Cái tin vợ chồng thị xây cất phầnmộ cho bố mẹ và tài trợ 100% kinh phí xây mộ cho ông tứ đại đã nhanh chóng lantruyền khắp làng trên xóm dưới. Chuyện không mới nhưng lạ. Lạ ở chỗ, ở cái làngđã gần 600 năm tuổi này, thời nào cũng có quan hàng tỉnh, hàng huyện. Vài chụcnăm gần đây còn có cả giáo sư, tiến sĩ nữa, vậy mà đã có ai dám bỏ tiền ra xâymộ cho ông tổ chi họ chưa? Trong khi đó chồng thị mới chỉ làm đến chức phóphòng, thị thì buôn bán lặt vặt!

Ba nén hương, ba đốm than đỏ rựcvà ba sợi khói ngoằn nghoèo bay lên. Lão thầy bói không một lần ngước nhìn thị.Lão cứ lim dim đôi mắt nhìn vào ba thẻ hương mà phán.

Lão phán đủ chuyện, vanh vách từhậu vận, tiền vận đến gia cảnh từng người trong nhà. Thị cứ há mồm ra mà nghe,thỉnh thoảng lại đệm vào vài lời: "Vâng ạ"; "Đúng ạ". Đến mộ phần của tổ tiên,ông bà thì thị không thể chỉ "Vâng ạ", "Đúng ạ" được nữa. Thầy phán: "Cái tuổicủa anh nhà được hưởng lộc của cụ tứ đại đây này, nhưng không biết đường hưởng,nên công danh mờ nhạt lắm". Lão ngước nhìn thị có ý nhấn mạnh: "Tôi nói mờ nhạtchứ không phải là không có. Đúng không?".

Thị gần như chồm dậy, đu nửangười lên mặt bàn, nếu không có ba thẻ hương làm ranh giới thì mặt thị đã sátvào mặt thầy bói rồi. Đúng quá! Dù có muốn cũng không cãi vào đâu được. Thì đấy,chồng thị có kém cạnh gì cho cam. Đẹp trai, nhanh nhẹn, cũng bằng nọ, bằng kiađủ cả, tuy là tại chức nhưng tại chức cũng là bằng chứ sao, tốn kém còn nhiềuhơn cả bằng chính quy ấy chứ. Lấy nhau đã 2 mặt con rồi, thị chưa hề hỏi chồngvề chuyện lương bổng, ngược lại còn chu cấp thêm cho chồng ăn học, cũng chỉ mongchồng được cất nhắc, đề bạt làm quan để thị mở mặt mở mày, vậy mà cứ trì trà trìtrật mãi cũng chẳng đâu với đâu. Vừa rồi, có người mách thị phải "chạy" cửa này,cửa nọ, thị làm theo, lại thêm một lần tốn kém nữa, chồng thị mới được lên chứcphó phòng. Phó phòng! Cũng là chức tước đấy, nhưng là "chức" giúp việc cho cấptrưởng, hay nói cho cụ thể hơn là "sai vặt", là "điếu đóm," chẳng "mờ nhạt" thìsáng sủa với ai?

Lão thầy bói lại phán:

- Vợ thì phải dựa vào bóng chồngmà anh nhà "bóng chưa rộng" nên chuyện làm ăn của chị cũng chỉ như nước qua cầu.Vào đấy rồi lại ra đấy. Nói tóm lại là "tán lộc". Có đúng không?

Lại đúng nữa! Thị chỉ còn thiếuchấp tay bái phục thầy. Thầy vậy mới là thầy chứ. Nói cứ vanh vách như ngườitrong nhà vậy. Đúng là thị làm ra tiền thật nhưng không giữ được tiền. Năm kiathị mua đất, đất "đóng băng". Năm ngoái thị mua vàng, vàng rớt giá. Còn vừa mớiđây thôi, thị "đánh" một chuyến hàng ra biên giới thắng cả trăm triệu đồng. Tiềncầm chưa ấm tay thì đứa con đầu em gái thị gây tai nạn giao thông. Bà cụ bị nóđâm vào thì gãy cẳng, nó thì gãy tay phải nằm viện điều trị dài ngày. Tiền lãicủa thị đành phải cho em gái vay để trang trải. Nói là vay cho đẹp vậy thôi chứthị biết 2 vợ chồng 2 sào lúa với 1 sào trồng màu có đến "sang tiểu" cũng khôngtrả được cho thị.  Môi hở răng lạnh, chị em ruột thị biết làm sao! Thị nhìn thầyngập ngừng:

- Vậy...thưa…thầy… nhà con phảilàm sao ạ?

- Làm sao là làm sao? - Thầy hỏilại

- Là…để được hưởng lộc của cụ tứđại đấy ạ.

- Phải đặt lại hướng mộ chứ cònlàm sao nữa. Đây này - Thầy nhìn chằm chằm vào 3 đốm than đỏ rực - Mộ cụ đặttheo hướng Đông - Tây, hướng này bình an nhưng con cháu không "phát" được. Bâygiờ đặt lệch đi một chút theo hướng Đông Bắc - TâyNamthì không chỉ con cháu trong nhà vẫn bình an mà lại còn hợp với cung vận củaanh nhà nữa. Nếu được như vậy thì "âm phù - dương trợ", mọi việc của anh sẽ hanhthông, suôn sẻ, được cả danh, cả lợi.

Hướng mộ
Minh họa: Lê Tâm.

Chẳng biết nghe thầy"phán" thế thị lo lắng điều gì mà hỏi một câu thật ngớ ngẩn:

- Vậy… phải đào mộ lên đặt lại ạ?

Thầy cười:

- Không đào thì đặt lại hài cốtlàm sao được!

Nói rồi, lão đứng dậy cắm 3 thẻhương lên ban thờ, ý nói quẻ bói đã xong. Thị nấn ná chưa muốn đứng lên, cònmuốn hỏi nữa, hỏi nhiều việc khác nữa. Hiểu ý, thầy phán câu cuối cùng:

- Cứ về làm đi mà lấy lộc.

Thị lễ phép đứng lên, trước khichào thầy, thị còn cố nài nỉ thêm vài câu nữa nhờ thầy giúp, khiến thầy phải gắtlên:

- Ơ…cái nhà chị này hay nhỉ? Tôiđược thánh cho ăn lộc để giúp người, không giúp, liệu thánh có còn cho nữakhông?

                        *

Ông Khoa tuy là bề vai với chồngthị nhưng là đích tôn của chi họ nên chuyện mồ mả phải là ông Khoa xướng xuấtmới hợp lẽ, đằng này lại từ miệng đứa cháu dâu. Thoạt đầu ông Khoa hơi tự ái,nhưng vì là chuyện lớn nên ông cố nhịn để nghe cho hết "ý kiến" của thị. Thì ra,mấy năm nay thị buôn may bán đắt, chồng thị lại vừa được cất nhắc đề bạt, đó lànhờ phúc ấm tổ tiên. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", thị muốn báo hiếu xây cho cụ tứđại một ngôi mộ đàng hoàng, to đẹp, ngang bằng với các cụ tổ ở các chi họ khác.

- Thế…mộ của bố mẹ chú thím thìsao?

Thị ngớ ra. Đúng là thị chưa nghĩđến thật, nhưng thị cũng kịp lấp láp:

- Có lẽ phải để sang năm hoặcsang năm nữa bác ạ. Làm cùng một lúc thế này bọn em không đủ sức.

Đến lượt ông Khoa ngớ ra. Năm nayông đã 73 tuổi rồi nhưng chưa bao giờ ông thấy chuyện trái khoáy như vậy. Bỏ quamộ bố mẹ đẻ để đi xây cất mộ ông tổ, nghe nó thế nào ấy. "Trần sao âm vậy", chữ"hiếu" phải được thể hiện đầu tiên ở bậc sinh thành dưỡng dục đã. Ông cũng thếvà mọi gia đình khác cũng thế. Khi cả chi họ chưa có điều kiện để xây mộ tổ thìmỗi gia đình nếu có điều kiện cứ chủ động xây mộ phần của gia đình mình trước.Như vậy nó mới hợp với lẽ đời. Đằng này… Trán ông nhăn lại, đôi lông mày đã lơthơ sợi bạc nhíu lại sát nhau như hai con sâu róm chuẩn bị đối đầu. Không chochú thím ấy xây nghĩa là ông ngăn cản tấm lòng hiếu thảo với tổ tiên của chúthím ấy. Mà đồng ý để chú thím ấy "bước qua" mộ phần của bố mẹ mình như vậy thìkhông được. Chú ấy "không phải" với bố mẹ đã đành, mà xóm làng cũng sẽ lôi cáivai "trưởng" của ông ra mà mai mỉa… Chợt trong đầu ông loé lên một ý nghĩ mà ôngcho là hợp lý hợp tình. Ông thong thả rít một hơi thuốc lào thật dài, ngửa cổnhả hết khói, bê chén nước lên chiêu một ngụm rồi thủng thỉnh nói:

- Nếu làm cùng một lúc không đủsức thì tôi bàn với chú thím thế này nhé: Cụ tứ đại sinh được 5 người con. 4trai, một gái chứ không chỉ ông nội tôi với ông nội chú thím. Vậy nên, việc xâymộ cho cụ sẽ được tất cả cháu chắt chút chít của cụ góp sức. Chú thím có lòngvới cụ như vậy tôi xin cảm ơn nhưng để ra Giêng thanh minh, tôi bàn với chi họcái đã. Trước mắt chú thím cứ lo mộ phần cho các cụ thân sinh ra mình đi.

Ông Khoa vừa dừng lời, thị giãynảy:

- Không được! Thầy bói… - Biếtmình lỡ lời, thị vội im bặt.

Ông Khoa trợn tròn mắt:

- Thầy...bói…là sao?

Thị cúi người ghé sát vào tai ôngtrưởng, nói rành rẽ nhưng chỉ vừa đủ cho ông nghe:

- Em chẳng dám giấu bác. Khônghiểu sao dạo này em lại hay mơ thấy có một cụ già râu dài đến ngực đứng ở đầugiường. Còn nhà em trên cơ quan, ngủ trưa cũng mơ thấy một cụ già mặc bộ quần áonâu rộng thùng thình, tay cầm một cái gậy trúc cứ nhìn nhà em trừng trừng. Nhàem hỏi gì cụ cũng không nói. Thấy chuyện lạ, em đi xem bói, mới hay đó là cụ tứđại. Nhà em hợp bóng hợp vía với cụ nên được cụ phù hộ độ trì. Có được "bát ănbát để" như hôm nay đều do cụ "độ" cho cả. Cụ báo mộng cho cả hai vợ chồng làphải đứng ra "xây nhà" cho cụ. Làm ngay trong tháng này. Được vậy cụ sẽ cho ănlộc, nếu không thì… vợ "làm đầu đổ đuôi, làm xuôi đổ ngược", còn chồng, ngay cảcái chức phó phòng, cụ để cho lúc nào thì biết lúc ấy (thị giấu biệt chuyện đặtlại hướng mộ, việc đó chỉ mình thị với lão thầy bói biết mà thôi, với lại, đưacụ lên rồi thì phải đặt cụ lại. Còn đặt ở hướng nào là do thầy quyết định chứgia chủ biết sao, nói ra chi cho rách việc). Em nghe mà rợn cả tóc gáy lên. Emlo quá bác ạ. Nhà em bảo, giàu có thì chưa phải nhưng so với anh em trong chihọ, mình cũng nhỉnh hơn một chút. Thôi thì "rộng thì làm kép, hẹp thì làm đơn",mình xin ý kiến bác trưởng, chiều ý cụ đi. Được như cụ nói thì tốt, nếu khôngthì đây cũng là tấm lòng của vợ chồng mình với cội nguồn gốc rễ - Thị ngừng lời,cúi xuống mân mê chiếc điện thoại di động trên tay, giọng ỉu xìu - Việc làm thìphải làm, không làm, lỡ xảy ra chuyện gì thì lại ân hận. Còn mộ bố mẹ không xâytrước thì xây sau có sao đâu.

Nghe thị giãi bày, ông trưởngthấy bực bội trong người. Thì ra "tấm lòng" của chú thím ấy là cầu lợi chứ đâuphải là hiếu thảo! Người xưa đã dạy: "Con không chê cha mẹ khó. Chó không chêchủ nghèo". Chú thím không bằng con… Dù bố mẹ không "phù" thì cái đạo làm concũng không cho phép chú thím làm ngược ngạo như vậy. Ông trưởng cố kìm nỗi bựctức đang kéo lên muốn nghẹn cổ, nói dằn từng tiếng:

- Chú thím nghĩ đơn giản vậy, chứthiên hạ người ta không nghĩ như vậy đâu. Chú thím cứ làm đi. Họ không chửi vàomặt chú thím, chửi vào mặt tôi là không biết bảo ban chú thím, tôi không làmgiống người.

Nói xong ông đứng dậy, chắp taysau đít đi ra ngoài vườn. Thị nhìn theo tự dưng  trút một tiếng thở dài ngánngẩm. Thị bấm bụng "đâm lao thì phải theo lao".

                         *

Cái tin vợ chồng thị xây cất phầnmộ cho bố mẹ và tài trợ 100% kinh phí xây mộ cho ông tứ đại đã nhanh chóng lantruyền khắp làng trên xóm dưới. Chuyện không mới nhưng lạ. Lạ ở chỗ, ở cái làngđã gần 600 năm tuổi này, thời nào cũng có quan hàng tỉnh, hàng huyện. Vài chụcnăm gần đây còn có cả giáo sư, tiến sĩ nữa, vậy mà đã có ai dám bỏ tiền ra xâymộ cho ông tổ chi họ chưa? Trong khi đó chồng thị mới chỉ làm đến chức phóphòng, thị thì buôn bán lặt vặt! Phải là người "hiếu đễ" với tổ tiên lắm lắm mớilàm được cái việc như vậy. Người ta khen trước mặt thị, người ta khen sau lưngthị. Thị cố gượng cười thật tươi chứ trong lòng đang héo từng khúc ruột. Xótlắm! Tiếc lắm! Bao nhiêu năm chắt chiu dành dụm mới có được chút vốn dắt lưng,giờ phải tung ra hết ai mà không xót cho được. Nhưng thị tự an ủi, tốn kém thìrõ ràng là tốn kém rồi, nhưng mua ở trên trần phải đi đêm về hôm, phải lén lút,chứ mua ở cõi âm thì lại được tiếng thơm hiếu thảo.

Oái oăm thay, hai ngôi mộ của bốmẹ chồng, thị buộc phải quy tập xây cất thì suôn sẻ, làm đâu được đấy, còn mộ cụtứ đại - ý nguyện của thị - thì lại gặp trắc trở mà ngay cả ông Khoa cũng khôngngờ đến. Chuyện là thế này: Cụ tứ đại mà thầy bói nói ở trên, theo gia phả họ LãVăn thì cách đây đã 214 năm. Thời gian biến cải, mồ mả của cụ chẳng biết có biếncải không thì không ai trong họ tộc biết. Ngay cả đến ông Khoa, trưởng cànhtrưởng nhánh này, cũng chỉ biết cái gò đất không cao nhưng khá to, án ngữ cả mộtgóc phía Tây nghĩa địa, đó là mộ cụ. Ông Khoa bảo bố ông chỉ cho ông khi ôngbiết cầm xẻng đi tảo mộ, và con cháu vẫn hương khói từ bấy đến nay. Vậy mà vàođúng lúc ông Khoa đang lầm rầm khấn vái để xin phép cụ cho con cháu được đưa hàicốt cụ lên, chuyển về nơi ở mới thì ông Quyền dẫn một đoàn con cháu từ tronglàng hùng hổ chạy ra ngăn cản. Ông Quyền bảo ông Khoa nhầm, đó là mộ cụ ngũ đạinhà ông. Ông Khoa không chịu. Thế là hai bên cãi nhau, chẳng bên nào chịu nhườngbên nào. Ông Quyền tuyên bố đánh gãy cẳng đứa nào đào mồ cuốc mả nhà ông. ÔngKhoa cũng không kém, túm ngay cánh tay một đứa cháu đang đeo đồng hồ giơ lên vàra tuyên bố chờ chín phút nữa, đúng giờ Hoàng Đạo ông sẽ là người bổ nhát cuốcđầu tiên, đứa nào giỏi thì… cứ lao vào. Không khí căng thẳng, con cháu hai họgườm gườm nhìn nhau sẵn sàng nghênh chiến. Lúc ấy thị đang đứng xem tốp thợ xây"xây phần âm ngôi nhà mới" cho cụ ở phía Bắc nghĩa địa, nhìn thấy thế, thị điđến. Biết chuyện, thị cười xoà:

- Hai bác nóng nảy quá. Sao haibác không nghĩ đến chuyện mời thầy tìm cho nhỉ? Chỉ có "thầy" được thánh cho ănlộc mới phân định được cụ đang nằm dưới mộ là người nhà ai, chứ người trần mắtthịt như bác cháu mình biết làm sao được, phải không nào?

Cả hai ông mới ngớ ra, con cháuhai họ thở phào. Và thị lại được hai ông uỷ quyền đi mời "thầy".

"Thầy" đến. Vẫn là cái lão thầybói hôm nọ, chỉ khác là hôm nay áo the khăn xếp, đạo mạo lắm. Lượn quanh mộtvòng xung quanh ngôi mô,å thầy phán:

- Ngôi mộ này đặt hướng Đông Tây,nằm sâu lắm nên tôi nhìn không rõ. Hình như là "trong quan ngoài quách" thìphải.

Ông Quyền cướp lời:

- Đúng vậy. Bố tôi bảo ông nộitôi vốn rất cẩn thận, lại có tính lo xa nên ngôi mộ nào của nhà tôi đều được xây"trong quan ngoài quách" hết. Năm kia tôi chuyển mộ bà nội tôi về, cũng đúng nhưvậy.

Ông Khoa gườm gườm nhìn ông Quyềnlẩm bẩm:

- Chỉ được cái nói theo.

Rồi ông lên giọng:

- Còn bố tôi chẳng dặn quan quáchgì hết, nhưng cụ bảo mộ cụ tứ đại tôi đây, miệng tiểu được đậy 4 viên gạch chỉ.Viên gạch cuối cùng đặt ở phần chân bị phạt sứt đi một góc để đánh dấu.

Thấy hai ông đôi co, thầy xuatay:

- Mộ nhà ai tý nữa là biết ngaythôi mà. Bây giờ xin mọi người trật tự cho ạ.

Thầy đốt cả một nắm hương to lửacháy đùng đùng, khói mù mịt. Thầy xẻ lấy một phần cắm lên mộ, số hương còn lạithầy đưa cho những người đứng gần cắm cho những ngôi mộ xung quanh. Thầy quỳxuống, chấp tay trước ngực rì rầm khấn vái. Động tác thầy dứt khoát, thuần thục.Không gian tĩnh lặng, trang nghiêm. Một lát thầy quay ra hỏi:

- Xem cho ai trước đây?

Ông Khoa đứng gần thầy nhanhnhẩu:

- Thầy xem cho tôi trước đi. Tôilà Lã Văn Khoa, chắt đích tôn của cụ Lã Văn X, tên hiệu là Tự Phúc…

- Thầy lại lầm rầm khấn. Chẳngbiết thầy khấn những gì, chỉ đến khi thầy xin "đài" thầy mới xướng to để mọingười nghe. Thầy xướng:

- Cụ sống khôn thác thiêng, nếucụ đúng là Lã Văn X, tên hiệu là Tự Phúc thì cụ cho  con xin đệ nhất âm dương.

Hai đồng tiền trinh được tung lênrơi xuống cái đĩa đặt trước mặt, xoay tròn một hồi rồi mới nằm vật ra, đồng sấpđồng ngửa. Thầy nâng cái đĩa lên giơ cho ông Khoa và mọi người cùng nhìn thấy.Thầy lại cầu:

- Cho con xin đệ nhị âm dương.

Đồng tiền lại tung lên, rơi xuốngđĩa, cũng đồng sấp đồng ngửa.

Nhìn ông Khoa thầy bảo:

- Kể ra chỉ cần một "đài", cùnglắm là hai "đài" thế là đủ. Nhưng để cho thật chắc chắn, tôi xin thêm cụ đài thứ3 nữa nhé.

Mặt ông Khoa lộ rõ vui mừng, mặtông Quyền thì tái xám lại. Thầy lại xin. Mọi người gần như nín thở. Hai đồngtiền lại tung lên rơi xuống đĩa, đồng sấp đồng ngửa. Con cháu ông Khoa reo lênnhư cùng lúc. Còn con cháu ông Quyền không biết bỏ đi từ lúc nào, giờ chỉ còn cóvài người mặt tiu nghỉu.

Ông Quyền chưa chịu:

- Mời thầy thì phải tin thầy,nhưng tôi vẫn chưa tin lắm. Nếu đào đúng là "trong quan ngoài quách", nắp tiểukhông có viên gạch bị sứt góc thì đích thị là mộ nhà tôi. Tôi cứ ở đây tôi chờ.

Thầy xoa dịu:

- Cụ nghĩ thế là phải. Ở đời cócái gì là tuyệt đối đâu, huống hồ chuyện đi tìm người âm. Thôi thì "ngài" chođến đâu thì tôi biết đến đấy. Cụ cũng thông cảm vậy.

Thầy lùi ra nhường chỗ cho concháu ông Khoa tràn xuống, người cuốc người đào. Chẳng biết lúc ấy có còn giờHoàng Đạo nữa không mà không thấy ông Khoa nhìn ngó gì đến đồng hồ cả.

Thầy nói đúng. Hài cốt của cụ nằmsâu đến lút đầu người, có lẽ do mộ cụ nằm cạnh ruộng khoai lang nên hàng vụ hàngnăm người ta phạt bờ cuốc góc bỏ đất lên đấy chăng? Hay vì lý do nào đấy mà cáccụ ngày xưa phải "đào sâu chôn chặt"! Con cháu ông Khoa cả thảy là 6 thanh niênlực lưỡng, thay nhau làm cật lực vậy mà phải gần 12 giờ trưa, khi mọi người đãthấm mệt, đang định nghỉ thì nhát xẻng cuối cùng đã phát ra tiếng "cạch" kèmtheo tiếng reo "đây rồi". Lát xẻng tiếp theo của ai đó có ý kiểm tra cũng phátra tiếng "cạch". Lát xẻng thứ 3 cũng "cạch". Ông Khoa hớn hở la con cháu thắpcho cụ thẻ hương.

Sau lớp xẻng, một cái tiểu úp sấplộ ra, mọi người trố mắt ngạc nhiên. Ông Khoa và cả ông Quyền mặt mày biến sắc.Một thanh niên cẩn thận moi hết lớp đất xung quanh rồi lật ngửa cái tiểu ra thìtrời ơi, bên trong chỉ là 1 cái tiểu nhỏ, chiều dài khoảng 30cm, rộng chừng15cm. Tiểu không có nắp, hài cốt cũng chỉ còn là một tiểu đất đen. Ai đó trongđám đông nói như quát:

- Đây mà là ông tứ đại với ngũđại à? Đây là mộ của một đứa trẻ con.

Nghe xong câu đấy, thị rú lênthảm thiết rồi ngã vật ra đất, bất tỉnh. Mọi người hò nhau cấp cứu thị. Phải mộtlúc sau thị mới tỉnh. Gượng người ngồi dậy, thị nháo nhác nhìn quanh rồi bất ngờhét lên đến lạc cả giọng:

- Lão… lão thầy bói đâu rồi?

Mọi người mới nhớ ra, đưa mắt tìmlão thì lão đã "lặn" từ lúc nào rồi.

Truyện ngắn của Nguyễn Bá Doanh
 VNCA