Chi phí thuêmặt bằng thấp, lại tập trung đông người, giới tiểu thương đang cố gắng "đadạng hóa sản phẩm" bằng việc đưa hàng hiệu vào sâu bên trong chợ, thay vìchỉ tập trung tại những điểm mua sắm lớn ở bên ngoài.

Hàng hiệu vào chợ
Tiền mướn mặt bằng rẻ, lại là nơi tập trung nhiều khách mua sắm, ngày càng nhiều người chọn chợ để kinh doanh hàng hiệu. Ảnh: Xuân Ngọc

Hiện nay,trong nhiều chợ ở Hà Nội như Đồng Xuân, Ngã Tư Sở hay Nhà Xanh..., ngườitiêu dùng có thể dễ dàng nhận thấy những ki-ốt hàng hiệu. Trong đó, cácsản phẩm đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thậm chí khách được tư vấnvà bảo hành miễn phí trong suốt quá trình sử dụng, giá lại rẻ hơn nhiềuso với các shop sang trọng bên ngoài.

Ki-ốt thờitrang của chị Hồng ở chợ Đông Xuân, Hà Nội trưng thêm tấm biển nhỏ đề "đồlót xịn giá rẻ" đã thu hút sự chú ý của không ít người qua lại. Những sảnphẩm được chị bày bán ở đây đều những sản phẩm hiệu Vera, Triumph hay BonBon.

Chị Hồng chohay việc buôn hàng hiệu không khó, mối hàng cũng rất dễ lấy, quan trọng làđầu ra. “Trước tôi cũng thuê một cửa hàng nhỏ trên phố Bà Triệu nhưng trừtiền thuê nhà rồi chẳng còn mấy lãi. Có người mách vào chợ ngồi bán buôn,bán lẻ. Khách ở đây đông, mướn chỗ lại rẻ, thu nhập hơn hẳn”, chị Hồng chiasẻ.

Còn trong chợNgã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội), chị Nguyễn Thanh Quý mở một cửa hàng kinh doanhgiày dép lớn, rộng hơn 40m2, ốp gương 4 phía. Hơn 2.000 sản phẩm bày bán ởđây đều là hàng Sài Gòn, Quảng Châu, Hàn Quốc hoặc châu Âu, gồm cả giầykhiêu vũ, giá từ 200.000 đồng đến 2,5 triệu đồng mỗi đôi.

Không chỉ bánsản phẩm, ki-ốt này còn nhận tư vấn và bảo hành miễn phí cho khách trongsuốt quá trình sử dụng. Theo chị Quý, khách vào chợ mua sắm rất đông, đó làcơ hội lớn để bán hàng chạy hơn so với shop bên ngoài. Hơn nữa, không ítngười trong đó thích mua hàng hiệu, hàng tốt ở chợ vì mức giá “mềm”.

Chị Quý giảithích, một cửa hàng như thế này nếu ở mặt phố, giá thuê không dưới chụctriệu đồng một tháng, trong khi thuê ở chợ, chi phí chỉ bằng một phần ba.Giảm thiểu được điều đó, chị hạ bớt giá từng đôi giày, đôi guốc nên nhiềukhách thích mua. “Không ít khách đến đây mua hàng đã thừa nhận rằng so vớibên ngoài, hàng ở shop của tôi rẻ hơn tới cả vài trăm nghìn đồng”, tay cầmđôi giày nhảy màu vàng, đính đá, cao 3 phân, chị Quý nói.

Hàng hiệu vào chợ
Kinh doanh hàng hiệu trong chợ, người bán không thể thét giá như trong các cửa hàng sang trọng. Ảnh: Xuân Ngọc

Không kinhdoanh chuyên hàng hiệu như vậy, nhưng khi có khách đặt sản phẩm cao cấp,cô Tâm Như, bán túi xách trong chợ Nhà Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội) đều sẵnsàng đáp ứng. Cô kể, hàng nào của nấy, đồ trưng ra ở chợ, chủ yếu phụcvụ các bạn sinh viên nên giá rẻ, chỉ từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.Nhưng đa phần đó đều là hàng nhái mẫu mã của các hãng lớn.

“Ai ưng mẫu,muốn tìm hàng chính hãng, chất đẹp, bền mà chịu được giá ‘chát’, tôi lấy vềcho ngay, đảm bảo đồ thật 100%. Chúng tôi đi buôn, nguồn hàng không thiếu,cũng thừa khả năng phân biệt thật giả. Bình thường, căn cứ vào đối tượngngười mua chính để nhập hàng, nhưng nhiều khách quen thích lấy hàng hiệu thìcó ngay, tính ra rẻ được vài trăm nghìn đồng”, cô Như khẳng định.

Chị Tâm - chủsạp quần áo ở chợ Nam Đồng, Hà Nội cho hay từ cách đây một năm, chị đã mởthêm một chiếc tủ kính bày biện một số mẫu hàng hiệu gồm kính thời trang,quần áo, đồ lót.

Ngoài ra, chịTâm cũng sẵn sàng nhập các mẫu sản phẩm, nếu khách hàng yêu cầu. "Tôi thườngxuyên đi cất hàng ở Quảng Châu, Hong Kong gặp mùa giảm giá, khuyến mãi,nhiều sản phẩm hàng hiệu trung cấp như túi, váy áo, giày dép thời trang đượcbán với giá rất phải chăng. Gặp những dịp như vậy, tôi cũng tranh thủ mua vềđể bán cho những khách có nhu cầu", chị Tâm nói thêm.

Tại chợ ĐồngXa, Hà Nội, mấy ngày qua xuất hiện 2 người đàn ông trung niên. Họ đang làmcông việc khảo sát mặt bằng để tìm thuê vị trí mở shop mỹ phẩm cao cấp, nhãnhiệu của Đức và Pháp.

Vị khách nàytiết lộ, gia đình anh có mối cất hàng mỹ phẩm cao cấp từ Đức về Việt Nam. Dovậy, anh muốn mở một shop bán hàng tại địa điểm tập trung đông người, nhấtlà giới chị em. "Tôi từng để ý, những người hay đến chợ mua sắm là giới chịem trung niên, họ bắt đầu có "của ăn của để" và có nhu cầu làm đẹp. Do vậy,tôi quyết định mở shop mỹ phẩm cao cấp ở đây để phục vụ đối tượng khách hàngnày", anh tiết lộ.

Anh này chobiết thêm tại những khu vực chợ, giá thuê mặt bằng thường không tốn kémnhiều so với thuê điểm trưng bày tại khu trung tâm mua sắm lớn. Tuy nhiên,khi mua ở đây, khách lại được tư vấn về cách thức chọn lựa sản phẩm và ngườibán cũng chịu trách nhiệm hơn với khách mua hàng.

Theo tìm hiểucủa VnExpress.net, với phương thức vào chợ kinh doanh hàng hiệu, đaphần các chủ ki-ốt đều không thể thét giá và ăn lãi dày như bán trong cáctiệm sang trọng. Chị Quý, mở “shop” trong chợ Ngã Tư Sở cho biết thêm, đichợ mua đồ có nhiều người không tiếc tiền sắm đồ xịn, nhưng đã chọn chợ thìchắc chắn họ đều là những người biết chi tiêu, không mắc bệnh sỹ vì không aimuốn thể hiện sự giàu có mà lại đưa người đẹp vào chợ sắm đồ cả. Do vậy, mứcgiá đưa ra phải rất hợp lý mới bán được hàng.

Theo Xuân Ngọc - Như Quỳnh
VnExpress