Mặc dù khăn ướt dùngcho trẻ em chứa hóa chất bảo quản độc hại IPBC gây nguy hiểm cho sức khỏe củatrẻ nhỏ mới phát hiện ở New Zealand chưa xuất hiện trên thị trường Việt Nam,nhưng các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nên hạn chế sử dụng loại khăn này vớitrẻ sơ sinh, đặc biệt là với bé gái.

Chưa xuất hiện khăn ướt độc hại tại Việt Nam

Chuỗi siêu thị hàng đầu ở New Zealand - Progressive Enterprises vừa cho thuhồi một số sản phẩm khăn ướt trẻ em khỏi các kệ hàng sau khi phát hiện chúngcó chứa chất hóa học bảo quản IPBC, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe củatrẻ nhỏ. Trong đó, Progressive Enterprises đã cho thu hồi toàn bộ các loạikhăn ướt chứa chất IPBC (iodopropynyl butylcarbamate) bao gồm WoolworthsHomebrand, Select Scented Baby Wipes và Precious Flushable Wipes từ ba siêuthị thành viên là Countdown, Woolworths và Foodtown. Đồng thời, siêu thị sẽhoàn tiền cho khách hàng đã mua sử dụng.
Khăn ướt dùng cho trẻ em: Cẩn trọng với bé gái

Khăn ướt dùng cho trẻ em gây độc hại vừa bị thu hồi tại New Zealand. Ảnh: T.L


IPBC là một loại chất bảo quản dùng trong ngành công nghiệp sơn và gỗ, cóthể gây ngộ độc cấp tính nếu hít vào. Nếu chỉ sử dụng vùng dưới thì ít ảnhhưởng, nhưng đa số các ông bố bà mẹ đều dùng nó để lau mặt, vùng mũi cho connên rủi ro là rất lớn.
 
Bộ Y tế của nước này khuyến cáo rằng, khăn ướt dùng cho trẻ em có chứa chấtIPBC có thể gây hại đến sức khỏe cộng đồng bởi nó gây kích ứng và dị ứng. Cơquan này khuyến khích các siêu thị nên rút các sản phẩm khăn ướt có chấtIPBC khỏi kệ hàng.

Khảo sát của PV tại một số siêu thị lớn ở Hà Nội ngày 18/9 cho thấy, cácloại khăn ướt gây ngộ độc cấp tính chứa hóa chất độc hại IPBC có nhãn mác màNew Zealand vừa công bố không xuất hiện trên các kệ hàng khăn ướt dành chotrẻ sơ sinh. Đa số sản phẩm khăn ướt cho trẻ hiện nay đều do các doanhnghiệp trong nước sản xuất và một số loại nhập khẩu từ Thái Lan, Nhật Bản.

Theo kỹ sư Nguyễn Phan Chính, Phòng môi trường Trung tâm Tiêu chuẩn - Đolường - Chất lượng khu vực 3, sản phẩm khăn giấy tẩm mùi hương phải có chỉtiêu nhất định về vi sinh, độ dày, độ thấm... Đặc biệt, loại dành sử dụngcho trẻ em càng phải kiểm tra về độ kích ứng trên da, do da trẻ còn non nênnhạy cảm hơn với mùi hương, tiếp xúc trực tiếp vào da có thể gây các bệnhngoài da. Tuy nhiên, hiện trên nhãn mác của các loại khăn giấy ướt, nhiềunhà sản xuất không ghi cụ thể thành phần chất thơm nào. Vì vậy, tốt nhất cácbà mẹ nên vệ sinh cho trẻ bằng cách rửa nước thông thường. Nếu sử dụng khăngiấy ướt chỉ nên dùng các loại không có mùi.
 
Hạn chế sử dụng
 
Theo BS Thanh Vân, nguyên BS khoa Nhi, BV ThanhNhàn (Hà Nội), khăn ướt không tiệt trùng tốt như người ta tưởng vì nếu hộpkhông đảm bảo kín hoàn toàn, vi khuẩn vẫn vào được, cộng với môi trường ẩmướt nên dễ sinh nấm. Khi lau khăn giấy đó vào bộ phận sinh dục của trẻ - nơivốn ẩm ướt, nhất là các bé gái dễ tạo môi trường cho nấm phát triển, gâyngứa ngáy, kích ứng.

Đồng quan điểm, BS Nguyễn Linh, Khoa sản nhi, BVĐK Hà Đông (Hà Nội) cũng chobiết, hiện nhiều cặp vợ chồng khi đi đẻ thường chuẩn bị sẵn khăn ướt để laucho em bé ngay tuần đầu tiên khiến bộ phận sinh dục của trẻ bị kích ứng,nóng đỏ.

BS Nguyễn Linh khuyến cáo các bậc cha mẹ nên hạn chế sử dụng, hoặc khôngdùng càng tốt, đặc biệt với bé gái. Bởi vì không phải nhà sản xuất nào cũnglàm đúng tiêu chuẩn. Có nhiều sản phụ trẻ vừa mở hộp (túi) khăn giấy lau chocon đã thấy sặc mùi hương liệu, khăn sũng nước. "Người lớn lấy khăn giấy laumặt thế nào cũng có lông giấy dính ra, cộng với nước, hóa chất trong khăngiấy thì làn da mỏng manh của trẻ càng dễ bị kích ứng, mẩn ngứa. Với các bégái, mẹ nào cẩn thận quá, lau sạch cả màng trắng trong bộ phận sinh dục củatrẻ là bị viêm luôn",  BS Linh khuyến cáo.

Để vệ sinh cho trẻ, BS Nguyễn Linh khuyên chỉ nên dùng khăn xô lau vì khănxô vừa mềm, vừa dễ làm sạch. Sau mỗi lần dùng, nên giặt sạch, phơi dưới nắngđể khăn sạch sẽ. Nếu thời tiết mưa ẩm, nên giặt khô rồi là nóng để đảm bảovi khuẩn được diệt sạch. Khi rửa bộ phận sinh dục cho trẻ nên dùng nước sôiđể nguội, lau bằng khăn mềm.
 TheoThu Phương
GĐXH