Bé ôm ống nghe, nói chuyệnhàng giờ liền với bạn bè hoặc thường xuyên gọi điện thoại khiến bạn vừa giận convừa xót tiền.
Đây là lần thứ hai, chị NguyệtHoa, nhà ở đường Trường Chinh, Q. Tân Bình, TP. HCM, nhận hóa đơn điện thoại cósố tiền cước lên hàng triệu đồng. Tháng trước, do bận việc công ty cuối năm, chịchưa tiện điều tra xem ai là thủ phạm. Tháng này, sự việc tái diễn nên chị Hoarất bực mình và nhất quyết tìm ra nguyên nhân khiến số tiền điện thoại tăng độtbiến.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thủ phạm của tờ hóa đơn tăngđột biến
Chị hỏi mẹ ruột nhưng bà cho biếtkhông gọi những số điện thoại kia. Người giúp việc cũng ngơ ngác khi chị tragạn. Ông xã chị cũng lắc đầu. Bực mình, chị nhấn phím gọi và phát hiện các sốđiện thoại đó là của bạn bè bé Lan, cô con gái học lớp năm của chị, cùng số hộpthư thoại của một chương trình giải trí, giải đáp thắc mắc dành cho thiếu nhi.
Chị gọi con xuống mắng một trận.Bé Lan mặt mũi xanh mét, khoanh tay xin lỗi mẹ rối rít. Thấy con biết lỗi, chịngôi ngoai phần nào nhưng vẫn không quên đe: "Không được gọi điện vào các chươngtrình giải trí vớ vẩn gì nữa đấy. Mẹ mà phát hiện con tái phạm sẽ phạt nặng đó".
Vài ngày sau, khi chị nhấc điệnthoại lên gọi chồng thì nghe tiếng con gái đang trò chuyện với bạn: "Bài kiểmtra hôm nay khó thật...", chị đặt ống nghe xuống. "Con đang nói chuyện với bạn.Thôi để mười phút nữa mình gọi lại", chị nghĩ bụng. Nửa giờ sau chị nhấc điệnthoại lên. Giọng bé Lan vẫn lanh lảnh trong ống nghe: "Con nhỏ đó chảnh dễ sợ".Chị bực mình, gắt lên trong điện thoại: "Con cúp điện thoại ngay cho mẹ xem".
Mặc con thanh minh, giải thích,ngay hôm sau, chị Hoa đi mua một chiếc hộp khóa phần phím bấm của điện thoại.Thế nhưng chị vẫn bắt gặp con ngồi nói chuyện hàng giờ liền trước ống nghe. Khimẹ bắt cúp máy, cô bé phản ứng: "Bạn con gọi đến chứ có phải con gọi đi đâu"."Thế con có biết mình đang lãng phí thời gian không? Thời giờ để dành học hành,ôn tập. Con nói chuyện với bạn nhiều có ích gì? Ở trường các con nói với nhauchưa đã sao mà còn về nhà gọi điện cho nhau nữa?". Nói rồi, chị giật ống nghe,đập vỡ chiếc điện thoại trước mặt con.
Khi trẻ không thể thiếu điệnthoại
Theo các chuyên gia tâm lý, tìnhtrạng trẻ "nấu cháo" điện thoại xảy ra rất nhiều, nhất là đối với các bé trongđộ tuổi từ tiểu học trở lên. Có rất nhiều lý do để bé tiêu tốn tiền điện thoạicủa bố mẹ như tò mò gọi đến các chương trình giải trí, giải đáp thắc mắc, nhucầu trò chuyện với bạn...
Phần lớn các bậc phụ huynh thườngphản ứng gay gắt khi phát hiện con gọi điện thoại tùy tiện. Tuy nhiên, bố mẹ cầnbình tĩnh hỏi lý do của con. Nếu thấy hợp lý, bố mẹ nên chấp thuận.
Việc phản ứng gay gắt như khóahướng gọi đi, đập điện thoại trước mặt con như chị Hoa là không nên. Hành độngnày khiến trẻ phát sinh suy nghĩ: "Sao mẹ lại ích kỷ với mình thế nhỉ?". Điềunày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.
Giải pháp tốt nhất để ngăn trẻ"nấu cháo điện thoại" là bố mẹ giúp con nhận biết những trường hợp cần gọi điện.Chẳng hạn như hỏi bài, gọi điện cho bố mẹ, người thân khi có chuyện gấp hoặc xẩyra tai nạn như đứt tay, chảy máu... khi ở nhà một mình. Bạn cần giải thích chocon hiểu gọi điện thoại để giải trí, tán chuyện vô bổ với bạn bè là lãng phítiền do bố mẹ cực khổ làm ra. Như thế, bé sẽ hiểu và không mắc lỗi nữa.
Theo