Những ngày mưa lạnh mẹ lạimang khoai ra nấu. Buổi mai, mới sớm tinh sương mẹ đã dậy, lạch cạch lấy đồtrong chum trong hũ. Những khoai, nếp, những đỗ, lạc, rồi ngâm, nấu và xéo.
Con bụng đói cồn cào lao vào bếp, nhìn món khoai vừa chíntới, nép vào áo mẹ, chiếc áo sờn vai cũng đang tỏa mùi thơm. Làn khói mỏngmanh vương trên vầng trán mẹ, rịn lại thành giọt.
|
Con vẫn nhìn theo tay mẹ và chiếc đũa cả liến thoắngtrước mặt, thèm quá nhưng chỉ biết ngồi đếm thầm một, hai, ba, bốn,năm... Khi đôi đũa dừng lại, mẹ lần lượt lấy chiếc đũa cả vuốt miếngkhoai còn dính trên chiếc còn lại. Và rồi con lại nghe âm thanh cái đũaấy va vào nồi cách một tiếng, con biết mình sắp được ăn khoai xéo!
Củ khoai khi xưa nhỏ lắm, con lục mãi tận đáy nồi may ra mớiđược một củ bột, còn lại mớ khoai tím mềm nhũn và nhạo nhoẹt, ăn nhanh chánmiệng. Mãi sau này người ta tạo ra giống khoai lõi vàng, cứng nắc luộc rathì bột xóe. Dân quê mình gọi là khoai ổ. Đám con nít ăn vội ăn vàng để tớitrường lắm lần bị nghẹn. Người ta bảo ăn khoai ấy phải từ từ, ăn ghém với càhoặc dưa nuốt mới trôi.
Ngày trước dân quê mình nghèo lắm, gạo thì ít mà khoai thìnhiều. Khoai lăn lóc đầy nhà, khoai đầy bồ đầy cót, khoai ở góc nhà, gầmgiường. Nhà nào nhà nấy toàn khoai là khoai. “Củ to thì luộc cho người. Củnhỏ, củ hà thì cho gà lợn”. Vậy mà vẫn không sao hết được. Khoai ăn khôngkịp, để dưới nền nhà đất, gặp ẩm thấp khoai thi nhau mọc mống xanh rờn.
Thế là bao nhiêu món khoai được mẹ làm ra để ăn chống đói.Nào là khoai luộc, khoai lát độn cơm, cháo khoai, chè khoai, bánh tu hú, rồikhoai xéo...
Tháng năm, tháng sáu trời nắng như chảo rang. Đêm nào ngóthấy trời trong lại nhiều sao, mẹ gánh khoai đi rửa rồi cắt lát mỏng. Mỗilát như thế lại cắt thành ba, thành tư gọi là cắt nham. Mẹ bảo, dùng hộc sẽcắt được nhiều khoai hơn lại đỡ mỏi tay. Sáng mai con giúp mẹ đem khoai rasân, lên hiên nhà phơi. Gặp trời nắng to khoai chỉ cần phơi hai ba nắng làcó thể cất vào chum được rồi. Khoai được nắng trắng phốc, khô rom dậy mùithơm. Mẹ đậy lên miệng chum ôm rơm hay lá chuối khô để giữ mùi.
Con mỗi lần đi học về, hay mỗi lần “đi trâu”, cũng phải chuncho được bàn tay vào cái chum ấy lấy trộm khoai. Dắt trâu ra đồng mới lấykhoai lát ra cắn lách cách, nghe bùi bùi, ngòn ngọt. Con không hề biết mỗilần “ăn vụng” như thế, lại vô tình làm cho khoai vơi bớt mùi hương.
Con còn nhớ như in cái thời đói, cả làng mình toàn ăn cơm độnkhoai. Tụi con được người lớn nhường cho phần cơm trắng. Nhưng khoai lát ấynấu với ít nếp cho nhừ rồi xéo lên, ăn dặm vào lưng buổi trưa hoặc chiều thìai cũng thấy ngon lành.
Bởi cái bụng lúc ấy đang đói, việc đồng áng đã thấm mệt. Đồngquê bát ngát, gió đồng hây hây, ăn miếng khoai xéo nguội lúc này đã kết dínhvào nhau, nghe ngòn ngọt, bùi bùi, phảng phất mùi lá chuối khô, con lại cứmuốn ăn nữa, ăn hoài.
Đời sống bây giờ đã khấm khá hơn xưa, mẹ vẫn còn nấu khoaixéo. Khoai, đậu, lạc, nếp ngâm xong mẹ lại bỏ vào nồi, đổ xâm xấp nước đunxôi; liu riu lửa cho tất cả thật mềm rồi mẹ rắc đường vào và xéo. Mẹ làm mọithứ nhanh nhẹn và thành thục như việc cấy, việc cày. Mấy anh em ngồi quanhtrông mẹ xéo khoai phập phồng cái mũi, đôi mắt lấp lánh một niềm vui bé nhỏ.Khoai xéo xong tụi nhỏ vừa tranh nhau phần nhiều, vừa hít hà hương thơm củathức quà quê bình dị. Con thấy tuổi thơ mình ngọt bùi và giàu có quá!
Con lớn khôn vị khoai xéo ngọt lành, thơm thảo của đất đồngquê hương vẫn theo bước chân con trên mỗi dặm đường. Vạt áo mẹ thơm mùikhoai ấm nồng lại làm con thổn thức nhớ thương.
Theo Dân trí