Lại một lần nữa, Hà Nội, nơimà bao nhiêu chư vị luôn luôn nhắc tới như một địa chỉ của sự thanh lịch, của sựnền nã, trầm tư, có chiều sâu văn hóa, hơn hẳn các nơi khác (mặc dù chả bao giờnói rõ hơn khác ấy là đâu) tổ chức đường hoa,, hay phố hoa, hay hội hoa.

Ai chả biết kẻ thanh lịch mớichơi hoa,chứ kẻ tầm thường chỉ buôn hoa hoặc bán hoa. Hà Thành, như đã nói nhiềulần, có độ thanh lịch rất cao. Thậm chí, nếu độ ấy chuyển thành độ đạm thì kháchthập phương chỉ nếm chút Hà Nội là đủ dinh dưỡng mấy năm trời.

Rút kinh nghiệm những lần trước (aichả biết về khoảng rút kinh nghiệm thì nhiều vị của ta thuộc hàng giáo sư). Hộihoa lần này có lực lượng bảo vệ cực kỳ đông đảo, khiến hoa được tôn vinh chảkhác nào vàng cất ở ngân hàng. Đã thế, rất nhiều hoa được làm bằng... nhựa,khiến cho mưa nắng trở nên bất lực, chả hy vọng gì xâm phạm được.

Hòa nhài còn thơm?

Khách "thưởng" hoa không cócơ hội để trầm ngâm bên hoa (nếu họa sĩ lừng danh Tô Ngọc Vân còn sống, chắcông không thể vẽ lại bức tranh "Thiếu nữ bên hoa Huệ" ở đây vì lấy đâu rakhông gian cho thiếu nữ ngồi và lấy đâu ra không khí tĩnh mịch cho cô ấy suytư) khách chen nhau gửi xe, chen nhau chìa cổ ra cho bọn giữ xe chặt (nhưchặt củi chứ không phải chặt hoa) rồi sau đó, chen chúc nhìn qua kẽ lưngnhau và kẽ lưng ông bảo vệ để liếc hoa. Chỉ liếc được thôi cũng thanh lịchlắm rồi.

Theo tin mới nhận được, lần nàyhội hoa tiến bộ vượt bậc, không có dẫm hoa và bẻ hoa, nhưng lại có... cướp hoa.Nghĩa là sau khi tuyên bố bế mạc, thiên hạ không hẹn mà gặp, không hô mà xứng,xông vào cướp hoa. Xin lưu ý, từ "cướp" không phải do tôi nghĩ ra. Tôi không cógan đến thế mà do báo Tiền Phong, một tờ báo xưa nay chưa từng khiến ai nghi ngờvề tình yêu Hà Nội dùng.

Kẻ cướp, nếu được miêu tả trênphim hay trên sách, luôn luôn mặt mũi sần sùi, râu ria dữ tợn và đeo kính đen,có răng vàng. Tóm lại, kẻ cướp chả có chút gì thanh lịch, nhưng kẻ cướp ở hộihoa Hà Thành, theo miêu tả và theo ảnh chụp, là các thiếu nữ xinh đẹp, các bàgià khả kính. Tóm lại, là những nhân vật đáng ra phải thanh lịch đến tận xươngtuỷ.

Những nhân vật như thế đáng raphải ngồi e ấp, phải có cử chỉ trìu mến, khoan thai hoặc phải vô tư nhảy nhótlíu lo như con chim sáo sậu. Những nhân vật như thế làm thế nào mà trở nên tướngcướp hoặc phó tướng cướp được nhỉ?

Tôi trằn trọc với câu hỏi nàysuốt mấy đêm liền. Tất nhiên, đây không phải là một câu hỏi có tính thời đại,không "bắt nguồn từ những nhu cầu bức thiết của cuộc sống" như nhiều vị vẫn nói,nhưng vẫn gây ngạc nhiên và gây băn khoăn cho một kẻ tầm thường như tôi.

Sau mấy chục giờ phân tích,cân nhắc, tôi rút ra các kết luận tạm thời như sau:

1. Bà già và thiếu nứ trở thànhcướp vì nếu không cũng chả biết thành gì.

2. Bà già và thiếu nữ thành cướpvì ai cũng cướp.

3. Bà già và thiếu nữ thành cướpvì mình không cướp đứa khác cũng cướp.

4. Bà già và thiếu nữ thành cướpvì hoa bị cướp không phải hoa nhài. Dân Hà Nội từ bé ai cũng phải thuộc câu "Chẳngthơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An".

Trên đây là suy nghĩ của tôi, mộtkẻ yêu Hà Nội theo kiểu cũ. Rất mong được những bậc đại nhân đại trí, yêu Hà Nội,theo lối hiện đại, chỉ giáo cho những điều quê kệch!

Theo Hòa nhài còn thơm?