Hoành hành ở Hy Lạp và Ireland gần mộtnăm nay, nợ công tràn sang Tây Ban Nha, Italia và đang rình rập Nhật Bản. 

Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới - cũng không thoát khỏi họa nợ công vàphải hứng chịu hệ lụy từ việc hạ định mức tín nhiệm của Standard&Poor"s(S&P) đối với trái phiếu chính phủ nước này.

Và phải chăng, nợ công ở Mỹ hay châu Âu chính là những “tấm gương xấu”để chúng ta phải tích cực xử lý sớm nợ nần?

Vì sao nguy hiểm?

Các học giả kinh tế trên thế giới quan niệm, khủng hoảng tài chínhthường xuất phát từ ba khu vực: khủng hoảng tiền tệ (tỷ giá hối đoái)như từng xảy ra ở Thái Lan năm 1997, khủng hoảng ngân hàng và khủnghoảng nợ công.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia,nhiều năm trở lại đây, nợ công đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nền tàichính ở các quốc gia phát triển và mới nổi.

Nợ công tích tụ ngày càng lớn và tập trung chủ yếu ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu,Nhật Bản ở ngưỡng trên 100% GDP, thậm chí ở Nhật còn trên 200% GDP!

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 được châm ngòi từ tín dụngbất động sản dưới chuẩn ở Mỹ, hoành hành thế giới suốt 3 năm qua tưởngđã tạm yên thì bước sang năm 2011, lại được châm thêm mồi lửa từ khủnghoảng nợ công. Từ đó, bộc lộ những ảnh hưởng mang tầm vóc sâu rộng vànguy hiểm đối với nền tài chính toàn cầu, đến nỗi, nhiều ý kiến cho rằng,thế giới sắp phải đón một “siêu bão” tài chính mới.

Những cuộc cứu trợ khổng lồ mà châu Âu đang áp dụng cho Hy Lạp, Ireland,Bồ Đào Nha và sắp tới là Tây Ban Nha, Italia cho thấy, khủng hoảng nợcông gây tốn kém chi phí không kém số tiền mà Mỹ phải bỏ ra để xử lý hệthống tài chính nước này sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Hậu họa nợ công và bài học từ “lưỡi dao” S&P!

Diễn biến nợ công Việt Nam trong 5 năm gần nhất (đơn vị: %GDP) - Nguồn: Bộ Tài chính.

Hầu hết các nhà phân tích đều cảnh báo: không nên xem thường khủng hoảngnợ công. Bởi nếu không được phòng ngừa và cứu trợ kịp thời, sẽ nổ  rahiệu ứng sụp đổ dây chuyền và lan truyền nguy hiểm tới chất lượng tàisản hệ thống ngân hàng thương mại do phần lớn trái phiếu chính phủ pháthành đều được ngân hàng nắm giữ.

Trên thực tế, không chỉ có ngân hàng của Ireland mua trái phiếu Chínhphủ nước này mà nhiều ngân hàng của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đều mua. Hoặcvới trái phiếu Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia cũng vậy. Hơn nữa, do tínhchất hoạt động của ngân hàng thương mại là toàn cầu hóa nên khi ngânhàng bị tổn thương, uy tín bị giảm sút, sẽ tác động xấu đến dòng tiềngửi của người dân.

Chuyện của người Mỹ

Đã từ lâu, thế giới quá quen với tình trạng nợ nần của Mỹ. Còn người Mỹluôn yên tâm rằng, nền tảng kinh tế, thành lũy tài chính hùng mạnh củanước này hoàn toàn miễn dịch với thứ mầm bệnh kia. Họ tự hào về nền tảngkinh tế, khoa học công nghệ và năng suất lao động có thể làm chủ đượcthị trường tài chính thế giới; coi đó là thứ giá trị bảo hiểm cho đồngtiền của mình, là vật thế chấp đáng tin cậy nhất cho nợ công.

Ông Lê Xuân Nghĩa kể, năm 2006, khi sang thăm Bộ Ngân khố Mỹ (Bộ Tàichính) và thảo luận với họ về vấn đề nợ công, ông tỏ ý lo ngại, nợ côngcủa Mỹ sẽ là vấn đề lớn trong tương lai. Một quan chức phía Mỹ đáp: “Yêntâm, nợ công Mỹ còn chưa đến 100% GDP, Nhật Bản còn nhiều nợ công hơnchúng tôi. Ai cầm trái phiếu Mỹ là cầm vàng”. Quan chức này cũng nhắclại câu nói nổi tiếng của Alexander Hamilton, Bộ trưởng Bộ Ngân khố đầutiên của Mỹ, tại vị 1789 - 1795: “Nợ nước Mỹ là vàng”.

Nhưng giờ đây, vấn đề đã khác. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đãbộc lộ mặt trái không mong muốn của nợ công nước Mỹ và nhiều nước khác.Khi thế giới chưa hết sững sờ về cuộc mặc cả giữa chính phủ và Quốc hộiMỹ nâng trần nợ công lên mức 16,4 nghìn tỷ USD và đổi lại phải cắt giảmchi tiêu 2,1 nghìn tỷ USD trước bờ vực vỡ nợ thì sự đánh tụt trái phiếudài hạn của hãng xếp hạng tín nhiệm S&P như thể là “lưỡi dao” bổ xuốngsự kiêu hãnh quá mức của nước này. Đó còn là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽđối với trung tâm kinh tế, tài chính ở một quốc gia có nền tảng kinh tếvững mạnh bậc nhất toàn cầu.

Và dù không mong muốn, nhưng hành động của S&P đã dẫn đến tâm lý hoangmang hoảng loạn, phải bán đổ, bán tháo trái phiếu chính phủ, vốn đượccoi là thứ hàng hóa tin cậy hàng đầu.

Đối với những quốc gia sở hữu nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ như TrungQuốc và Nhật Bản mặc dù vẫn lớn tiếng trấn an rằng: “Đó vẫn là công cụdự trữ quan trọng bậc nhất” nhưng trên thực tế, tỷ trọng trái phiếuChính phủ Mỹ trong dự trữ quốc gia đã suy giảm rõ rệt để bổ sung thêmvàng, góp phần tạo nên cơn sốt vàng dữ dội nhất trong lịch sử suốt haituần qua. Chẳng hạn, Nhật Bản giảm từ 90% xuống 75% - 80%, Brazil giảmtừ 90% xuống 81%; Trung Quốc giảm từ 90%  xuống 80%.

Còn  ở thị trường chứng khoán thực sự là thảm họa. Chỉ số Down Jones từ12.500 điểm tụt xuống dưới 12 nghìn điểm trong vòng mấy ngày; các chỉ sốtài chính của châu Á và Âu đều sụt giảm rất mạnh.

Nhiều người nói rằng, cuộc thỏa hiệp giữa Chính phủ Mỹ và Quốc hội đãkết thúc, nhưng đó chưa phải dấu chấm hết cho những bất ổn nội tại ởquốc gia này, mà cội nguồn sâu xa vẫn là nợ công và những chỉ số vĩ môđang ngày càng xấu thêm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, thị trườngchứng khoán tiếp tục đình trệ, chỉ số tiêu dùng đã có một giai đoạn khởisắc nhưng lại bắt đầu tồi tệ. Thách thức lớn nhất đối với nước Mỹ hiệnnay là làm thế nào để vừa hạn chế thâm hụt ngân sách, vừa kích thíchphục hồi kinh tế.

Ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm Vàng ACB, nói: “Việc Mỹnâng trần nợ công cũng giống như tình trạng một con bệnh nặng được tiếpthêm viên thuốc bổ  để cố gượng dậy. Điều quan trọng là sau khi nângtrần nợ, Mỹ phải chứng tỏ cho thế giới thấy khả năng phục hồi kinh tế đểtrả nợ vay trên 16,4 nghìn tỷ USD. Và đó vẫn là dấu hỏi rất lớn, bởi lẽđến lúc không trả được, không lẽ lại nâng nợ nữa?”.

Trong lịch sử của mình, đã hai lần Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) pháthành thêm tiền mua trái phiếu phục vụ chi tiêu ngân sách của chính phủ.Nhiều thông tin cho thấy, có thể FED sẽ làm như vậy thêm một lần nữa nếunhư S&P và thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là các chủ nợ khônggia tăng sức ép để FED từ bỏ ý định này.

Nếu FED tiếp tục, USD sẽ mất giá nghiêm trọng, lạm phát tăng thêm, thịtrường tài chính sẽ suy sụp thực sự. Dĩ nhiên, cũng có nhà phân tích chorằng, nếu FED phát hành thêm tiền, sẽ tránh nợ công của Mỹ tăng thêm haynói cách khác, cả thế giới phải xúm lại lo chuyện nợ nần cho Mỹ thôngqua đóng thuế vô hình khi đồng USD mất giá. Hiện tại, vấn đề này còn tùythuộc vào quan điểm giải quyết vấn đề tài chính sống còn của nước Mỹ củaĐảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ như thế nào.

Có  thể nói, cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu  đang diễn ra ở châu Âu,Mỹ và có  thể sẽ lan tới Nhật Bản. Và rất có  thể, chúng là tiền đề chomột cơn bão tài chính mới diễn ra vào năm 2012.  

Không để nước đến chân!

Khi chứng kiến nước Mỹ sống trong những ngày bên bờ vực vỡ nợ và sự mặccả nâng trần nợ công cũng như sự kiện S&P đánh tụt hạng trái phiếu chínhphủ Mỹ từ AAA xuống AA+, thêm một lần nữa, hồi chuông cảnh báo nợ cônglại được gióng lên với Việt Nam.

Điều này càng thêm nóng hổi khi cách đây mấy ngày, tổ chức định mức tínnhiệm Fitch Ratings vừa công bố duy trì mức tín nhiệm nợ công Việt Namlà B+, nhưng cho rằng, họ chưa thấy sự chuyển biến rõ rệt trong việc cắtgiảm chi tiêu công, điểm căn bản để xác định điểm nợ công của Việt Nam.Hãng này cũng cho rằng, nợ công Việt Nam vượt ngưỡng 50% GDP là cao hơnmức trung bình 37% đối với hạng B.

Theo nhiều chuyên gia, sự nhìn nhận nghiêm khắc của giới phân tích tàichính trong vấn đề nợ công Việt Nam là xuất phát từ thực tế. Theo Ủy banGiám sát tài chính Quốc gia, năm 2007, nợ công là 33,8% GDP nhưng từ2008, tỷ lệ này nâng lên 36,2%; 2009: 41,9%; 2010: 56,7%. Năm 2011, CụcQuản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) dự kiến nợ công sẽ đạt1.375 nghìn tỷ đồng, tương đương 58,7% GDP.

Như  vậy, từ năm 2007 đến hết 2011, nợ công đã tăng khoảng 25%, đạt mứctrung bình 5%/năm. Với đà tăng này, chỉ cần 8 năm nữa, nợ công Việt Namsẽ lên tới 100% GDP.

Nhưng đó là theo cách tính của Việt Nam, còn nếu áp chuẩn của Ngân hàngThế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì nợ công hiện lên tới 72%GDP. Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm nợ Chínhphủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nếu theocách tính này, số nợ công sẽ bị thu hẹp lại khá lớn so với chuẩn WB vàIMF.

Từ cuộc khủng hoảng nợ công đang tấn công vào các nước, giới phân tíchrút ra mấy điểm đáng lưu ý sau.

Thứ nhất, Mỹ, châu Âu dù sao còn có nền tảng kinh tế vững chắc và năngsuất lao động cao, trên cơ sở tiềm lực khoa học công nghệ và nền kinh tếphát triển. Kể cả như vậy nhưng một khi nợ công phát tác tiêu cực thìhậu họa cũng rất khó lường. Trong khi đó, nợ công Việt Nam đang dựa trênkhả năng chịu đựng rủi ro tài chính hạn chế của người dân và cùng đó lànăng suất lao động thấp, tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiênvà thâm dụng lao động, vốn. Bởi vậy, điều này không thể đảm bảo mộttương lai sáng sủa khi nợ công Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn và ngàycàng tăng mạnh.

Thứ hai, hiện nay, trong cơ cấu nợ công Việt Nam thì có tới 30% vay nợnước ngoài và 70% nợ nội địa. Điều đáng lo ngại là nợ nội địa của Chínhphủ chủ yếu là trái phiếu mà hệ thống ngân hàng thương mại mua. Bởitrong nhiều trường hợp, khủng hoảng ở khu vực này là tiền đề của khủnghoảng khu vực kia.

Ví dụ, năm 1997, đầu tiên, Thái Lan lâm vào khủng hoảng tỷ giá dẫn đếnkhủng hoàng ngân hàng. Hoặc, khủng hoảng ở Nhật Bản trước đây và Irelandđang diễn ra đều xuất phát từ đổ bể bong bóng bất động sản được truyềndẫn tới khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Và khi Chính phủ Ireland oằnmình vay nợ cứu hệ thống ngân hàng trong khi nợ công đang ở mức cao,càng làm cho nền kinh tế lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng.

Thứ ba, trong cơ cấu nợ công, có tới 6 - 7 tỷ USD là nợ ngắn hạn, và nếuđem con số này đặt cạnh dự trữ quốc gia thì đó là một lo ngại không nhỏ.

Thứ tư, hiện nay, nguồn trái phiếu Chính phủ không được hạch toán vàongân sách mà ở dạng Chính phủ huy động nguồn vốn người dân rồi cho vayxây dựng cơ sở hạ tầng và một phần nhỏ để đầu tư. Phải thấy rằng, Chínhphủ vay lãi trái phiếu 12%, đầu tư gia tăng giá trị vài chục phần trăm/nămthì rất tốt, nhưng nếu chỉ đạt vài ba phần trăm/năm thì là điều rất đánglưu tâm.

Thứ năm, trong nhiều năm trở lại đây, lạm phát đang trở thành mối đe dọacủa nền kinh tế. Nhiều chuyên gia dự báo, lạm phát năm 2011 sẽ khôngdưới 27% vì 7 tháng qua, lạm phát đã ngấp nghé 20%. Lạm phát làm cho nộitệ yếu đi nhiều so với ngoại tệ. Trong khi trong cơ cấu nợ công, có tới30% bằng đồng Yên, là ngoại tệ liên tục tăng giá so với USD chứ chưa nóiđến VND. Thời gian qua, rất nhiều người lên tiếng trước áp lực rủi ro tỷgiá đối với mặt này, mặt kia nhưng từ góc độ vay nợ, gần như chưa baogiờ nợ công được bảo hiểm rủi ro tỷ giá, dù chỉ là một USD!

Rất nhiều nước trong khu vực chỉ để mức thâm hụt ngân sách kéo dài dămnăm sau đó tìm cách cân bằng và thặng dư. Trong khi ở Việt Nam, thâm hụtngân sách và thương mại là căn bệnh kinh niên. Rất có thể vì nhiều lýdo, Việt Nam phải chấp nhận tình trạng này trong một chu kỳ phát triểnnào đó, nhưng Chính phủ cần đặt mục tiêu để giảm gánh nặng nợ công theolộ trình nhất định thay vì để nợ công tăng năm này qua năm khác.

Ngay từ bây giờ, nếu không xử lý vấn đề nợ công một cách hiệu quả, thìmọi chuyện sẽ trở nên quá muộn.

Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy