Sony (3 tuổi) không kéo được khóa quần thì tức tối giật tung khóa, không xỏ chânvào dép được là ném tung cả dép.

Trà(mẹ bé Sony) cho biết, bấm cái điều khiển tivi vài lần không được, Sony vứtxoạch xuống sàn nhà. Muốn đi toilet nhưng bà nội đang ở trong đó, bé đập cửa ầmầm, kêu gào inh ỏi. Trà nhắc con, chờ 5 phút nữa bà ra nhưng Sony nhăn nhó khôngyên. Có hôm, ông nội hẹn 5h chiều đưa Sony ra sân bóng thì 4h, khi nắng vẫn cònchang chang, Sony đã cáu kỉnh đòi ông đưa đi chơi. Bảo phải chờ đến đúng 5h thìcứ vài phút một lần, Sony lại nhấp nhổm: “5h chưa ông? 5h rồi mà”.

Khi con nôn nóng

Bản tính của các bé là hiếu động, chưa thể bình tĩnh như người lớn

“Biết rèn tính kiên nhẫn chocon là khó nhưng vẫn phải rèn từ sớm” – Trà cho biết. Tuy nhiên, cô vẫn chưatìm được cách nào hiệu quả vì Sony muốn làm việc gì là loanh quanh gào thét, chođến khi được mới yên. Sony chưa bao giờ ngồi ngoan được trong ít phút, vẽ mộtbức tranh theo yêu cầu của mẹ; không đủ kiên nhẫn để nghe mẹ đọc hết một câuchuyện trong sách. Cu cậu thích bôi xóa nghệch ngoạc hoặc nhăm nhăm phá nhữngmẫu xếp hình của mẹ.

Tương tự Sony, cu Mít (4 tuổi)khi không lắp ráp được mô hình siêu nhân, không dắt được xe đạp từ sân ra ngoàilà hét toáng lên. Linh (mẹ cu Mít) luôn phải theo sau nhắc nhở con bình tĩnh vàlàm từ từ thì mới thành công. “Cháu chẳng bao giờ bình tĩnh được. Thấy chịgái cầm bút chì màu, không đồng ý là gắt um lên. Câu trước câu sau đã lao vàocắn chị túi bụi” – Linh cho biết.

Cu Mít sợ mẹ. Mỗi lần Linh ở nhàchơi với con thì ổn thỏa. Nhưng hôm nào, cô đi vắng, Mít ở cùng bố hay bác giúpviệc thì thể nào cũng xảy ra chuyện.

Tậptính kiên nhẫn cho con

Bảntính của các bé là hiếu động, chưa thể bình tĩnh như người lớn. Tuy nhiên cũngtùy vào tính cách từng bé, có bé nóng nảy trong khi những bé khác thì ôn hòa.Theo các nhà tâm lý, tính nóng nảy của bé có thể bị ảnh hưởng bởi kiểu thần kinhít cân bằng. Bé thường có phản ứng mạnh, thái quá trước những tác động bên ngoài.Bé cũng có sự hào hứng cao độ khi tiếp xúc với những điều mới mẻ. Thông thường,khi lớn hơn bé sẽ học được cách kiềm chế và kiên trì hoàn thành một phần việcnào đó.

Trướckhi bé vẽ tranh hay xếp hình, cha mẹ có thể nhắc: “Con nên làm từ từ. Bao giờvẽ xong thì gọi mẹ nhé”. Nếu bé bỏ dở giữa chừng, thử tìm nguyên nhân vàcùng bé khắc phục.

Nhữngbé khó khăn khi tự mặc quần áo, tự đi giày hoặc đánh răng cũng rất mất kiên nhẫn.Phụ huynh cần để mắt tới con. Khi bé tức tối, có thể nhẹ nhàng trợ giúp: “Conphải làm thế này mới được”. Hướng dẫn bé từ từ để bé biết cách làm thế nàocho đúng. Khi biết làm và làm đúng rồi, bé sẽ bớt chán nản và ít muốn bỏ cuộcgiữa chừng.

Tròchơi chờ đến lượt vừa giúp bé biết chia sẻ, vừa dạy cho con tính kiên nhẫn. Mẹvà bé cùng hoàn thành một bức vẽ. Mẹ vẽ bông hoa thì bé phải bình tĩnh chờ đếnlượt vẽ lá. Mẹ tô màu thân cây thì bắt buộc bé phải chờ đến lượt để tô màu ôngmặt trời. Có thể áp dụng cách này khi bé chơi cùng anh chị, bạn bè của bé hayngười thân trong nhà.

Ngoài ra, phụ huynh có thể sắmmột chiếc đồng hồ cát và cùng con chơi hẹn giờ. Chẳng hạn, bé sẽ tô màu một convoi cho đến khi mẹ dốc đồng hồ cát đúng 10 lần. Bé lớn hơn thì hẹn bé trong 5-10phút, lần sau tăng thêm một vài phút nữa.

Khi con nôn nóng

Cần cho bé vui chơi theo lịchđể bé hiểu đến đúng giờ đó là được vui chơi, nôn nóng không giúp ích gì. Vídụ, mỗi sáng chủ nhật (nếu thời tiết tốt) bé sẽ được đi công viên, siêu thịhay về ông bà ngoại… Cũng nên hỏi xem bé thích làm gì vào sáng chủ nhật đểkịp thời thay đổi lịch.

Cha mẹ cần tránh la hét, đánh đòncon vì làm như vậy càng kích thích cơn nóng nảy của bé hơn. Nếu bé có hành vi“bạo lực” hoặc làm hỏng đồ đạc, cần nghiêm khắc đưa hình phạt cho bé. Yêu cầu béngồi vào “góc hư” trong ít phút cũng dạy bé biết kiên nhẫn. Sau đó, có thể cùngcon dạo chơi bên ngoài. Không khí ngoài trời và rời xa những yếu tố làm bé bựcmình (như tranh đồ chơi với chị gái) giúp bé sớm bình tĩnh. Khi đó, cha mẹ cóthể phân tích để bé hiểu việc nào là đúng, việc nào là sai.

Cuối cùng, nếu bé quá nôn nóng,cha mẹ nên đưa con đi khám để chắc rằng, bé không mắc chứng tăng động, giảm chúý.

 Theo Ngọc Bình
Mevabe.net