Tất tần tật về cao thủ kế thừa Chung Tử Đơn

Sự thăng tiến vượt bậc trong thời gian ngắn đã giúp cao thủ này có một vị trí trong làng võ thuật Trung Quốc.

Sự thăng tiến vượt bậc trong thời gian ngắn đã giúp cao thủ này có một vị trí trong làng võ thuật Trung Quốc.

Vừa sở hữu những đòn đánh dứt khoát hiểm hóc, lại vừa biết cách thi triển những chiêu thức đẹp mắt, cộng thêm cá tính nổi bật, Phàn Thiếu Hoàng đang ngày càng có đông người hâm mộ.

Khán giả Trung Quốc còn trìu mến gọi anh là "người thừa kế" của Chung Tử Đơn.

Chịu đòn để được học võ

Phàn Thiếu Hoàng sinh ngày 19/6/1973 tại Hồng Kông trong một gia đình giàu truyền thống. Bố anh là Phàn Mai Sanh, ngôi sao võ thuật nổi tiếng thập niên 60.

Là con nhà nòi, chẳng có gì bất ngờ khi cậu bé nhà họ Phàn khi đó được đóng phim từ rất sớm, 3 tuổi đã xuất hiện trong bộ phim đầu tay trong vai một em bé đòi ăn kem.

Nhưng đóng phim còn chưa đủ, anh còn muốn trở thành một ngôi sao võ thuật như bố. Đam mê là thế nhưng Phàn Mai Sanh không muốn con mình sớm bước vào con đường võ học.

Cực chẳng đã, Phàn Thiếu Hoàng đã phải vận dụng vài chiêu trò để nhận được sự ủng hộ từ phụ huynh.

Phàn Thiếu Hoàng hồi bé và Châu Nhuận Phát.

“Năm 13 tuổi, mọi mệnh lệnh của bố đều phải thực hiện nhưng tôi vẫn ước mơ được học võ theo sở thích.

Bởi vậy nên tôi suốt ngày đi đánh nhau với hàng xóm, gây chuyện rất ầm ĩ, bị đánh bầm dập mãi mới khiến bố đồng ý cho học” – Thiếu Hoàng chia sẻ trong một bài phỏng vấn.

Người bố siêu sao chính là thầy đầu tiên của anh. Ông dạy những bước cơ bản đá, đấm, dụng lực một cách cực kì tận tình, tỉ mỉ.

Lên 14 tuổi, Phàn Mai Sanh gửi cậu quý tử đến Từ Châu, Trung Quốc để vừa học thể dục dụng cụ vừa học võ Wushu.

Chỉ chưa đầy 3 năm sau, trình độ của anh chàng họ Phàn đã khiến mọi người bất ngờ và e ngại khi muốn giao chiến.

Cao thủ Taekwondo đáng gờm

Thầm nhuần tư tưởng hiệp nghĩa từ các bộ phim của bố nên Phàn Thiếu Hoàng luôn tâm niệm sống và làm theo công lý. Nếu ai bị bắt nạt thì anh sẽ đứng lên lấy lại công bằng cho họ.

Nhưng muốn hành động có sức nặng, đủ ảnh hưởng chắc chắn phải có điều kiện khiến đối phương không sợ cũng phải phục. Bởi thế anh luôn học hành cực kì chăm chỉ.

Được gửi đến Từ Châu học Wushu nhưng Thiếu Hoàng lại theo một cựu vệ sĩ cho Tổng thống Hàn Quốc là Hung Hei Kwun học Teakwondo.

Thiếu Hoàng học môn võ này trước bởi quy tắc ứng xử của nó: Một trong những điều kiện bắt buộc với mỗi võ sinh là “Luôn bênh vực cho tự do và công lý”.

Với thế mạnh của người được rèn luyện từ nhỏ, anh nhiều lần khiến sư phụ phải bất ngờ và không tiếc lời khen ngợi sự linh hoạt cùng nhanh nhạy trong khi luyện tập.

Teakwondo là môn võ của người Triều Tiên, có nhiều dấu ấn nền tảng từ môn Karate truyền thống nên tính thực chiến rất đáng nể.

Nó sở hữu hệ kĩ thuật tấn công gây sát thương bằng va chạm trực tiếp cực phong phú đa dạng giúp ích nhiều trong các pha cận chiến, solo.

Với đầy đủ các đòn tấn công, gạt đỡ bằng cả tay và chân, đấm – đá – chỏ – gối – chặt, Taekwondo có thể linh hoạt sử dụng đa dạng chiến thuật tự vệ, chiến đấu. Nhiều cú đá của nó thật sự khủng khiếp với “sức nặng” lên tới 1043 kg và vận tốc hơn 200 km/h.

Taekwondo sử dụng đòn chân là chủ yếu, bộ phận trên bàn chân được sử dụng là mặt bàn chân, cạnh bàn chân và gót chân, chủ yếu đánh tầm xa.

Được thầy giỏi dạy lại có ý chí quyết tâm cùng khả năng vượt trội, chỉ sau một thời gian, Phàn Thiếu Hoàng trở thành cao thủ Taekwondo khiến nhiều người nể phục. Đến nỗi họ phải thốt lên rằng anh ta di chuyển đôi chân như thể đó là bàn tay vậy.

Một thân tuyệt kĩ với nhiều môn võ khác nhau

Với nền tảng Taekwondo, Phàn Thiếu Hoàng bắt đầu tìm hiểu và học hỏi ở nhiều môn võ khác. Anh học lần lượt sang Wushu, Hồng Gia Quyền và cả một phần của nghệ thuật Kinh kịch.

Phàn Thiếu Hoàng

Trong Wushu, Thiếu Hoàng chọn học Tán thủ.

Đặc thù của Tán thủ là hệ thống kỹ thuật chiến đấu thực dụng. Hệ thống này áp dụng các nguyên tắc vật lý, giải phẫu cơ thể học, sinh lý phản xạ học, các chức năng sinh lý của cơ thể người.

Tán thủ có đủ các kỹ năng chiến đấu như cầm nã, vật, sử dụng và chống vũ khí... tổng hợp từ các môn võ cổ truyền Trung Quốc.

Hơn nữa, nó lại được du nhập thêm các kỹ thuật chiến đấu tay không hiện đại của các boxing, Muay Thái.

Trong lúc học Wushu, Thiếu Hoàng còn tìm hiểu cả Kinh kịch, môn mà Thành Long từng học. Môn nghệ thuật này giúp anh được học cách nhào lộn, rèn luyện sự nhanh nhạy của tai mắt cùng nhiều kĩ năng trực tiếp sử dụng trong diễn xuất.

Thiếu Hoàng cũng dành sự đam mê cho cả Thiếu Lâm Hồng gia quyền.

Môn võ công này mạnh về cương ngạnh, cận chiến và bám tấn. Hệ thống bài quyền và binh khí rất phong phú, gồm: La Hán Xuất Động, Sư Tử Cổn Cầu, Song Long Xuất Hải, Tiểu Hồng Quyền, Hồng Gia Phá Sơn Quyền.

Ngoài ra còn có Ngũ Hình Quyền (Long-Hổ-Báo-Xà-Hạc), Song Ngư, Đinh Ba, Côn Tam Khúc, Tiêu, Quạt ,…

Tinh thông nhiều loại võ công, thêm vào đó là đam mê diễn xuất được truyền từ bố, Thiếu Hoàng bắt đầu dấn thân vào điện ảnh.

Anh liên tiếp đóng phim và nhận những vai trong các “bom tấn” Trung Quốc bên cạnh Chân Tử Đan, Hồng Kim Bảo...

Theo tờ Sina đánh giá, Phàn Thiếu Hoàng xếp thứ 9 về khả năng thực chiến trong danh sách top 10 ngôi sao võ thuật lợi hại nhất Trung Quốc, trên cả Thành Long.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.