Những ngày Tết nguyên đán, Tết Đoan ngọ, rằm tháng Bảy, các lễ tục, ngày giỗ …trong nhà mỗi gia đình ở làng quê Thanh Hoá không thể thiếu bánh răng bừa, haycòn gọi là bánh lá.
Bên mâm cỗ đầy nhiều thức ăn ngon, có thêm đĩabánh răng bừa chưa bóc lá, bốc khói nóng sốt, dậy mùi thơm của hành mỡ. Vàsau khi cúng xong, hạ cỗ xuống ăn, vừa ăn vừa bóc lá, thật không gì thú vịhơn.
|
Nguyên vật liệu của bánh răng bừa không có gìđặc biệt. Gạo tẻ xay thành bột, thường là xay cả nước, nếu bột khô thì phảipha nước vừa đủ, đặt lên bếp nao, tức là đảo đũa liên tục sao cho không bịvón cục, không lỏi, không quá chín. Đến khi bột đặc sền sệt thì bắc ra. Lágói bánh thường là lá dong hoặc lá chuối tươi đã được hơ lửa cho khỏi rách.Nhân bánh là nhân hành, thịt băm, cũng có khi thêm ít lát cùi dừa.
Nếu là bánh lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân làm bằng lạc.Bánh gói nhỏ bằngngón tay trỏ, nhỏ như răng bừa. Sau đó đem đồ hoặc luộc. Loại bánh răng bừacó kỹ thuật cao là loại bánh có bột nhỏ, mịn, thơm, ăn dẻo và ngon. Ngày Tếthoặc ngày lễ, các gia đình còn ngầm thi nhau làm bánh răng bừa với tất cảnhững ngón nghề, những kinh nghiệm và cũng là dịp trổ tài của các bà, cácchị trong công việc nội trợ, gia chánh.
Nếu là bánh lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân làm bằng lạc.Bánh gói nhỏ bằngngón tay trỏ, nhỏ như răng bừa. Sau đó đem đồ hoặc luộc. Loại bánh răng bừacó kỹ thuật cao là loại bánh có bột nhỏ, mịn, thơm, ăn dẻo và ngon. Ngày Tếthoặc ngày lễ, các gia đình còn ngầm thi nhau làm bánh răng bừa với tất cảnhững ngón nghề, những kinh nghiệm và cũng là dịp trổ tài của các bà, cácchị trong công việc nội trợ, gia chánh.
TheoThanhhoatourism