Thầy Trần Phương, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợtài năng, giáo viên luyện thi Toán nổi tiếng một thời của Hà Nội nêu ba lý dokhiến các lò luyện thi cấp tốc giảm nhiệt: chi phí tốn kém (ăn, ở, học, đi lại…)và không đảm bảo sức khỏe; đề thi bám theo chương trình, sách giáo khoa; sự pháttriển của các website luyện thi khiến TS ngồi nhà cũng dễ dàng tiếp thu kiếnthức.
TP HCM: Tan băng
Chỉ tính riêng trong ngày 7/6, tại Bến xe miền Đông, đội tiếp sức mùa thi ghinhận có khoảng gần 300 thí sinh từ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Phước… đổvề TP HCM để luyện thi ĐH. Trần Đức Chuyên, Đội trưởng đội tiếp sức mùa thi tạiđây, cho biết: trong ba ngày qua, đội tình nguyện túc trực tại bến xe này đã hỗtrợ gần 1.000 thí sinh các tỉnh về TP HCM chuẩn bị cho kỳ thi.
![]() |
Đội tiếp sức mùa thi Bến xe miền Đông đang tư vấn thông tin |
“Đã tham gia tiếp sức mùa thi liên tục bốn nămqua, chưa thấy năm nào mà trong ba ngày đầu mà thí sinh lại đổ về đông như thế”,Chuyên nhận xét.
Tương tự, tại Ga Sài Gòn, bến xe miền Tây… sĩ tử các tỉnh miền Tây (Cà Mau, BạcLiêu… ) cũng nô nức lên thành phố luyện thi. Vừa xuống bến xe miền Đông, ĐặngThị Kim Sen, HS lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết vừathi xong thì nhờ người quen ở TP HCM đặt chỗ tại lò luyện thi. Còn Lê QuangChương (trường THPT Đăk Song, Đăk Lăk) cho biết đã “đặt chỗ” luyện thi từ tháng5. “Thi tốt nghiệp xong là “khăn gói quả mướp” lên đường luyện thi luôn chứkhông kịp nghỉ ngơi”, Chương chia sẻ.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các trung tâm luyện thi lớn của TP HCM như:Trung tâm Luyện thi Vĩnh Viễn, Trung tâm luyện thi ĐH Sư phạm TP HCM (các cơ sở:280 An Dương Vương, 293 An Dương Vương quận 5 và 222 Lê Văn Sĩ, quận 3)… đã bắtđầu “tan bằng” vì suốt từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, các trung tâm đều tronggiai đoạn “đóng băng” do TS đăng ký luyện thi thưa thớt. Ông Trần Hồng Danh,Giám đốc Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn cho biết trước ngày thi tốt nghiệp, cảtrung tâm chỉ có khoảng 200 TS. Nhưng vừa kết thúc thi tốt nghiệp, số TS luyệnthi cấp tốc “khởi sắc”, trong ba ngày qua đã có khoảng 800 TS ghi danh.
Hà Nội: Thưa thớt
Không sôi động như TP HCM, không khí ở Hà Nội “lặng lẽ” hơn hẳn. Trước cổngtrường ĐH Sư phạm Hà Nội (quận Cầu Giấy), các trung tâm luyện thi “dàn quân” xếp4 - 5 bàn đăng ký để tiện tư vấn cho TS và phụ huynh. Nhưng bàn nào cũng chỉthưa thớt HS hoặc phụ huynh đến tham khảo rồi lại về. Mặc dù học phí luyện thiổn định, không tăng so với năm trước (15.000 đồng một ca, riêng môn tiếng Anh18.000 đồng một ca) nhưng dường như các TS cũng không mặn mà…
Ông Hoàng, đại diện của Trung tâm luyện thi ĐH Trí Đức cho biết từ năm ngoái đếngiờ lượng TS luyện thi cấp tốc giảm mạnh do cách ra đề thi thay đổi. TS chỉ cầnôn luyện kỹ các kiến thức cơ bản trong SGK là “ăn điểm”. Trong các lò luyện gầntrường ĐH KHXH-NV (đường Nguyễn Trãi) cũng có đến 7 bàn đăng ký ôn luyện nhưngcũng rất ít TS mua phiếu, ghi danh.
Trên đường Tạ Quang Bửu, Trung tâm Bách Khoa N5, một trong những “lò” chuyên ônthi cấp tốc, ông Phương, nhân viên ghi danh của Trung tâm cũng ngán ngẩm: “Cáctrường ĐH cũng đua nhau mở trung tâm nên TS cũng có nhiều lựa chọn hơn và TScũng sẽ chọn trung tâm của các trường ĐH mà mình đăng ký dự thi cho thuận tiện”.
Thế nhưng, với xu hướng ra đề thi bám sát chương trình, sách giáo khoa mấy nămnay, nhiều TS đã chọn cách tự ôn tập để giảm bớt chi phí. Lê Thanh Hải, trườngTHPT Huỳnh Thúc Kháng (Quảng Ngãi), chọn cách tự ôn tập, luyện thi tại nhà, chiasẻ: "Nhiều năm qua, những đề thi tuyển sinh vào đại học của Bộ ở tất cả cáckhối thường không quá khó, sát với chương trình, kiến thức bậc THPT, nhất là lớp12. Nay chỉ cần củng cố, sắp xếp lại kiến thức là đủ”.
Theo Đất Việt