Tôi một nhân viên văn phòng, nếu nói
lương thấp cũng không phải mà cao thì cũng không, như ông cha ta thường
nói câu “ngước lên không bằng ai, nhưng cúi xuống không ai bằng mình”.
Hàng ngày cứ sáng đi tối về ít khi ra ngoài và tiếp xúc với cuộc sống quanh mình, đôi khi tôi cảm thấy bức bách, khó chịu vô cùng, có lúc tôi nói đùa với các chị đồng nghiệp “em tự kỷ rồi”, các chị chỉ cười vì biết tính chất công việc của tôi.
Hôm nay như mọi hôm nhưng khác chỗ trời mưa tầm tã hai ngày liên tiếp vẫn chưa ngớt, như thói quen mọi ngày tôi mặc áo mưa phóng xe ra quán gần công ty làm để ăn trưa. Hôm nay trời mưa tôi chọn cho mình món “dễ nuốt” là bún chả, cái quán nằm ngay vỉa hè có hai ba cái bàn nhỏ xíu, có bạt che ở trên cho đỡ mưa nắng, trời mưa nên rất ướt át, lầy lội. Có 2 vị khách cao tuổi đang ngồi chờ ngớt mưa để về. Tôi vừa nhận lấy đĩa thịt nướng thơm phức mà bụng réo cồn cào vậy là cứ thế cắm cúi ăn, được chừng 5 phút đồng hồ có một anh thanh niên tôi nghĩ chắc hơn tôi 3 tuổi, trông anh “sáng sủa”, ăn mặc đàng hoàng quần jean áo phông đi “con wave S cũ” bước vào quán ngồi đối diện tôi, theo phản xạ tôi ngước lên nhìn anh ta rồi cuối xuống làm nốt “cái phần việc” của tôi.
Chị chủ quán: Em ăn gì?
Anh thanh niên: ngập ngừng, ấp úng
Chị chủ quán: Em ăn bún chả hay bánh cuốn
Anh thanh niên: vẫn ngập ngừng, ấp úng nói không rõ
Chị chủ quán lại tiếp: bún chả nhé?
Anh thanh niên lúc này mới trả lời: bao nhiêu tiền vậy chị?
Chị chủ quán: em ăn xuất 20k hay 25k
Anh thanh niên: cho em 10k bánh cuốn
Chị chủ quán: ngại ngùng 10k bánh cuốn không ăn được đâu em có 3 cái thôi à, em ăn bún chả nhé?
Chị chủ quán lại tiếp: xuất 20k hay 25k?
Anh thanh niên: ngập ngừng nói nhỏ chờ em chút
Tôi thấy hơi lạ liền ngước lên nhìn anh, tôi thấy anh móc trong túi quần bò ra những đồng bạc lẻ tôi nhìn rõ chúng chỉ mệnh giá một nghìn với hai nghìn đồng có mỗi mấy tờ, tôi cuối xuống để anh không phải ngại với ánh mắt đang nhìn của tôi. Tôi không biết rõ anh đếm được bao nhiêu tiền nhưng tôi nghĩ chắc chỉ hơn mười nghìn tiền lẻ mà thôi. Nhìn khuôn mặt anh lúc đó rất tần ngần anh định đứng lên ra về không hiểu sao lúc đó tôi liền nói:
Tôi: anh ăn xuất bao nhiêu?
Anh: chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngại ngùng và kỳ lạ
Tôi biết anh ngại nên nhanh nhảu: em cho anh vay tiền nhé? đồng thời tôi lấy giấy bút viết ngay một số điện thoại đưa cho anh, đây là số của em sau có đi ngang qua đây anh gọi số này để trả em sau cũng dược, thế là tôi gọi chị chủ quán cho anh xuất 25k. Anh vẫn ngại ngùng và nói lời cảm ơn sau anh sẽ trả cho em. Tôi mỉm cười chúc anh ngon miệng và bước ra khỏi quán.
Các bạn ạ! Tôi không phải con người tùy tiện cho không ai cái gì, những người ăn mày không phải ai tôi cũng cho mà tôi còn suy xét phù hợp tôi mới cho, những người đi khuyên góp từ thiện tôi cũng suy xét có đúng là không lừa đảo không tôi mới khuyên góp. Nhưng gặp anh thanh niên này tôi không suy xét gì mà giúp đỡ anh ta luôn, số điện thoại tôi cho anh không phải số của tôi mà tôi ghi cho anh đỡ ngại. Các bạn biết đó thời buổi bây giờ thanh niên ra đường hay đi ăn ai cũng phải mang ít nhất 100k trong túi, và nếu không có tiền cũng không dám vào quán ăn mà “thà nhịn đói còn hơn”. Cũng như mấy lần tôi hết tiền, trong người hơn anh chắc đến hai chục ngàn, lúc ấy tôi đã thấy mình rất bức bách, thấy chán nản không tả xiết, đói nhưng không dám vào quán ăn sợ không đủ tiền, sợ xấu hổ với mọi người, đó là tâm lý của tôi và tôi dám chắc đó cũng là tâm lý của tất cả các bạn trẻ như tôi.
Qua sự việc tôi gặp phải tôi nhận ra rằng giới trẻ chúng ta nên dám nghĩ dám làm, luôn bước lên phứa trước, đồng thời giúp đỡ những người gặp phải hoàn cảnh. Giúp người là giúp cho chính bản thân mình và không mong người giúp lại.
Tôn Thị Lệ Quyên - MS 412
|