh ở mùa giải 2010, Ban kỷ luật đã xử treo giò CôngVinh 6 trận đã nhận được sự đồng tình của dư luận. Vậy mà khi tiền đạo xứ Nghệchỉ ít ngày sau đó, đã được Ban giải quyết khiếu nại đã rút xuống còn 3 trận vàhọ đã lý giải Ban kỷ luật áp dụng... chưa đúng điều luật với hành vi thiếu vănhóa của Công Vinh. Với giải thích như vậy, Ban giải quyết khiếu nại chẳng khácnào nói Ban kỷ luật là những người không hiểu luật.
Còn nhớ trước độ “vênh” của 2 ban sau vụ việc này, Chủ tịch VFF đã trao đổi với2 ban và đã có rút kinh nghiệm trong sự phối hợp trong công việc. Lý do được chỉra là việc áp dụng điều luật có những quan điểm khác nhau, nên không có sự thốngnhất.
Những vụ việc trước, Ban giải quyết khiếu nại thường đưa ra những lý giải, dựatrên các quy định xử phạt nhưng riêng vụ sân Thống Nhất lần này, ông Hường chobiết Ban giải quyết khiếu nại chưa gửi sang bất cứ văn bản nào trước khi đưa raquyết định cuối cùng. “Ban giải quyết khiếu nại đã căn cứ vào đâu, khoảnnào, mục nào của điều luật, Ban kỷ luật cũng chưa biết và không thấy Ban giảiquyết khiếu nại gửi sang. Theo quy trình nếu Ban giải quyết khiếu nại bác bỏquyết định kỷ luật của Ban kỷ luật, bao giờ họ cũng phải căn cứ vào các điềuluật để xem xét và thông báo”, ông Hường cho biết.
“Chúng tôi đều độc lập với nhau và tất cả đều vì cái chung. Nhưng thử hỏi tôi cóđóng cửa sân Thống Nhất cũng không được lời lộc gì, hay phạt 50 triệu đồng cũngkhông được % nào trong đó. Việc Ban giải quyết khiếu nại làm như thế, hay để choxã hội, dư luận họ đánh giá”, ông Hường cho biết.
Theo Ngôi Sao