Sau khi nhờ một giáo viên bộ môn chuyển lời nhắn gặp Long sautiết học, chị ngồi lặng nhìn ra sân trường qua ô cửa sổ màu xanh. Cảnhvật ngôi trường đã quá nhiều thay đổi.

Khichị cỡ tuổi Long bây giờ, ngôi trường còn thênh thang với ba dãy nhà lợpngói đã phủ rêu xanh, sân trường có ba cây xà cừ luôn rụng lá. Góc sâncó một cây táo già luôn hào phóng mời bọn trẻ trường làng những quả chínthơm lựng. Mỗi giờ ra chơi, học sinh ào ra như một bầy chim sẻ, ríu ran,quẩn quanh bên gốc táo. Có một người luôn dành cho chị một quả táo chínthơm mỗi ngày.

Câytáo vẫn còn đó, dù cho rất nhiều thứ quanh nó đã thay đổi. Cả đôi bạnnhỏ ngày xưa, cả mối tình đầu trong trẻo ngày xưa…

-Em chào cô!

Thằng bé nhìn chị chăm chăm. Cái kiểu nhìn trực diện và có phần tháchthức quả nhiên đã khiến chị rúng động. Chị không nhìn vào mắt thằng bé,chỉ lướt qua cái dáng gầy cao của nó để xác định nó đã ở đây theo lệnhcủa chị, chính xác hơn là qua lời nhắn mà chị cũng không chắc có kết quảhay không. Tốt thôi. Đã chấp nhận một cuộc gặp mặt để đối thoại thì cóthể mở ra một hướng giải quyết tốt hơn. Chị hy vọng thế.

-Cô không hiểu những gì đã xảy ra. Nếu cứ tiếp tục thế này, cô sẽ phảimời phụ huynh của em đến nói chuyện. Em làm sao thế Long?

Tránh nhìn vào mắt thằng bé, chị nhìn những ngón tay dài của nó gõ gõlên mặt bàn.

-Cô muốn thì đến nhà mà gặp, bố em không có thời gian đến trường gặp côđâu.

Nóixong, nó thủng thẳng đứng dậy.

-Em chào cô. Em phải về đây.

RồiLong bỏ đi.

***

Chịdong xe qua cây cầu bê tông nho nhỏ, mà nhìn từ xa, tưởng chừng nó bịđám bèo tây dưới mương nuốt chửng. Bên kia cây cầu là một cây trứng cágià cỗi, lặng lẽ rụng những quả chín mọng đỏ xuống mương nước. Lâu lắmrồi, cũng chừng mười lăm năm, chị mới qua con mương này để sang bên kiaxóm. Mười lăm năm trước, khi mương nước còn đầy bông súng đỏ, chị và đámbạn học tuần nào chả kéo nhau qua đây hái hoa, rồi lên bờ đê ngập cỏ maysang bên kia xóm. Nơi có một cánh đồng dâu xanh rì.

NhàPhương ở đó.

Chịkhông còn cảm thấy đau lòng mỗi khi nghĩ về Phương. Hơn mười năm đi học,đi làm, để rồi cuối cùng chị trở về với chính ngôi trường mình từng họcngày xưa, để mỗi ngày đều chạm vào một phần kỷ niệm hoặc đã quá phôiphai, hoặc đã ẩn chìm vào muôn màu cuộc sống mới. Chị biết Phương đã trởthành một người đàn ông u sầu, khi cuộc sống không đem đến cho anh nhữnggì anh mong đợi, vợ anh đã phũ phàng bỏ đi, để lại bố con anh chênh vênhbên đời.

Chịkhông còn đau lòng mỗi khi nghĩ về Phương, nhưng chị lại không đủ canđảm để nghĩ về cuộc gặp gỡ với anh. Có cái gì đó vướng bận trong lòngchị, dù chị không phủ nhận mối tình đầu chỉ còn là mộng đẹp và buồn.

Cănnhà mái bằng nhỏ xây theo kiểu cũ cuối những năm 90 bình yên nằm dướigiàn hoa giấy nở hai màu trắng tím. Cánh cổng khép hờ, bên trong tĩnhlặng như thể có cái hộp khổng lồ vô hình chụp lấy nó, tách nó ra khỏicuộc sống vốn đang khá sôi động trong làng. Chị chạm tay vào cánh cửa,rồi khựng lại. Đến tận lúc này, chị thực sự vẫn chưa dứt khoát có nhucầu đến gặp anh, dù lý do vô cùng chính đáng, đó là cậu con trai ngỗngược mà vì nó chị đã rất đau đầu.

Chịcòn băn khoăn khi quyết định đến gặp anh cũng chính là vì điều này. Baonhiêu năm rồi xa vắng, chị không muốn bắt đầu gặp lại anh vì cái lý dolãng nhách đó. Anh không hạnh phúc, anh đổ vỡ, chị cũng sắp bước vào hônnhân để hoàn thiện cuộc đời. Chị muốn gặp lại anh khi tất cả đã khác,nghĩa là chị không muốn người ta lấn bấn gì về chuyện cũ của hai người.

Nhớhôm nhận lớp, xem tập hồ sơ, lý lịch của Long trải trước mắt chị nhữnghoang vắng lạ kỳ. Tên người cha và tên người mẹ… Chị lặng ngồi trước đôimắt thằng bé trong bức ảnh. Chị biết rằng người ta rất dễ chạm phảinhững gì liên quan đến ký ức đau lòng. Tựa như chúng đầy rẫy trong cuộcđời và luôn chờ đợi cơ hội bất thình lình xuất hiện. Những đứa trẻthường thừa hưởng ở cha hay mẹ của nó đôi mắt và phong thái khiến ngườixưa của họ rưng rưng. Thằng bé có đôi mắt của Phương. Hoặc cũng có thểngười khác không thấy nó có đôi mắt giống cha như chị nhận thấy. Chịbiết đôi mắt đó làm sóng trong lòng chị cồn lên, nó không thực sự phẳnglặng như chị tưởng.

Gặpanh để nói về thằng bé. Chị biết trả lời sao đây nếu anh nói, trước khicô về trường làng, con tôi ngoan như bao đứa bé ngoan khác. Tại sao nótrở nên hư hỏng bướng lỳ khi cô xuất hiện, tại sao?

-Cô Hạnh là người yêu cũ của bố mày đấy.

Hẳntrong trường, thằng bé đã được nghe nhiều câu như thế hoặc tương tự thế.Hoặc ở trong làng, từ những người biết chị đã trở về quê sau một thờigian dài xa cách, từ những người xưa từng là bạn học, từng chứng kiếnmối tình tưởng chỉ có cái chết mới chia lìa được của chị…

Heo may về
Minh họa: Hoàng Tường

Thằng bé ghét chị. Hẳn thế. Mà với một đứa bé tuổi chướng như nó, nó cònbiết bày tỏ nỗi ghét bỏ đó như thế nào ngoài cách phản ứng?

Nhưng chị không có lỗi trong chuyện đổ vỡ hôn nhân giữa vợ chồng Phương.Họ đã hạnh phúc mà không có chị. Họ cũng không hạnh phúc khi không cóchị. Chị không thể có lỗi khi Phương còn thương nhớ chị trong lòng.

“Chuyện cũ đã qua rồi” - chị sẽ nói với thằng bé như thế nếu nó tuyênchiến với chị. Nhưng nó đã không thèm nói đến câu thứ hai mỗi khi đốidiện chị.

-Cô đến gặp bố em ạ?

Thằng bé thình lình xuất hiện sau lưng chị, như nó đã rình đợi chị từlâu lắm.

-Ừ. Hôm qua cô đã dặn em về hẹn với bố rồi mà.

-Nhưng hôm qua cô dặn, em… quên không nói lại rồi.

-Nghĩa là…?

Chịhỏi, mà trong cổ ứ nghẹn. Chị thấy mình đang bị thằng bé chơi xỏ một vố,nhưng chị đã kịp ngăn cơn giận khi thằng bé dùng đôi mắt (của Phương)nhìn chằm chằm vào mắt chị.

-Bố em đang ở ngoài đồng. Cô đến rồi mà không gặp thì mất thời gian quá.Cô ra đồng với em nhé. Không sợ bẩn chân đâu.

Rồinó quay ngoắt người. Lúc này, chị nhận ra mình đã hoàn toàn bị thằng bégiật dây. Được rồi. Chị chấn chỉnh những xung động trong lòng. Lẽ nàomình không đủ bản lĩnh để đối phó với một đứa bé hay sao.

Chịđi theo thằng bé. Nó đi trước, chậm chậm trên bờ đê, thi thoảng dừng lạibông đùa với ai đó trên đồng, như là nó đang khoe rằng mọi người nênbiết nó đang trừng trị người ngày xưa đã từng là người yêu bố nó, người khiến mẹ nó ghen tuông mà bỏ bố con nó ra đi.

Cánh đồng trải mênh mang trong làn nắng trong veo. Những luồng gió heomay lồng lộng lùa vào tóc chị. Chị thấy tóc mình bay, hệt như những ngàymười tám đôi mươi, như những ngày Phương dẫn chị ra đồng với những bôngsúng đỏ trên tay. Phương cũng đi trước chị như thằng bé lúc này, chịcũng đi sau Phương như thế này, tóc chị bay trong gió và những bước chânríu trên cỏ. Phía xa xa kia là một vùng xanh bát ngát, màu xanh mịn màngcủa lá dâu non.

Vàcánh đồng dâu nhà Phương ở đó…

***

Đãnhiều năm rồi, bây giờ, khi đi trên con đê vẫn ngập cỏ may, chị lại thấymình bâng khuâng như buổi sáng se lạnh hôm nào. Hôm có thằng bé đi trướcchị, nó dẫn đường với nụ cười đầy ẩn ý. Chị đi sau nó, lòng bâng khuângmà đầy nghi ngại.

Long bây giờ đã là một người đàn ông trưởng thành, đã lập gia đình vàcũng bị cuốn vào vòng xoay cuộc sống như bao con người khác. Long đitrước chị, nụ cười ngại ngần thấp thoáng trên đôi môi khô với nhữngđường cong đầy gợi cảm, mà chị tin Long thừa hưởng từ người mẹ.

Chịđã không nhận ra Long khi người đàn ông ngập ngừng xin gặp vì một khẩncầu kỳ lạ:

-Xin cô hãy về cho bố em được gặp cô lần nữa.

Bước đi trên con đê ngày cũ, chị nhận thấy, hóa ra đôi mắt Long quágiống bố. Nhưng lúc này, mười năm sau, sao chị vẫn nhận ra những rungđộng rất đỗi ngọt ngào khi chạm khẽ vào lớp bọc nhẹ tênh đã bao giữ kỷniệm.

-Cô, cô chắc còn giận em lắm. Có phải vì em mà cô phải chuyển trườngkhông cô?

Long đột nhiên dừng lại và nhìn thẳng vào mắt chị.

Chịlặng người trước câu hỏi đột ngột của Long.

-Cô, vì thế mà em nhất định phải tìm cô, phải để bố em được gặp cô mộtlần…

-Không phải đâu. Sau khi lấy chồng, cô chuyển trường để có điều kiện chămsóc gia đình. Không phải vì em…

Chịnhận thấy nét cười nhẹ nhõm trong đôi mắt cậu học trò ngỗ ngược ngàyxưa.

Đồng dâu xanh mướt không còn nữa, bãi ven sông giờ phủ một tấm thảm rựcvàng.

Cómột đồng hoa cúc đã mọc lên ở đó.

-Bố em không còn nhiều thời gian để sống nữa.

Chịnhìn Phương, nhìn cánh đồng hoa cúc đã mọc lên từ dâu xanh ngày trước,muốn nói với Phương về những điều tốt đẹp, về cái mương nước nở đầy hoasúng, về cây trứng cá lặng lẽ với những chùm quả chín mọng, về cây táogià nơi góc sân trường đã nuôi dưỡng mối tình đầu trong veo của haingười.

-Hai mươi lăm năm rồi nó vẫn còn đó, vẫn rụng quả chín mỗi mùa. Có điềuquả bây giờ chát hơn ngày trước.

-Thì có gì đâu, có cây gạo nở hoa đỏ rực, khi nó quá già, nó đã nở nhữngbông hoa màu vàng nghệ…

Phương cười, như cái cây táo già, cây gạo nở hoa vàng vốn tự nhiên,không có gì bí ẩn, cắc cớ.

-Cô, ngày xưa, khi em là một đứa học trò hư, làm khổ cô, không phải vìghét cô đâu, mà vì… em rất thương cô. Em muốn cô làm mẹ em… Em cố tìnhlàm một đứa thật hư, để cô phải đến gặp bố em, để hai người có cớ gặpnhau nhiều. Nhưng sau đó, em biết cố gắng của mình thật ngớ ngẩn, vìcuối cùng cô đã lấy chồng. Cô không còn thương bố em như em tưởng… Emtrẻ con quá mà cô.

-Nhưng sao em biết cô không còn thương bố em?

-Thì… chính buổi sáng em dẫn cô ra đồng gặp bố. Em nghe lén hai ngườinói.

Bâygiờ, Phương đã là một người đàn ông tiều tụy, đang ngồi bên hoa cúc rựcvàng, trong hơi may se lạnh. Phương ngước đôi mắt ngỡ ngàng và thấpthoáng một niềm yêu thiết tha nhìn chị, giống như trước đây, khi chị đếntìm anh vào một buổi sáng trong veo giữa bạt ngàn lá dâu non.

…Chị biết lòng mình đang khóc.

Truyện ngắn của Phạm Thanh Thúy
PNCN