Trước mỗi kỳ đại hội nào cũng thế, hầu như đội tuyển đều bướcvào giai đoạn tập luyện nước rút, không có ngày nghỉ. Vì thế, không khí tậpluyện tại Trung tâm huấn luyện thể thao Nhổn (Hà Nội) luôn sôi động, nhộn nhịpcả tuần.
Đội tuyển karate dưới sự dẫn dắt của HLV Lê Công là đội tuyểnhiếm hoi không đi tập huấn. Chỉ mới bước chân tới cổng khu B cũng đã nghe nhữngtiếng hét "Ki-a" rất đặc trưng của môn võ này. Trời không nóng nhưng những bộtrang phục của các võ sĩ karatedo đều chuyển sang mầu nâu đất vì ai nấy đều ướtđẫm mồ hôi.
Với cường độ tập luyện nặng, đội tuyển karatedo dù tập trongnhà nhưng lại là một trong những đội tuyển uống nhiều nước nhất. Những bình nướcchất cao như núi sau mỗi buổi tập khiến ai lần đầu tiên thấy cũng phải choáng.Ngay từ khoảng 5h30 sáng, các con đường trong trung tâm Nhổn đã tấp nập các VĐVluyện thể lực qua các bài chạy.
![]() |
Các VĐV ở Nhổn đang trong giai đoạn tập luyện nước rút. Ảnh: Mai Hương. |
Môn vật xứng đáng được chọn là môn thể thao đa năng nhất. Cácđô vật khai vị buổi tập trong một ngày bằng nội dung chạy 100m bấm giờ, chạydích dắc tốc độ cao, chạy cự ly 4.000m trước khi chuyển sang chơi bóng chuyềntrong suốt 40 phút. Sau mấy chục động tác làm nóng, phần khởi động cơ thể đượctăng đô bằng 30 phút chơi bóng ném, rồi thực hiện các động tác nhảy lộn, ép vai,xoay lượn. Sau đó là các bài tập uốn dẻo, tập cơ bụng, cơ cổ... trước khi kếtthúc bằng những bài tập đối kháng đầy sức mạnh.
Theo các VĐV kể lại, môn tập luôn đòi hỏi 2 đô vật phải cọ xátvới nhau nên dù móng tay, móng chân được cắt ngắn nhưng vẫn không tránh việc mặtmũi bị xước, chảy máu. Do vậy, môn vật được bầu là một trong những môn các VĐVcó nhiều sẹo nhất. Thương nhất là những cô bé ở ĐT TDDC. Mới chỉ 15-16 tuổi,thậm chí thấp hơn nhưng khối lượng tập luyện chẳng kém các “đàn anh, đàn chị” ởcác môn khác chút nào.
Đó là chưa kể ở môn này, nếu VĐV chỉ cần làm sai một độngtác trong nội dung nhảy cầu thăng bằng, nhảy ngựa hay xà đơn, xà kép là có nguycơ bị chấn thương nặng phải giải nghệ.
Nhưng, bất ngờ nhất là ở các xạ thủ bắn súng. Cái môn thoạtnhìn cứ tưởng là nhàn này không ngờ thuộc vào loại vất vả bậc nhất, cả về thểlực và sự căng thẳng trong thi đấu. Mỗi xạ thủ khoác lên mình một bộ đồ dàycứng, nặng nề gần chục kg. Thêm cả các thiết bị súng ống, đạn dược, các VĐV bắnsúng cả nam và nữ luôn phải gánh vác khoảng 20-25kg trong suốt một ngày tập.
Tuynhiên, nặng nhọc lâu cũng quen, khổ nhất ở môn bắn súng là các xạ thủ không đượcphép nói chuyện, cười và thậm chí là cả gãi ngữa trong suốt buổi tập nhằm tậptrung toàn bộ tâm trí vào các động tác ngắm bắn.
![]() |
VĐV đang mặc áo để thực hiện ép cân. Ảnh: Mai Hương |
Còn rất nhiều, rất nhiều những vất vả trong tập luyện của cácVĐV mà có kể cả ngày cũng không hết. Tất cả đều phải gác chuyện gia đình, bạnbè, học hành và những sở thích sang một bên để nhường chỗ cho nhiệm vụ quốc gia.Chuyện đổ mồ hôi và kể cả máu đâu có gì là đáng kể với những VĐV. Đơn giản bởi,đã theo nghiệp thể thao, tất cả đã xác định những khó khăn vất vả ngay từ đầu.
Từ nhiều năm nay, Trung tâm Nhổn luôn được xem là đại bảndoanh của đoàn thể thao Việt Nam. Bước vào kỳ SEA Games lần này, trung tâm lànơi tập luyện của gần 1.000 HLV, VĐV các đội tuyển.
Hầu như ở đội tuyển nào cũng có rất nhiều VĐV mặc áo mưa dùtrời không mưa. Những VĐV ăn cơm Nhổn nhiều năm đã quá quen với chiếc áo mưa dàycộp, kín mít. Vào giai đoạn ép cân, họ mặc gần như 24/24, trừ lúc ăn, lúc ngủ.Mồ hôi ướt sũng quần áo, sưng húp mặt mày, chân tay, thậm chí tóe máu khi tậpluyện, thi đấu, nhưng đó chưa phải là nỗi sợ hãi nhất với các VĐV. Gần như 100%khi được hỏi sẽ trả lời rằng sợ nhất khi phải tập các bài tập ép cân. Theo môtả, các bài tập này chẳng khác nào cực hình.
Đa số các môn thi đấu đối kháng như: vật, karatedo, taekwondo,cử tạ, quyền Anh đều phải bước vào giai đoạn ép cân trước khi thi đấu. Có nhữngmôn, việc nhẹ cân hơn đối thủ cùng hạng cân, dù chỉ 0,1kg cũng đủ giúp VĐV đógiành chiến thắng. Phương pháp ép cân thường được các HLV không chỉ ở Việt Nammà ở nhiều nước áp dụng cho VĐV là: tăng khối lượng tập luyện, thực hiện chế độăn kiêng, hạn chế uống nước và làm nhiều cách để ra mồ hôi càng nhiều càng tốt.
Với phương pháp này, rất nhiều VĐV cho biết, may mà tập ở trong trung tâm, nếukhông ra đường mà khoác trên mình chiếc áo mưa để chạy rất dễ bị hiểu lầm làngười có vấn đề.
Thâm niên 10 năm trong nghề và cả 10 năm đều phải ép cân,nhưng Ngọc Tú vẫn cảm thấy hãi mỗi khi phải ép cân. Tú kể, khổ nhất là phải bớtăn bớt uống. Con gái thường ăn vặt bị cấm như thế chẳng khác nào cực hình. Hiệntại, Tú sẽ phải ép khoảng 4-5 kg. Như Tú đã may, chứ như võ sĩ trẻ Dương ThịThanh Minh, được đăng ký thi đấu hạng 45kg nhưng võ sĩ này hiện đang nặng tới...58kg, tức là vượt quá tiêu chuẩn tới 13kg.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ép cân, ép cân thường có bacách ép cân: dùng thuốc lợi tiểu,làm giảm lượng nước trong cơ thể (bằng xônghơi, mặc áo mưa, áo ấm khi tập luyện), tăng cường độ tập luyện và giảm nănglượng tích lũy trong bữa ăn. Trong các phương pháp này, phương pháp uống thuốclợi tiểu đã bị cấm vì dễ dính doping như trường hợp của Ngân Thương tại OlympicBắc Kinh 2008. Cũng theo các chuyên gia, nếu ép cân không đúng cách, sẽ phản tácdụng. Cách tốt nhất nhằm tránh ép cân đến hàng chục kg là chọn VĐV phù hợp vớihạng cân thi đấu.
Theo Mai Hương
Ngôi Sao