Sáng dậy, địnhmặc chiếc áo sơ mi kẻ sọc đã treo sẵn để đi phỏng vấn, Nguyên, vừa tốtnghiệp Đại học Văn Hóa (Hà Nội) ngớ người vì cái mắc trống trơn. Chiều vềnhà thấy cái áo bị vắt ở trên ghế mới biết là cô bạn cùng phòng đã lấy mặc.Nguyên vừa ngán ngẩm, vừa bực.
Sinh viên lênthành phố học tìm bạn sống chung là chuyện bình thường, vừa để vui và cũnglà để tiết kiệm chi phí. Nhưng không phải ai cũng có cuộc sống vui vẻ, tâmđầu ý hợp.
Con traithường dễ dãi hơn, và cũng vì ít đồ hơn nên chuyện mượn tạm rất thường xảyra. Tiến Sơn - sinh viên khoa nông học, Đại học Nông Nghiệp đang sống với 2cậu bạn ở một nhà trọ, cho biết: “ Việc chúng tớ mượn quần áo của nhau làbình thường, mặc được thì cứ lấy mà mặc, nhưng trong một số trường hợp thìvẫn cần phải có giới hạn”.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, congái thường có rất nhiều thứ đi kèm, và phức tạp vì thế cũng dễ nảy sinh hơn.“Cho bạn mặc quần áo của mình, nhưng không có nghĩa mặc chung cả đồ nhỏ bêntrong”- Linh (20 tuổi) - sinh viên đại học Ngân Hàng bức xúc nói về chuyệnxảy ra với mình.
Còn An, sinh viên Đại học KHXH & NV trọ ở khu Kim Giang (quận Thanh Xuân, HàNội), thì kể lại: “Một lần em về quê 3 ngày, khi lên phòng trọ thấy sặc mùikhó chịu, còn đứa bạn cùng phòng thì đang ngủ. Đi ra cửa nhìn vào túi rác emgiật mình không hiểu sao cái áo phông mới mua của mình lại ra đây, cầm lênthì thấy toàn sản phẩm nôn ọe”. Nhưng sau đó, lý do được cô bạn trả lời bằngmột câu gọn lỏn: “Tao thấy áo rơi ra ngoài nên lấy lau nhà”.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra với Phương, 21 tuổi, quê ở Nghệ An, sinhviên cao đẳng Bách Khoa. Phương ở trọ với một bạn gái cùng quê, cũng rất gầnnhà. Chơi với nhau lâu rồi nhưng cô không nghĩ bạn mình lại có sở thích tựnhiên như thế. Cô bạn có lần tuyên bố xanh rờn: “Tao rất thích những aidùng khăn mùi xoa”, nhưng thực tế thì nàng không hề mua cho mình một cáikhăn nào, cứ Phương giặt khăn mà để trong tủ là thi thoảng cứ biến mất hút,sau vài hôm lại trở về.
"Có hôm bịmất khăn mùi xoa, thấy rõ chiếc khăn nằm trong túi quần bạn rồi nhưng khihỏi thì bạn trả lời tỉnh bơ "Thời gian ở nhà của tao quá ít nên không thểbiết được đồ đạc của mày"!", khiến Phương điếng người mà không biết nóisao.
Mượn đồ không hỏi là thói quen của không ít bạn trẻ. Nhiều sinh viên nể nangnên không nói, và sự việc cứ thế tiếp diễn trong âm thầm bực tức.
Xuân (21 tuổi),đang học năm 2 Đại học Hà Nội, hiện trọ ở làng Triều Khúc (quận Thanh Xuân)cũng gặp phải đối tượng mắc bệnh hay quên rất vô tư. Phòng chỉ có hai đứa,mỗi đứa có một mũ xe máy, hôm trước cô cho bạn cùng phòng mượn mũ bảo hiểmđi chơi với người yêu. Mấy hôm sau hỏi có thấy mũ đâu không thì nàng kiachối ngay: "Tao cũng chả biết nữa”. Tuy nhiên, vì ngại truy hỏi bạn nên côcũng nín nhịn, lần sau có việc đi mua chiếc mũ khác.
Không chỉ mấtđồ vì bạn vô tư dùng và vô tư bỏ quên, nhiều sinh viên còn mất đồ vì bạn cốý "mượn" mà không trả. Tân, sinh viên mới tốt nghiệp đại học Kinh Tế QuốcDân, kể lại một cậu bạn cùng phòng có lần đi chơi nhưng chợt nhớ là phải rabến xe đón một cậu bạn khác. Vì không có mũ xe máy nên cậu bạn này tiện thểnghía vào nhà xe trong trường, "mượn tạm" ngay một chiếc, nhưng không trảlại, tối về còn kể lại chuyện này cho mọi người trong xóm trọ nghe như làmột chiến tích.
Câu chuyện củaNgọc, quê Hòa Bình, đang học năm thứ 3 đại học KHXH & NV Hà Nội, trọ cùngmột bạn gái tại Khương Đình (Thanh Xuân) có hơi khác. Thường ngày cô bạncùng phòng vẫn mượn Ngọc thỏi son. Nhưng lâu lâu không dùng, Ngọc kiểm lạithì không thấy đâu nữa. Một hôm cô tình cờ nhìn thấy trong túi đồ của bạn,hỏi thì được trả lời: “Lâu rồi tao không thấy, chắc nó rơi đâu đấy”.
"Đôi khimình nằm ngủ, ban ấy không dám tô son trong phòng mà giấu thỏi son tronglòng bàn tay rồi đi vào nhà tắm, lát sau lại đi ra với tâm thế vẹn nguyên,bỏ thỏi son vào túi", Ngọc kể.
Có những người "mượn tạm" không phải do thiếu thốn mà là sở thích muốn dùngđồ người khác. Lan (21 tuổi) sinh viên đại học Hà Nội, hiện đang trọ ở tậpthể Thanh Xuân Bắc cùng một bạn gái, thở dài kể: "Bố mẹ gửi tiền lên mìnhtoàn phải mang đi gửi chị họ cầm hộ, bởi nếu có nhiều tiền để trong túi, khiđi tắm mà bạn ấy ngồi trong phòng mình cũng lo nơm nớp. Cô bạn của mình cũnglà con nhà khá giả ở Hà Nam đấy”. Nhiều lần Lan định chuyển nhưng toàn chỗgiá cao quá nên đành ở cố vậy.
Được hỏi vềvấn đề này, Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết: Hiện tượng kể trên khôngphải là hiếm. Ngay cả một số ngôi sao Hollywood còn có tính ăn cắp vặt.
Theo ông, “Ăn cắp vặt là một sự thúc đẩy của cảm xúc. Là cảm giác rất khó dứt ra. Nóhoàn toàn không liên quan đến việc người ta có cần nó hay không. Khi việcthực hiện hành động ăn cắp, tim đập mạnh mà không bị phát hiên thế là ngườiđó cảm thấy thoải mái hơn, giống như một sự trải nghiệp cảm xúc lý thú. Ăncắp vặt mà không hề định hình được việc làm của mình là xấu thì đó là vấn đềvề bản chất. Trong những trường hợp như thế thì cách tốt nhất là nên nóithẳng với bạn, đồng thời giữ bí mật chuyện đó. Nếu không thay đổi thì bắtbuộc bạn nên chuyển đi để có tâm lý thoải mái hoặc công khai mọi chuyện đểmọi người đề phòng".
TheoĐồng Phương Thảo
VnExpress