Mười mấy năm, ông Nam vẫn đivề trong xã. Mười mấy năm, bà Vân thấy mình có lỗi. Nhưng khi đối mặt với vợ ôngNam, bà Vân mới hiểu vì sao bấy lâu mẹ con bà vẫn sống yên ổn.
Căn phòng ngột ngạt quá, bà Ngọc muốn chì chiết ông thật nhiều, nhiều từ, nhiềucâu mà một bà giáo dạy văn như bà thừa nói để ông phải đau đớn. Bà cố nén, cốnén để sắp xếp lại câu chuyện, bà không ảo tưởng rằng mọi thứ phải thật tròntrịa. Bà cũng hiểu sống ở trên đời này phải có việc nọ việc kia, lúc này lúckhác, nhưng như thế thì thật đến chết mất thôi.
Vân lầm lũi với gánh rau, về lúc trời thâm lại trong gió rét, gió quấn quýt lấychân người đàn bà bất hạnh, cái dáng chệnh choạng cứ đi sâu vào con đường hunhút.
Dúi vội mấy cành mận khô vào trong bếp, ngọn lửa cháy lách tách, ngồi bó gối chờđợi, thỉnh thoảng cô đưa vào mấy lõi ngô...
Một người đàn ông lao vào: "Cô Vân, trại nhắn cô lên đón thằng Hòa về kìa. Họbảo nó ốm nặng không qua khỏi".
Dồn chút sức lực ít ỏi còn lại trong người, Vân lảo đảo đứng lên và nghĩ: "Sắp kết thúc rồi, sắp xong rồi đây".
Người ta nhắn với cô là ốm nặng không qua khỏi để cô còn đủ bình tĩnh lên đượcđến nơi nhận xác chồng về.
|
Bảy mươi cây số đường rừng làquãng thời gian cô lặng đi trong nỗi đau. Gió tê buốt trên đầu, trên thùng xecông nông trống hoác, trên thân xác một người nghiện mà ra đi là sự giải thoát,trên người phụ nữ tận cùng của đau khổ, ngồi dúm dó.
Nam nhìn chằm chằm vào người phụ nữ ngồi bó gối bên xác chồng ở mảnh sân nhỏ,người ta kiêng không đưa vào nhà vào những ngày cuối năm, người ta cũng sẽ sớmđưa ra đồng.
Ai đi qua cũng thương cảm, khôngcầm lòng được, người ta bảo: "Thôi thì, cũng là lẽ phải đi, người chết cũngxong phận, cũng nhẹ gánh cho vợ con. Chị đừng quá lo buồn mà mang bệnh".
Được tăng cường vào xã với vai trò là trưởng đồn, mọi việc sẽ không đến tay,nhưng Nam cứ lặng lẽ làm, lặng lẽ thương người phụ nữ quá bé nhỏ. Hình ảnh đơnđộc của người đó nhiều lúc vô hồn tới mức Nam sợ tận cùng của nỗi đau, người phụnữ sẽ làm điều dại dột. Không dằn lòng được, Nam tới gần chỗ chị và nhỏ nhẹ:
Cô đừng đau khổ quá, mọi người sẽ giúp cô làm đám tang.
Vân ngẩng lên, khuôn mặt trắng xanh.
Vâng, xin cảm ơn.
Ánh mắt trìu mến của người đối diện khiến Vân không còn hoảng hốt nữa.
Gió vẫn thổi vi vút. Đến cành cây, ngọn cỏ còn muốn sống huống chi con người ta.Ai cũng cần chút hy vọng trong cuộc đời, nhưng chị không biết mình còn hy vọnggì nữa.
Mùa hè trên triền núi này vẫn thoang thoảng mát, ngôi trường nhỏ bé len lỏi dướinhững tán cây, e ấp trên sườn đồi, chẳng phải vậy mà mọi người vẫn bảo tại cảnhtrường đẹp nên bọn học sinh mới sinh tình sớm.
|
Mười lăm phút đầu giờ là khoảngthời gian qúy báu với Lam và Trung. Cả hai được giao nhiệm vụ duy trì trật tựcủa hai lớp nên chẳng dám nói chuyện nhiều. Trung đưa cho Lam quyển sách tiếngAnh và bảo: "Cho mượn mấy hôm này", cô bé cười, nụ cười rạng rỡ.
Lúc đi học về cả hội đùn đẩy, rồi gán ghép, vang cả một góc đường...
Đức nheo mắt cười:
Tôi phục thằng Trung đấy, leo lên núi lấy hoa ban cho bà mà không sợ bọn chó tẹonào, pha đấy mới là anh hùng. Chỉ tiếc là đem về tới nơi mới biết Lam đã chuyểntừ bài Tình thơ sang Graduation rồi.
Cô bạn Hạ đeo kính trắng liếc sang Lam.
Tiếc là tiếc thế nào. Tình thơ thì hát: "Nhành hoa thắm chưa kịp trao tay mộtlần". Còn đây ông không biết là cái Lam đem về phơi khô, rồi ép, rồi cắt. Hoađấy giờ không còn tên là hoa ban nữa đâu, hoa bất tử rồi.
Trung bênh Lam:
Mấy tên này cả ngày chỉ tìm cách trêu chọc người khác, ừ đấy, người ta thếthì sao?
Cả hội lại càng trêu:
Người ta là những ai, thế thì sao nghĩa là sao?
Trung lại gần:
Mai ngày hội của người dân tộc, cả hội đạp xe vào nhà Lam nhé!
Nhưng mai Lam phải bán hàng giúp mẹ, ngày lễ đông khách lắm, không đi xem hộiđược.
Cả nhóm mình vào bán giúp Lam nữa, xong hàng sớm mình sẽ cùng đi chơi.
Okie.
Ngày Tết của người dân tộc, cả khu chợ thật ồn ào, náo nhiệt, váy xòe cánh bướmrực rỡ, những cô gái dân tộc đeo những đôi hoa tai bằng bạc to tròn, trắng sáng.Lam và bạn đứng bán hàng cho mẹ, Trung còn tinh nghịch đội cái rổ đỏ trên đầu,tay níu tay kéo.
Anh Mông ơi mua đồ cho em đi, nhà em bán rẻ nhất chợ này đấy.
Lam cười:
Eo ơi, ai mà dẻo miệng thế?
Trung nheo mắt:
Trung tập dần cho quen được không? Sau này mẹ Lam có phỏng vấn tuyển rể, mìnhsẽ đọc bài chào hàng này để lấy điểm.
Trung lắm trò thật.
Hội bạn nhao nhao.
Tập trung vào chuyên môn đi hai tên kia, hội chợ tình của người Mông chứkhông phải của hai bạn đâu nhá.
Bà Vân nhìn bọn trẻ mà vui trong lòng, con gái bà đã ra dáng thiếu nữ lắm rồi,cao lớn và khuôn mặt đầy đặn, đó là những gì qúy báu bà có được trong cuộc đờinày. Bà luôn thầm ước con gái đừng bao giờ vấp phải quãng đường bà từng đi qua,chưa từng hạnh phúc trọn vẹn một ngày.
Bà ùa ra cùng lũ trẻ cho vơi bớt tâm sự. Bà quý lũ trẻ như con, chúng là đám bạnngoài phố huyện của con gái. Khi Lam lên cấp ba, bà cho con ra ngoài phố huyệnhọc. Con gái cứ cuối tuần lại về líu lo kể chuyện các bạn, đặc biệt là cậu béTrung cùng đội thi học sinh giỏi tiếng Anh. Bà thấy con có vẻ quý cậu bé tênTrung ấy.
Bà yên tâm hơn khi con gái biết tự giác học, không đua đòi, biết tiết kiệm chomẹ từng đồng. Bà vẫn bảo: "Con nhà nghèo như rau tập tàng, khôn lớn trướctuổi".
Ngày tháng qua đi, mới đó đã mười mấy năm, đủ dài để giữ cho nhau những bímật... Đêm vọng vào thung lũng hoang vắng, vào nương ngô trải dài u uất, tâm hồnngười thêm quạnh quẽ cô đơn.
Tiếng đập cửa lúc đầu còn nhẹ sau to dần:
Em Vân ơi, em Vân ơi.
Vân hoảng hốt. Cô ngồi thu lu vào góc giường, hỏi vọng ra:
Ai đấy?
Anh đây.
Anh nào?
Anh mà, em cứ mở cửa đi. Anh Vừa đây. Cho anh vào mình tâm sự tí.
À thì ra lão Và khướt, đầu hai thứ tóc, lất ngất say suốt ngày. Giờ này ông tatới đây làm gì, tâm sự cái gì cơ chứ. Vân nhíu mày, cô nói với lão:
Có chuyện gì để mai anh nhé, em ngủ rồi.
Ngủ rồi á, ngủ rồi cho anh vào... ngủ với.
Thạt là vô liêm sỉ, Vân cắn môi. Trên đời sao lại có loại đàn ông thế nhỉ?
Anh say rồi, về đi.
Say đâu mà say, chồng chết lâu rồi, em cứ khó tính, đàn bà góa mà thế à? Đằngnào chả thế.
Tiếng giật cửa mỗi lúc càng dồn dập, Vân cuống lên, chết rồi cái chốt gỗ đơngiản này liệu có chịu nổi không. Bỗng Vân nghe một tiếng "hự", rồi tiếng lão Vừarên rỉ.
Giọng một người đàn ông:
Tao là chồng mới của cô ấy đấy, được chưa. Mày mà còn tới đây một lần nữa làtao bẻ gãy cổ đấy, đi ngay.
Lão già bẹp dúm:
Vâng, em không dám nữa, em về đây.
Vân ngồi thụp xuống, tâm trạng lẫn lộn, cô biết giọng nói của người đàn ông đó.Tiếng bước chân dần xa. Vân nhìn qua khe cửa, tay níu chặt the. Cô chỉ muốn giậttung nó ra, lao vào người đàn ông đó khóc cho thỏa lòng...
Vân xốc lại cái túi bố đựng hành trang ít tỏi, đôi chân cứ líu ríu không muốnđi, điều chưa từng thế trong mấy năm làm vợ người nơi này. Lúc muốn đi khỏi đâycũng là lúc đau khổ, lúc muốn ở lại càng đau khổ hơn.
Nam phanh xe trước mặt Vân đột ngột.
Em đi đâu bây giờ?
Vân ngước lên:
Em cũng không biết
Cô khóc, giọng nghẹn ngào
Anh giữ em lại nhé! Anh không biết anh lại đem thêm những gì cho em nữa, anhcòn gia đình. Nhưng...
Đời em chưa một ngày bình yên cho tới khi gặp anh.
Vân không dám đòi hỏi nhiều, cô cảm thấy ông trời đã xót thương đến mình, đã chocô những tháng ngày an toàn.
Khi Nam được điều trở lại huyện, Vân cho rằng âu cũng phải. Vân không dám giữchân Nam, không muốn anh phải khó xử. Chỗ của Nam là ở phố huyện, bên cạnh vợ làcô giáo dạy văn xinh đẹp và hai cậu con trai tuấn tú, một gia đình trọn vẹntrong mắt mọi người, còn cô mãi chỉ là người đàn bà thậm thụt.
Đã bao lâu nay họ qua lại với nhau. Vân cảm thấy lòng mình ấm áp, những lúc nàolòng cô cũng canh cánh một nỗi lo sợ mơ hồ. Lý trí bảo cô không được phá hoạigia đình yên ấm của Nam, nhưng lòng cô run lên mỗi khi Nam đến.
Thời gian thấm thoắt trôi, ông Nam vẫn vào trong xã mỗi lần đi công tác. Thếnhưng, lần nào Vân cũng nói:
Thôi mình già rồi, em cũng có tội nhiều với chị ấy, thế này em cũng thỏa lòngrồi. Anh đừng vào đây nữa. Thật lòng, em không muốn mình thành gánh nặng cho anhthêm nữa.
Giọng ông Nam từ từ:
Mấy tháng nay hai mẹ con sống thế nào?
Bà Vân mỉm cười:
Lần nào vào anh cũng hỏi thế, mẹ con em ổn, buôn bán tốt, con cái tự giáchọc, tự giác làm, chẳng phải lo gì cả. Anh cứ yên tâm.
Bà Vân nói thế ông an tâm, nhưng khi ông đội cái mũ bảo hiểm lên đầu, bà chỉmuốn quỳ thụp xuống ôm lấy chân ông và cầu xin: "Anh đừng về! Hãy ở lại vớimẹ con em".
Nhưng bà lại nói:
Thôi anh về đi, về sớm không trời tối. Sau này có việc gì cần thiết anh hãyvào, nhỡ ra...
Ừ.
Mùa mậm lại tím sẫm sườn đèo, thoảng lại xen kẽ mảnh nương ngô vuông bắn, xanhngắt. Lam và các bạn ngồi trên mỏm đá nhỏ, trên đầu là những cành mậm nặng trĩu,bát muối trắng trộn với ớt bột Lam pha làm các bạn xuýt xoa.
Lâu lâu được vào nhà Lam như thế này thích thật đấy, mậm thì ăn tại cây, ngônướng tại bãi.
Hay cuối tuần mình đem sách vở vào đây học nhóm đi, ngồi ở đây này.
Cả hội cười giòn giã.
Nhất trí
Trung với tay hái chùm mận đưa cho Lam:
Tuần tới ghé nhà mình chơi nhé, mình có bảo là sẽ dẫn bạn về nhà chơi.
Hạ, bạn thân của Lam, huých:
Úi trời đã muốn ra mắt rồi cơ đấy, coi bộ Trung nhà ta cũng già đời thế, tínhchuyện nghiêm túc rồi ạ.
Ra mắt cái gì, bà chỉ nói linh tinh, chẳng qua là trong nhóm mình mỗi tôi làchưa tới nhà Trung bao giờ, tôi tới lấy ít tài liệu học thôi, có gì đâu nào?
Trung xua tay:
Thôi thôi đừng cãi nhau nữa, thực ra là mẹ Trung bảo đãi đội tuyển một bữagọi là cổ vũ tinh thần. Hơn nữa, mẹ mình có bạn là giáo viên giỏi cấp tỉnh nênnhờ đến để luyện thi cho chúng ta. Vì Lam chưa tới bao giờ nên Trung nói với Lamtrước thôi. Tất cả mọi người cùng đến nhé!
Ờ, vậy còn được. Phạt Trung tội gây hiểu lầm, ra bẻ cho cả hội chùm mận kiađi.
Cả lũ lại ríu rít nói cười. Lòng Lam ấm áp lạ. Cô cứ mân mê mãi chùm mận Trungvừa đưa. Lam nghĩ đến cuối tuần tới sẽ đến nhà Trung. Lòng cô vừa hồi hộp, vừavui mừng chẳng biết bố mẹ Trung là người như thế nào.
Lam nhìn qua khe cổng, sững sờ, cô leo lên xe đạp, cuống quýt, nước mắt giàngiụa, mái tóc cứ nhòe nhoẹt trên gương mặt chưa hết thảng thốt, để mặc Trung ngơngác nhìn theo, chẳng biết chuyện gì đã xảy ra.
Cô biết người đàn ông mà Trung gọi là bố. Cô từng nhìn thấy ông ôm mẹ mình, hàngxóm bóng gió với các từ "lòng thòng", "cặp bồ", nhưng Lam mặc kệ. Cô chỉ muốn mẹcười nhiều hơn khi gặp đàn ông đó. Cả đời mẹ đã nặng trĩu ưu phiền rồi. Cô khôngquan tâm đến những lời ác ý xung quanh.
Nhưng lẽ ra người đó đừng là bố Trung, đừng bao giờ là như thế chứ!
Ông Nam nói:
Để tôi nói thật với bà.
Bà Ngọc vùng lên:
Thôi, ông đừng nói gì nữa, tôi biết hết, tôi biết lâu rồi, tôi chịu đựng lâurồi. Chú Thành làm trong xã thay ông để mắt tới mẹ con cô ta, tôi cũng biết. Đờitôi chỉ không chịu đựng được hai điều, đó là từ miệng ông thú nhận với tôi từngtừ một và điều thứ hai là con trai tôi lại đang quan tâm tới con gái của cô ta,ông có biết không?
Nếu chú Thành không nói tôi biết là chiều thứ Bảy nào thằng Trung cũng đèo conbé ấy về thì thật tôi không biết mình bị ông lừa đến bao giờ.
Tôi xin lỗi, tôi không ngờ sự thể lại ra thế này.
Ông Nam đau đớn gục xuống.
Bà Ngọc từ tốn đi dọc bức tường, nơi treo những bằng khen của Lam, chăm chú xemtừng tấm một:
Con bé tên Thiên Lam à? Tôi từng ước mình sẽ sinh một đứa con gái cũng từngnói với ông ấy là nếu sinh con gái sẽ đặt tên là Thiên Lam, cái tên nhẹ nhàngnhư khoảng trời xanh vậy. Thế mới biết ông ấy yêu quý mẹ con cô thế nào.
Bà Vân cắn môi, cúi gằm mặt. Bà chưa bao giờ hình dung sẽ có buổi gặp mặt hômnay. Bà Ngọc tiếp tục lên tiếng, giọng lạnh lùng:
Tôi có được hân hạnh mời ngồi xuống uống chén nước nhạt không?
Em nào dám. Em xin lỗi chị.
Bà Ngọc cười nhẹ:
Tôi làm cô sợ à? Nếu muốn làm ầm ĩ tôi đã làm to chuyện từ bao nhiêu năm nayrồi, không phải đợi đến bây giờ. Nếu không có chuyện bọn trẻ, tôi đã tự che mắtmình cho tới cuối đời.
Anh ấy chỉ thương hại em mẹ con em thôi, tại số em nó khổ úa, tại em hết. Anh ấykhông có lỗi gì đâu. Em xin chị. Xin chị đừng trách mắng anh ấy. Tất cả là doem.
Bà Ngọc đưa mắt nhìn vô hồn ra ngoài sân. Anh ấy sẽ mãi chẳng có lỗi nếu thằngTrung nhà tôi không nằng nặc đòi đăng ký thi cùng trường đại học với con béThiên Lam nhà cô.
Bà Vân co người lại. Bây giờ bà mới hiểu mọi chuyện. Cậu bé Trung là con của ôngNam.
Ôi, ôi thế sao. Trời ơi... Làm sao lại thế được. Em, em thật không biết Trunglà...
Bà Ngọc mệt nhọc đứng lên.
Đưa con bé đi đâu xa đi, về quê cô chẳng hạn. Người lớn sai lầm thì hãy tựdằn vặt nhau, bọn trẻ không có lỗi, tội là ở chúng ta. Tôi đến, không phải đểmắng nhiếc nhau, mà chỉ muốn nói bấy nhiêu. Khi nào bọn trẻ tự cân bằng về tâmlý, hãy nói cho chúng biết, đừng nói bây giờ, chúng sẽ xao động, không địnhhướng được. Chúng còn tương lai sau này nữa. Cô hãy liệu mà tính đi nhé!
Vâng, em xin nghe lời chị dạy. Cảm ơn chị đã tha cho.
Cô đừng nói thế, tôi chẳng có tư cách gì dạy cô cả, đến việc giữ chồng tôicòn không làm được, nào có dám dạy dỗ gì ai. Đã từ lâu tôi biết ông ấy xẻ đôingười rồi. Thế nhưng, tôi đã mắt nhắm mắt mở, mặc ông ấy muốn làm gì thì làm,chỉ mong người đàn ông của mình còn biết suy nghĩ. Thôi thì cái phận đàn bà, đềulàm mẹ, có câu: "phúc đức tại mẫu", tôi và cô cố mà hiểu vậy.
Chiếc xe khách lúc thì vặn mình qua những khúc cua, lúc lại chồm lên bởi đoạnđường nham nhở, bà Vân đưa khăn chấm giọt nước mắt. Quay sang nhìn con gái, bàthấy nó thần người ra. Đôi mắt Lam nhìn xa xăm bên ngoài khung cửa kính. Bà Vânbiết con cũng kìm nén thật nhiều mà không dám nói với mẹ. Bà cũng tự hứa vớilòng, sẽ sớm nói cho con biết, để nó không day dứt, để nó cũng dằn lòng như mẹmà bước qua. Bà biết con gái sẽ mạnh mẽ hơn bà ngày xưa... Rồi tất cả sẽ qua.
Theo Tiếp thị & Gia đình