Dù Tết đã qua, rằm tháng Giêngcận kề, thế nhưng như đã thành một thói quen khó bỏ, nhiều bạn trẻ vẫn ra sứcđòi lì xì đối với những người gặp lần đầu tiên trong năm mới, bất kể là ngườiquen hay mới gặp.
Quen… không tha
Từ Tết đến giờ, không biết ănphải “bùa mê thuốc lú” gì mà gặp ai, Yến cũng đòi mừng tuổi. Hầu như Tếtnào, cô nàng cũng thu hoạch kha khá từ khoản lì xì này. Cũng dễ hiểu thôibởi không chỉ được lì xì trong tết, mà kể cả hết Tết cả tuần rồi, đi đâu,gặp người quen Yến cũng đòi tiền mừng tuổi cho bằng được.
![]() |
Nghe kiểu vòi vĩnh của Yến, lại đang là đầu năm mới, không ít người lì xì cho… xong chuyện (Ảnh internet) |
Đợt Tết vừa rồi chú Hùng –anh em kết nghĩa với bố mẹ bận về quê ngoại chưa đến chơi được, mãi ra ngoàingày đến mùng 8, chú mới qua Yến nhà chúc mừng năm mới. Vừa đi học về, nhìnthấy chú Hùng, Yến đã lớn tiếng đòi ngay “a, chú Hùng mừng tuổi cháu đi”.
Bài ca đó lặp lại với khôngít người, nếu ai hào phóng rút ví chìa cho Yến mấy đồng thì cô nàng sẽ“chuồn” ngay. Bằng không, Yến phải mè nheo cho bằng được với đủ lý do. Nàolà “cháu vẫn còn đi học, phải mừng tuổi để học cho giỏi”, “năm mới phảimừng tuổi cho may mắn chứ”… Nghe kiểu vòi vĩnh của Yến, lại đang là đầunăm mới, không ít người lì xì cho… xong chuyện.
Ngay cả với bạn bè cùng lớp,hôm đầu tiên đi học, Yến cũng ỉ ôi đòi các bạn lì xì nhất là các bạn nam.Cái lý Yến nêu ra là “đàn ông con trai phải mừng tuổi cho chị em con gáilà đúng rồi, vì con gái cần nhiều lời chúc hơn”.
Rồi Yến đến chỗ từng người đểđòi, ít nhất cũng là tờ 5000 đồng mới toanh. Lớp học có đến 30 nam, vì thế,buổi học đầu tiên cũng mang lại cho Yến nguồn thu khá khá từ công việc… đòilì xì.
Lạ… không thương
Hết Tết mà vẫn đòi lì xì đãlà chuyện hiếm. Nhưng đòi lì xì với những người lạ, mới gặp lần đầu tiên thìquả là xưa nay chưa từng thấy. Thế mà đối với Vân, chuyện đó chẳng có gìphải ngạc nhiên bởi nhiều năm nay Vân vẫn quen với việc đòi người lạ mừngtuổi. Nhưng chính sự “vô tư” quá mức của Vân nhiều khi khiến người khác phátngại.
Dù mới đầu năm mới, côchị họ của Vân cũng không tránh khỏi bực mình bởi hôm rủ Vân đi cà phêcùng mấy người bạn học cũ, chưa quen các anh chị này bao giờ, thế mà Vânvẫn giở thói đòi lì xì cho bằng được, mà lúc đó đã là mùng 10 âm lịch.
Tất nhiên, mới gặp lầnđầu, lại là do chính cô nàng đề nghị nên chẳng ai không rút ví, chỉ khổbà chị họ không biết nói sao cho đỡ xấu hổ. Mấy lần đá đá chân Vân, vậymà chẳng biết cô bé không hiểu hay cố tình không hiểu, vẫn tự nhiên xòetay nhận lì xì như không. Dù có thể bạn bè không để ý, cũng chẳng chấptrách gì nhưng hôm đó, ngay khi rời khỏi quán, chị họ Vân đã tuyên bốkhông bao giờ đưa Vân đi cùng nữa.
Thậm chí chị còn nói thẳng,“có mấy chục tiền mới, em cần thì bảo chị cho, đâu nhất thiết phải đi đòi cảbạn bè chị như vậy”. Vân vẫn nhăn nhở cười, coi đó là chuyện vặt, điều quantrọng là cô nàng đã thu được nhiều hơn cái khoản mấy chục mà chị họ nghĩ.
Không ít phụ huynh cũng gặptrường hợp tương tự khi con mình bất ngờ đòi mừng tuổi dù đã gần đến rằm.Mấy hôm nay chị Nga vẫn thấy khó chịu vì thằng con trai quý tử bổng nhiên…dở chứng đòi mừng tuổi.
Cách đây 2 hôm, có cô bạnthân từ nước ngoài về ăn tết ghé qua chơi. Nghe tiếng chuông, thằng bé vộivàng rời máy tính ra mở cửa. Ban đầu, chị Nga hơi ngạc nhiên vì hôm nay contrai lại nhanh nhẹn, chịu khó đến vậy, bình thường chị có nhắc cu cậu mớichịu ra mở cửa cho khách.
Thế nhưng, chỉ một lát sauchạy theo con ra mở cổng, chị Nga đã hiểu rõ sự tình. Khi cô bạn vừa ló mặtvào, tươi cười hỏi mẹ Nga, cụ cậu đã nhanh nhảu “cô là bạn mẹ cháu à, cô lìxì cho cháu đi đã rồi cháu gọi mẹ”. Chị Nga sững sờ vì không ngờ sắp đến rằmrồi mà con trai vẫn dám đòi mừng tuổi, lại là người lạ mới gặp lần đầu.
Khi chị Nga hỏi chuyện, cậubé giải thích, “năm mới thì phải lì xì là đúng rồi kể gì hết Tết hay chưachứ, còn chuyện người quen hay lạ thì có gì khác nhau mà mẹ phải lăn tăn”.Chị Nga chỉ còn biết thở dài, không hiểu có phải mình đã quá già để khôngbắt kịp suy nghĩ của lớp trẻ hay không.
Theo BĐVN