>>
Cuối năm 2009, hơn 300 hộ dânchung cư Conic Garden (khu dân cư Conic) ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh -TPHCM khóc ròng vì hệ thống điện, điện thoại, internet do Điện lực Bình Chánhcung cấp thường xuyên trục trặc, cúp không báo trước.
Tiền thu đủ, điện phát...thiếu
Chị T.T.M.L, cư dân ở đây, bức xúc: Phần lớn gia đình ở đây là gia đình trẻ, nhànào cũng có trẻ nhỏ nhưng “ông” điện cứ nhằm từ 22 giờ đến 24 giờ mà cúp điện,rốt cuộc nhà nào cũng phải “thủ” sẵn quạt có bình sạc điện. Mạng internet thìchập chờn, chậm như rùa.
Anh P.H.T, cũng ở chung cư này,tự ví mình là “thượng đế bị ngược đãi” và bị móc túi trắng trợn. Anh kể: “Cách đây vài tháng, tôi cho bạn mượn modem nên không thể xài internet. Thếnhưng, Điện lực Bình Chánh vẫn gửi hóa đơn thanh toán cước internet trong tháng4 là 800.000 đồng! Nghi ngờ có sự nhầm lẫn, tôi cùng nhân viên viễn thông xemlưu lượng sử dụng trên hệ thống internet của điện lực thì thấy mục lưu lượngrỗng, vậy mà nhân viên điện lực nhất định buộc tôi phải đóng 800.000 đồng tiềncước. Vô lý không chịu nổi”.
![]() |
Một số hộ dân khác ở đây cũng gặptình huống dở khóc dở cười vì cước internet tháng sau y như tháng trước, mặc dùcó tháng truy cập internet liên tục, có tháng chỉ xài 15 ngày vì bận đi công táchoặc về quê...
Một số người không hài lòng về chất lượng internet, cách tính cước nên yêu cầucắt dịch vụ nhưng nhân viên điện lực phụ trách khu vực chỉ hứa rồi để đó, mạngvẫn chạy và mỗi tháng người dân vẫn phải đóng tiền... oan.
Nổi nóng vì “đường dây nóng”
Anh N.V.K, chủ một doanh nghiệp ở Đồng Nai, vẫn chưa hết ấm ức khi kể về “hànhtrình” thông báo sửa chữa điện của mình. Do đồng hồ điện không hoạt động, anh K.liên lạc với Chi nhánh Điện lực Thống Nhất (Đồng Nai) để báo sửa chữa. Anh K.gọi vào những số điện thoại ghi trên hóa đơn tiền điện nhưng số nào cũng báo máybận.
Thử gọi lại nhiều lần không được, anh K. gọi đến Điện lực Đồng Nai thì đượchướng dẫn gọi số (061)2216... của Điện lực Thống Nhất để sửa chữa. Cứ 30 phútgọi một lần nhưng anh K. chỉ nghe đầu dây bên kia báo máy bận rồi chuông reoliên hồi nhưng không có người nhấc máy hoặc chỉ nghe: “thuê bao quý khách vừagọi không nhấc máy, vui lòng gọi lại sau”.
Trầy trật mãi, đến chiều cũng có người nhấc máy, hướng dẫn anh gọi vào một sốkhác để báo sửa chữa vì số điện thoại đang gọi là số của phòng thu ngân!
Anh K. ngao ngán: “Chỉ mỗi việc báo sửa chữa điện mà mất gần cả ngày trời đểgọi điện thoại hết chỗ này đến chỗ khác, vừa tốn tiền vừa ôm bực tức vào người.Không hiểu sao họ không in thẳng số điện thoại báo sửa chữa điện lên hóa đơntiền điện hoặc bố trí thêm đầu số, nhân viên trực điện thoại để tiếp nhận thôngtin kịp thời cho dân đỡ khổ”.
Tại TPHCM, không ít lần sự chậm trễ của ngành điện đã gây ra hậu quả nặng nề. Cụthể là trường hợp của em Cồ Quốc Huy bị điện giật tại cột đèn chiếu sáng côngcộng ở ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu (quận 5) và em Trần Trung Huy bị điệngiật ở quận 6.
Từ khi người dân báo cho đến khi ngành điện xử lý vụ việc thì hai em đã chết.Ông Đ.V.D, một cán bộ về hưu, bực dọc: Điện lực cúp điện vô tội vạ, muốn “hành”dân kiểu nào thì hành mà không thấy bị xử phạt hay chế tài gì. Không ở đâu cókiểu mua bán lạ đời như vậy.
Đầu tư cho... ngành điện hưởng
Ông N.T.D, chủ một dự án kinh doanh địa ốc ở khu vực Nam Sài Gòn, bức xúc: Để cómột dự án hoàn chỉnh, các nhà đầu tư phải bỏ tiền đầu tư hệ thống điện, từ đườngdây đến trạm biến thế vào các dự án. Chi phí đầu tư không nhỏ, bình quân mỗi dựán khu dân cư, nhà đầu tư phải trả 1 tỉ đồng/ha.
Mặc dù số tiền đầu tư lớn như vậy nhưng muốn có điện, chủ đầu tư buộc phải bàngiao toàn bộ hạ tầng kỹ thuật cho ngành điện. Ngành điện chỉ việc đem đồng hồđến lắp và khai thác trên hạ tầng đã được “dọn” sẵn. Chủ đầu tư phảichấp nhận làm biên bản bàn giao cơ sở hạ tầng cho ngành điện toàn quyền sử dụng,biên bản bàn giao do ngành điện làm sẵn.
Theo ông D., với kiểu làm này, tài sản của các chủ đầu tư dự án phải bỏ ra làmhạ tầng kỹ thuật bỗng chốc trở thành tài sản của ngành điện. Cụ thể, với khoảng3.000 ha đất dự án mới ở khu vực Nam Sài Gòn, các doanh nghiệp phải bỏ ra 3.000tỉ đồng đã bị ngành điện chiếm không.
Lẽ ra, số tiền này thực tế là tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc,ngành điện phải trả lại tiền này cho các doanh nghiệp địa ốc vì họ đã ứng trướcđể làm hạ tầng cho ngành điện khai thác.
