Xứ Mường, tên thường gọi củavùng đất Hòa Bình, tự nó đã nói lên biết bao điều về quê hương gốc gác của mộtnền văn hóa tuy kề sát Hà Nội mà vẫn đầy lạ lẫm, tự ngàn xưa đã kiêu hãnh songhành cùng văn hóa miền xuôi. Dù đã đến hay đang trên đương đi đến Hòa Bình, dukhách vẫn thường nghĩ ngay tới lòng hồ thủy điện mênh mang hay bản Lác - MaiChâu bàng bạc chất thơ Quang Dũng...

Nhưng có đi sâu vào các huyện xacủa tỉnh Hòa Bình mới phát hiện ra những điều khác, cũng nguyên sơ, cũng đậmchất rừng, nhưng lại mang sắc thái khác hẳn xứ Mường ta hằng biết. Trong buổichiều giá lạnh hay giữa sớm tinh mơ của mùa đông, chợt tỉnh giấc giữa chungquanh là cánh đồng lúa nằm gọn trong lòng thung lũng Mai Châu, ắt hẳn ta nhận ravẻ đẹp thật riêng của những nếp nhà sàn Thái ẩn hiện trong sương mù hư ảo. Mộtbuổi trưa nắng vàng không đủ xua tan sương trắng vấn vít trên đường núi, ta bỗngngỡ ngàng và có thể reo lên như con trẻ khi chợt gặp những nếp nhà chẳng biếtcủa người Mông hay người Thái, rải rác cheo leo trên sườn núi, đôi lúc dập dềnhtheo tán lá một tà váy đích thị của phụ nữ Mông thoăn thoắt đi theo lối mòn...

Căn cứ theo trang phục, các nhànhân chủng học hình như không có ten gội người Mông Xanh, dù có Mông Hoa, MôngTrắng..., nhưng giới du lịch vẫn gọi cư dân của vùng Sà Linh gần hang kia làngười Mông xanh, bởi rõ ràng phụ nữ ở đây diện nhữg tà váy thêu xanh đẹp nhưhoa, bên cạnh những nhóm khác vẫn mặc váy đỏ giống vùng Bắc Hà, Lào Cai hay trênSơn La, Hà Giang. Một màu xanh thuần khiết gợi về vẻ đẹp của rừng núi nguyênsinh thăm thẳm.

Hòa Bình đâu chỉ xứ Mường

Chẳng thể nào không dừng chân vào chợ thị trấn,dù là ngôi chợ mái tôn và sàn xi măng nhưng vẫnngồn ngộn sắc thái miền sơn cước. Lâm thổ sảnbày bán cùng hàng cơ khí gia dụng, nhưng đẹpnhất vẫn là khu bán vải. Dám chắc rằng nhữngcuộn vải thêu mịn màng được người bán hàng bàykín sạp là vải nhập từ Trung Quốc, dù đẹp nhưngvẫn thấy trơ, bởi không được dệt bởi khung cửigỗ và thêu bởi bàn tay thiếu nữ miền cao. Thứvải đó vẫn được bán mua nhiều, nhưng hình nhưcác bà các cô địa phương chỉ mua về để may cắtchăn, gối hoặc làm lớp lót trong cho váy, cònmặt ngoài váy - niềm kiêu hãnh của bất kỳ ngườiphụ nữ địa phương nào - chắc chắn phải được tạora từ cả trăm, cả nghìn ngày mệt mài thêu từngmũi chỉ bên hiên nhà.

Không cao rộng như sàn nhà Mường,không có cầu thang chia hai bên như sàn nhà Thái, nhà người Mông vùng Sà Lĩnh đaphần thấp tầng, cũng vách gỗ, mái gỗ hoặc lợp rạ, còn hàng hiên bên ngoài thườngnên đất cao hơn sân - đó chính là thế giới của những thân phận phụ nữ miệt màivói cây kim, sợi chỉ.

Từ chợ đi theo con đường xuyênqua những vườn đào thân gầy khô khẳng, ta sẽ tới bản làng miên man nhà vách gỗnhư vậy, chỗ nào cũng bắt gặp từng đống củi xếp gọn gàng trước sân và đăm đắmánh mắt thiếu nữ ngồi thêu bên hiên đất. Xưa kia đã có biết bao thế hệ phụ nữMông ngồi thêu như thế. Ngày nay, dù ngoài đường xe cơ giới chạy ào ào, các emgái, chị gái, rồi lớn hơn là các mẹ, các bà vẫn ngồi thêu như chính bầu trời xứnày vẫn bàng bạc hơi sương giá mùa đông. Từ hàng nghìn, hàng vạn mũi thêu đó màhình thành nên vạt váy tròn xoe, xanh mướt hoặc đỏ rực rỡ, tươi thắm như đóa hoaxuân.

Khuôn hình "kinh điển" của cácnhiếp ảnh gia mỗi khi tới đây tất nhiên là hình vạt váy tròn. Mỗi chiếc váy đềulà công trình nghệ thuật được kết hợp từ cả trăm nếp gấp, chứa đựng những mãthông tin thuộc về riêng dòng tộc người Mông, mà chỉ có người trong tộc mới nhậnbiết. Điều này các nhà dân tộc học hiểu rõ. Còn vưosi du khách, chỉ đơn giảnthấy vạt váy tròn có sức hấp dẫn thật lạ lùng. Nó cũng giống như vẻ hoang sơ củacọn nước tròn quay bên dòng suối gây tò mò thích thú với lữ khách thị thành.Chiếc cọn nước ngày xưa vốn hiện hữu khắp mọi chốn núi rừng, ngày nay đã bị thaythế gần hết bởi các kiểu động cơ máy nổ và ống dẫn cao su. Nhưng may mắn vẫn cònmột số bản làng Hòa Bình ưa sử dụng cọn nước. Cần mẫn quay những vòng bất tận,cọn nước tươi mát cho cánh đồng lúa, dẫn nước từ khe, xa về nnhaf, in lên nềntrời xanh thẳm dáng tròn như hoa nắng.

Có lẽ cảm xúc của người đồng bằngnghe văng vẳng trong thinh không tiếng mõ trâu lốc cốc buổi chiều tà cũng manmác như khi bất chợt gặp ở nơi hoang vu này một vòng quay cọn nước, hoặc hưhuyền hơn nữa là khi hiện ra trước mắt tà váy Mông thấp thoáng rồi vụt biến vàocon đường dẫn tới bản xa...

Theo Thái A
Hòa Bình đâu chỉ xứ Mường